Tàu Tuần duyên Trung Quốc dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan HD-981. Ảnh chụp ngày 14/05/2014-REUTERS/Nguyen Minh
Từ thế thượng phong sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào cắm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, từ một tuần lễ nay, Việt Nam đang phải thụ động ứng phó với cả một chiến dịch nói xấu từ phía Bắc Kinh, thổi phồng tình trạng bạo lực tại Việt Nam, xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu chiến mà Trung Quốc đã lộ rõ.
Lợi dụng sự kiện một số thành phần bất hảo tại Việt Nam mượn danh nghĩa biểu tình chống Trung Quốc xâm lược để đập phá không chỉ cơ sở của người Trung Quốc, mà cả của các nơi khác như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…, Bắc Kinh đã thổi phồng tình trạng bạo lực tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của công luận thế giới, xóa nhòa đi hình ảnh hung hăng hiếu chiến mà Trung Quốc đã lộ rõ khi đưa một hạm đội hùng hậu, hộ tống giàn khoan tiến vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy là sách lược Trung Quốc đang tiến hành đã có một số hiệu quả là nội dung những bài viết của báo giới quốc tế trong thời gian gần đây, liên quan đến vụ giàn khoan HD-981.Trong khoảng một tuần lễ đầu, sau khi Việt Nam công khai lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc dùng sức mạnh cắm giàn khoan trong vùng biển mà họ tranh chấp với Việt Nam, dư luận quốc tế đã rất thông cảm với Việt Nam, và thường xuyên dùng đến các từ ngữ như « khiêu khích », « phi pháp », thậm chí « ức hiếp nước nhỏ » để chỉ hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau những vụ đập phá cơ sở bị cho là của người Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương, nối tiếp theo là vụ đập phá, hành hung, gây thương vong cho nhân viên nhà máy thép Đài Loan ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), báo chí quốc tế như lại tập trung khai thác đề tài này, với lượng bài viết về diễn biến tại khu vực giàn khoan ngoài Biển Đông ít hẳn đi, và khi nói về phong trào biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, các nhà báo hầu như luôn nhắc đến những vụ bạo động.
Mô tả Việt Nam thành một đất nước có môi trường kinh doanh không an toàn
Phải nói là phía Bắc Kinh đã biết lợi dụng thực tế không hay bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam – những sự cố mà một số nguồn tin cho là không phải là do người biểu tình chống Trung Quốc gây nên – để mô tả Việt Nam như là một đất nước thiếu thân thiện với người ngoại quốc nói chung, chứ không riêng gì đối với Trung Quốc.
Nguy hiểm hơn là Bắc Kinh còn nhấn mạnh đến tính chất môi trường kinh doanh thiếu an toàn tại Việt Nam, đúng vào lúc mà Hà Nội đang nỗ lực thu hút đầu tư ngoại quốc vốn càng lúc càng có ý muốn rời bỏ Trung Quốc.
Sách lược bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam được tiến hành cả trên bình diện ngoại giao lẫn báo chí, với các lập luận chính thức cho rằng chính quyền Việt Nam đã « đồng lõa » với những thành phần đi biểu tình đập phá cơ sở của Trung Quốc và một vài nước châu Á khác.
Báo chí tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thì liên tục đưa tin về các thiệt hại về vật chất mà nhiều công ty ngoại quốc phải gánh chịu, bên cạnh những lời chứng của những người phải chạy về nước hay qua Cam Bốt để lánh nạn…
Là thủ phạm gây hấn, Trung Quốc muốn cho thấy mình là nạn nhân !
Theo giới quan sát, mục tiêu của Bắc Kinh tìm cách xóa mờ hình ảnh một Trung Quốc hiếu chiến trong vụ giàn khoan HD-981, để nêu bật hình ảnh người Việt Nam hung hăng. Là thủ phạm trong vụ gây căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung lần nay, Trung Quốc đã cố gắng mô tả mình như là một nạn nhân.
Một trong những yếu tố nêu bật dụng ý đánh lạc hướng dư luận là quyết định đưa tàu đến Việt Nam để di tản kiều dân – y như là giữa hai nước đang xẩy ra chiến tranh và Việt Nam là một đất nước thiếu an ninh.
Theo ông David Koh, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, động thái của Trung Quốc gửi tàu đến di tản công nhân của họ "có lẽ là một phản ứng thái quá". Được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn chuyên gia này phân tích thêm : « Đây có phải là một hành động cố tình, mang ý nghĩa của một tuyên bố chính trị hay không, điều đó rất khó nói, (nhưng) trong thực tế, tín hiệu đó cũng có thể là nhằm hướng tới người dân Trung Quốc, để nói với họ rằng Nhà nước Trung Quốc thực sự quan tâm đến họ ».
Lời lẽ trong bài xã luận của Tân Hoa Xã vào hôm qua 18/05/2014 thể hiện rõ sách lược bôi xấu Việt Nam hiện nay của Bắc Kinh. Bài xã luận được viết bằng tiếng Anh, cho thấy dụng tâm tuyên truyền rõ nét.
Mang tựa đề "Việt Nam sẽ bị tác hại kinh tế từ những cuộc biểu tình bạo lực", bài báo mở đầu ngay bằng nhận xét : « Trung Quốc phải tiếp tục sơ tán khẩn cấp công dân của mình từ Việt Nam... sau các hành vi bạo lực chống Trung Quốc bị Hà Nội làm ngơ ».
Theo Tân Hoa Xã : « Các cuộc biểu tình bạo động do các thành phần thiếu lý trí tiến hành không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào và sẽ không tài nào củng cố được đòi hỏi chủ quyền vô căn cứ của Hà Nội đối với lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển xung quanh trong khu vực Biển Đông (ý muốn nói đến quần đảo Hoàng Sa) ».
Đe dọa về thiệt hại kinh tế đối với Việt Nam
Hãng tin Trung Quốc cảnh cáo : « Đối với chính phủ Việt Nam, sự thất bại hoặc sự thụ động trong việc ngăn chặn thảm kịch... chỉ làm hoen ố hình ảnh của Việt Nam trong tư cách là một điểm đến thuận lợi cho đầu tư quốc tế và du lịch, điều có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Các vụ tấn công chết người và bất ổn xã hội đã làm gián đoạn hoạt động bình thường của các công ty nước ngoài và làm suy yếu lòng tin không chỉ của các nhà đầu tư Trung Quốc, mà của các nhà đầu tư ngoại quốc khác ».
Với cùng một luận điệu, nhật báo Anh ngữ China Daily, số ra ngày hôm nay, cũng chạy một bài xã luận, nêu bật "Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực" tại Việt Nam đã khiến cho "các công ty nước ngoài phải gánh chịu thiệt hại nặng nề". Tình trạng này, theo tờ báo "đã đặt ra câu hỏi về việc chính phủ Việt Nam có thực sự xem trọng các nhà đầu tư và sự an toàn của các nhà máy nước ngoài hay không".
Tờ báo Trung Quốc nói tiếp : « Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không có khả năng kết thúc sớm cũng như tâm lý chống Trung Quốc "trong số những thành phần cực đoan tại Việt Nam… Đối với giới đầu tư và chính phủ của họ, vấn đề quan trọng không phải là bản thân các cuộc biểu tình, mà là sự bất lực của chính quyền trung ương Việt Nam và của các địa phương trong việc đặt các cuộc biểu tình trong vòng kiểm soát."
Tờ China Daily bồi thêm : "Ở lại hay không ở lại hiện là vấn đề đối với những ai đã có nhà máy ở nước Đông Nam Á này sau khi cơ sở của họ bị những người biểu tình vào cuối tuần trước cướp phá và đốt cháy."
Song song với ngón đòn trên đây, Trung Quốc còn tăng sức ép trên Việt Nam về mặt ngoại giao, tuyên bố đình chỉ hợp tác với Việt Nam trên một số lãnh vực, và đe dọa sẽ mở rộng thêm. Về kinh tế, Bắc Kinh đã dùng đến biện pháp giảm bớt nguồn du khách đến Việt Nam, mà trong năm ngoái, theo số liệu của Bắc Kinh lên đến 1,8 lượt người.
Về mặt quân sự Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng tàu thuyền đến bảo vệ giàn khoan của họ. Có thông tin cho biết là hai tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc hiện nay là Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn đều được điều đến nơi.
Việt Nam bị động trong cách ứng phó
Tóm lại sức ép của Trung Quốc trên Việt Nam rất mạnh, và nhất là các vụ bạo động bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã đẩy Việt Nam vào thế bị động : Việt Nam đã phải dùng biện pháp mạnh để hạn chế các cuộc biểu tình, một yêu cầu từng được Bắc Kinh nêu ra nhiều lần, trong lúc đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đài Loan phải họp báo và xin lỗi về các sự cố liên quan đến các công ty vốn Đài Loan ở Việt Nam. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã nghĩ đến việc giảm thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại…
Riêng về đối sách chống giàn khoan Trung Quốc tại Biển Đông, như rất nhiều chuyên gia đã nhận xét, Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc xác nhận tình thế khó khăn mà Việt Nam đã gặp phải :
Thayer : Việt Nam có một loạt phương án về mặt chính trị và ngoại giao, nhưng trong thực tế lại không có giải pháp nào để đối phó với hành động hù dọa và nguy cơ Trung Quốc dùng sức mạnh.
Phương án thứ nhất - mà Việt Nam cũng đang thực hiện - là kêu gọi Trung Quốc mở thảo luận ở tầm mức lãnh đạo cao cấp về cuộc khủng hoảng hiện tại. Việt Nam vẫn tiếp tục có những tuyên bố hòa hoãn về ý muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã chọn lựa phương án đưa vấn đề ra trước ASEAN. Kết quả là một tuyên bố riêng biệt hiếm thấy về Biển Đông của các Ngoại trưởng ASEAN, (nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện hồi đầu tháng Năm).
Bản tuyên bố đó biểu thị một lập trường ủng hộ nhất định đối với Việt Nam vì lẽ cho đến nay, các thành viên khác trong Hiệp hội Đông Nam Á thường xem tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa như một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tiến tới một giải pháp gỡ thể diện cho cả hai bên ?
Cho dù tôi không loại trừ một số sự cố khác trên biển trong thời gian tới đây, nhưng tôi cho rằng sẽ không nổ ra xung đột vũ trang hay là tình trạng hai nước lâm chiến. Cả hai bên sẽ tiếp tục có biện pháp để quản lý cuộc khủng hoảng hiện nay và sẽ xuất hiện một giải pháp không làm cho bên nào bị mất mặt
Để kháng lại sức ép từ phía Trung Quốc, theo Giáo sư Thayer, Việt Nam phải duy trì lực lượng của mình tại vùng có giàn khoan và tiếp tục vận động quốc tế.
Thayer : Việt Nam đang tiến hành chính sách « vừa đối tác, vừa đối tượng » với Trung Quốc (tức là vừa hợp tác, vừa đấu tranh) với Trung Quốc. Việt Nam sẽ cố duy trì một lực lượng hải quân dân sư tại khu vực lô dầu khí 143 (nơi Bắc Kinh đặt giàn khoan HD-981) để chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Việt Nam có thể cố gắng vận động cộng đồng quốc tế thông qua các hoạt động tranh thủ về mặt ngoại giao. Ưu tiên là các đối tác chính thức của khối ASEAN : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Theo Giáo sư Thayer, trong vụ giàn khoan HD-981, Mỹ khó có thể có hành động can thiệp trực tiếp giúp Việt Nam. Thế nhưng Hoa Kỳ có thể gián tiếp hỗ trợ Việt Nam trên một số mặt :
Thayer : Hoa Kỳ từng bị phô trương là một « con hổ giấy » vì tất cả những gì mà Mỹ có thể làm chỉ là đưa ra những lời chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc, và không thể có hành động cụ thể nào để khiến Trung Quốc phải rút ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc đã chứng tỏ rằng có khoảng cách giữa thực tế với lập luận của Tổng thống Obama phản đối việc sử dụng biện pháp hù dọa, cưỡng chế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đọ sức với Trung Quốc
Hoa Kỳ có thể cung cấp thông tin tình báo cho Việt Nam Nội về sự di chuyển của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng có thể thực hiện ngay lập tức thỏa thuận với Việt Nam về hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai bên.
Ngoài ra Hoa Kỳ có thể cho tăng cường một cách rõ rệt các chiến dịch tuần tra trên biển và trên không chung quanh vùng quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam.
Trên bình diện ngoại giao, Hoa Kỳ cũng có thể huy động các đồng minh và quốc gia thân hữu để phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc.
Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ rất muốn tăng số tàu Mỹ viếng cảng Việt Nam từ một chuyến mỗi năm như hiện nay lên thành ba chuyến.
Trung Quốc có thể dễ dàng cúp điện cung cấp cho miền Bắc Việt Nam
Một khó khăn khác đối với Việt Nam là sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong địa hạt nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng phải kiêng dè ASEAN phần nào nếu muốn trừng phạt kinh tế Việt Nam.
Thayer : Việt Nam phải rất thận trọng trong việc cân nhắc mức độ phản ứng trong cuộc đọ sức hiện nay với Trung Quốc, sao cho không bị tổn thất lớn.
Trung Quốc chẳng hạn có thể dễ dàng ngừng cung cấp điện cho miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc có thể đề ra các biện pháp trừng phạt kinh tế có chọn lọc nhắm vào Việt Nam.
Thế nhưng bản thân Trung Quốc cũng phải thận trọng. Bắc Kinh có Hiệp định Tự do Mậu dịch với ASEAN mà Việt Nam là một thnàh viên. Trung Quốc đang muốn tăng cường thêm thỏa thuận này.
Nếu Trung Quốc đi quá lố, ASEAN có thể cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đồng thuận hiện nay về quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Việc tẩy chay Việt Nam một cách thường trực không hề có lợi cho Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140519-gian-khoan-hd-981-trung-quoc-tung-don-boi-nho-viet-nam
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy là sách lược Trung Quốc đang tiến hành đã có một số hiệu quả là nội dung những bài viết của báo giới quốc tế trong thời gian gần đây, liên quan đến vụ giàn khoan HD-981.Trong khoảng một tuần lễ đầu, sau khi Việt Nam công khai lên tiếng tố cáo việc Trung Quốc dùng sức mạnh cắm giàn khoan trong vùng biển mà họ tranh chấp với Việt Nam, dư luận quốc tế đã rất thông cảm với Việt Nam, và thường xuyên dùng đến các từ ngữ như « khiêu khích », « phi pháp », thậm chí « ức hiếp nước nhỏ » để chỉ hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau những vụ đập phá cơ sở bị cho là của người Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương, nối tiếp theo là vụ đập phá, hành hung, gây thương vong cho nhân viên nhà máy thép Đài Loan ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), báo chí quốc tế như lại tập trung khai thác đề tài này, với lượng bài viết về diễn biến tại khu vực giàn khoan ngoài Biển Đông ít hẳn đi, và khi nói về phong trào biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, các nhà báo hầu như luôn nhắc đến những vụ bạo động.
Mô tả Việt Nam thành một đất nước có môi trường kinh doanh không an toàn
Phải nói là phía Bắc Kinh đã biết lợi dụng thực tế không hay bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam – những sự cố mà một số nguồn tin cho là không phải là do người biểu tình chống Trung Quốc gây nên – để mô tả Việt Nam như là một đất nước thiếu thân thiện với người ngoại quốc nói chung, chứ không riêng gì đối với Trung Quốc.
Nguy hiểm hơn là Bắc Kinh còn nhấn mạnh đến tính chất môi trường kinh doanh thiếu an toàn tại Việt Nam, đúng vào lúc mà Hà Nội đang nỗ lực thu hút đầu tư ngoại quốc vốn càng lúc càng có ý muốn rời bỏ Trung Quốc.
Sách lược bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam được tiến hành cả trên bình diện ngoại giao lẫn báo chí, với các lập luận chính thức cho rằng chính quyền Việt Nam đã « đồng lõa » với những thành phần đi biểu tình đập phá cơ sở của Trung Quốc và một vài nước châu Á khác.
Báo chí tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thì liên tục đưa tin về các thiệt hại về vật chất mà nhiều công ty ngoại quốc phải gánh chịu, bên cạnh những lời chứng của những người phải chạy về nước hay qua Cam Bốt để lánh nạn…
Là thủ phạm gây hấn, Trung Quốc muốn cho thấy mình là nạn nhân !
Theo giới quan sát, mục tiêu của Bắc Kinh tìm cách xóa mờ hình ảnh một Trung Quốc hiếu chiến trong vụ giàn khoan HD-981, để nêu bật hình ảnh người Việt Nam hung hăng. Là thủ phạm trong vụ gây căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung lần nay, Trung Quốc đã cố gắng mô tả mình như là một nạn nhân.
Một trong những yếu tố nêu bật dụng ý đánh lạc hướng dư luận là quyết định đưa tàu đến Việt Nam để di tản kiều dân – y như là giữa hai nước đang xẩy ra chiến tranh và Việt Nam là một đất nước thiếu an ninh.
Theo ông David Koh, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, động thái của Trung Quốc gửi tàu đến di tản công nhân của họ "có lẽ là một phản ứng thái quá". Được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn chuyên gia này phân tích thêm : « Đây có phải là một hành động cố tình, mang ý nghĩa của một tuyên bố chính trị hay không, điều đó rất khó nói, (nhưng) trong thực tế, tín hiệu đó cũng có thể là nhằm hướng tới người dân Trung Quốc, để nói với họ rằng Nhà nước Trung Quốc thực sự quan tâm đến họ ».
Lời lẽ trong bài xã luận của Tân Hoa Xã vào hôm qua 18/05/2014 thể hiện rõ sách lược bôi xấu Việt Nam hiện nay của Bắc Kinh. Bài xã luận được viết bằng tiếng Anh, cho thấy dụng tâm tuyên truyền rõ nét.
Mang tựa đề "Việt Nam sẽ bị tác hại kinh tế từ những cuộc biểu tình bạo lực", bài báo mở đầu ngay bằng nhận xét : « Trung Quốc phải tiếp tục sơ tán khẩn cấp công dân của mình từ Việt Nam... sau các hành vi bạo lực chống Trung Quốc bị Hà Nội làm ngơ ».
Theo Tân Hoa Xã : « Các cuộc biểu tình bạo động do các thành phần thiếu lý trí tiến hành không thể biện minh được trong bất kỳ hoàn cảnh nào và sẽ không tài nào củng cố được đòi hỏi chủ quyền vô căn cứ của Hà Nội đối với lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển xung quanh trong khu vực Biển Đông (ý muốn nói đến quần đảo Hoàng Sa) ».
Đe dọa về thiệt hại kinh tế đối với Việt Nam
Hãng tin Trung Quốc cảnh cáo : « Đối với chính phủ Việt Nam, sự thất bại hoặc sự thụ động trong việc ngăn chặn thảm kịch... chỉ làm hoen ố hình ảnh của Việt Nam trong tư cách là một điểm đến thuận lợi cho đầu tư quốc tế và du lịch, điều có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Các vụ tấn công chết người và bất ổn xã hội đã làm gián đoạn hoạt động bình thường của các công ty nước ngoài và làm suy yếu lòng tin không chỉ của các nhà đầu tư Trung Quốc, mà của các nhà đầu tư ngoại quốc khác ».
Với cùng một luận điệu, nhật báo Anh ngữ China Daily, số ra ngày hôm nay, cũng chạy một bài xã luận, nêu bật "Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực" tại Việt Nam đã khiến cho "các công ty nước ngoài phải gánh chịu thiệt hại nặng nề". Tình trạng này, theo tờ báo "đã đặt ra câu hỏi về việc chính phủ Việt Nam có thực sự xem trọng các nhà đầu tư và sự an toàn của các nhà máy nước ngoài hay không".
Tờ báo Trung Quốc nói tiếp : « Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không có khả năng kết thúc sớm cũng như tâm lý chống Trung Quốc "trong số những thành phần cực đoan tại Việt Nam… Đối với giới đầu tư và chính phủ của họ, vấn đề quan trọng không phải là bản thân các cuộc biểu tình, mà là sự bất lực của chính quyền trung ương Việt Nam và của các địa phương trong việc đặt các cuộc biểu tình trong vòng kiểm soát."
Tờ China Daily bồi thêm : "Ở lại hay không ở lại hiện là vấn đề đối với những ai đã có nhà máy ở nước Đông Nam Á này sau khi cơ sở của họ bị những người biểu tình vào cuối tuần trước cướp phá và đốt cháy."
Song song với ngón đòn trên đây, Trung Quốc còn tăng sức ép trên Việt Nam về mặt ngoại giao, tuyên bố đình chỉ hợp tác với Việt Nam trên một số lãnh vực, và đe dọa sẽ mở rộng thêm. Về kinh tế, Bắc Kinh đã dùng đến biện pháp giảm bớt nguồn du khách đến Việt Nam, mà trong năm ngoái, theo số liệu của Bắc Kinh lên đến 1,8 lượt người.
Về mặt quân sự Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng tàu thuyền đến bảo vệ giàn khoan của họ. Có thông tin cho biết là hai tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc hiện nay là Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn đều được điều đến nơi.
Việt Nam bị động trong cách ứng phó
Tóm lại sức ép của Trung Quốc trên Việt Nam rất mạnh, và nhất là các vụ bạo động bên lề các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã đẩy Việt Nam vào thế bị động : Việt Nam đã phải dùng biện pháp mạnh để hạn chế các cuộc biểu tình, một yêu cầu từng được Bắc Kinh nêu ra nhiều lần, trong lúc đại diện ngoại giao Việt Nam ở Đài Loan phải họp báo và xin lỗi về các sự cố liên quan đến các công ty vốn Đài Loan ở Việt Nam. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã nghĩ đến việc giảm thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại…
Riêng về đối sách chống giàn khoan Trung Quốc tại Biển Đông, như rất nhiều chuyên gia đã nhận xét, Việt Nam không có nhiều lựa chọn. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc xác nhận tình thế khó khăn mà Việt Nam đã gặp phải :
Thayer : Việt Nam có một loạt phương án về mặt chính trị và ngoại giao, nhưng trong thực tế lại không có giải pháp nào để đối phó với hành động hù dọa và nguy cơ Trung Quốc dùng sức mạnh.
Phương án thứ nhất - mà Việt Nam cũng đang thực hiện - là kêu gọi Trung Quốc mở thảo luận ở tầm mức lãnh đạo cao cấp về cuộc khủng hoảng hiện tại. Việt Nam vẫn tiếp tục có những tuyên bố hòa hoãn về ý muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã chọn lựa phương án đưa vấn đề ra trước ASEAN. Kết quả là một tuyên bố riêng biệt hiếm thấy về Biển Đông của các Ngoại trưởng ASEAN, (nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện hồi đầu tháng Năm).
Bản tuyên bố đó biểu thị một lập trường ủng hộ nhất định đối với Việt Nam vì lẽ cho đến nay, các thành viên khác trong Hiệp hội Đông Nam Á thường xem tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa như một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tiến tới một giải pháp gỡ thể diện cho cả hai bên ?
Cho dù tôi không loại trừ một số sự cố khác trên biển trong thời gian tới đây, nhưng tôi cho rằng sẽ không nổ ra xung đột vũ trang hay là tình trạng hai nước lâm chiến. Cả hai bên sẽ tiếp tục có biện pháp để quản lý cuộc khủng hoảng hiện nay và sẽ xuất hiện một giải pháp không làm cho bên nào bị mất mặt
Để kháng lại sức ép từ phía Trung Quốc, theo Giáo sư Thayer, Việt Nam phải duy trì lực lượng của mình tại vùng có giàn khoan và tiếp tục vận động quốc tế.
Thayer : Việt Nam đang tiến hành chính sách « vừa đối tác, vừa đối tượng » với Trung Quốc (tức là vừa hợp tác, vừa đấu tranh) với Trung Quốc. Việt Nam sẽ cố duy trì một lực lượng hải quân dân sư tại khu vực lô dầu khí 143 (nơi Bắc Kinh đặt giàn khoan HD-981) để chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Việt Nam có thể cố gắng vận động cộng đồng quốc tế thông qua các hoạt động tranh thủ về mặt ngoại giao. Ưu tiên là các đối tác chính thức của khối ASEAN : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Liên Hiệp Châu Âu, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Theo Giáo sư Thayer, trong vụ giàn khoan HD-981, Mỹ khó có thể có hành động can thiệp trực tiếp giúp Việt Nam. Thế nhưng Hoa Kỳ có thể gián tiếp hỗ trợ Việt Nam trên một số mặt :
Thayer : Hoa Kỳ từng bị phô trương là một « con hổ giấy » vì tất cả những gì mà Mỹ có thể làm chỉ là đưa ra những lời chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc, và không thể có hành động cụ thể nào để khiến Trung Quốc phải rút ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc đã chứng tỏ rằng có khoảng cách giữa thực tế với lập luận của Tổng thống Obama phản đối việc sử dụng biện pháp hù dọa, cưỡng chế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đọ sức với Trung Quốc
Hoa Kỳ có thể cung cấp thông tin tình báo cho Việt Nam Nội về sự di chuyển của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng có thể thực hiện ngay lập tức thỏa thuận với Việt Nam về hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai bên.
Ngoài ra Hoa Kỳ có thể cho tăng cường một cách rõ rệt các chiến dịch tuần tra trên biển và trên không chung quanh vùng quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam.
Trên bình diện ngoại giao, Hoa Kỳ cũng có thể huy động các đồng minh và quốc gia thân hữu để phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc.
Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ rất muốn tăng số tàu Mỹ viếng cảng Việt Nam từ một chuyến mỗi năm như hiện nay lên thành ba chuyến.
Trung Quốc có thể dễ dàng cúp điện cung cấp cho miền Bắc Việt Nam
Một khó khăn khác đối với Việt Nam là sự lệ thuộc kinh tế của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong địa hạt nhập khẩu. Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng phải kiêng dè ASEAN phần nào nếu muốn trừng phạt kinh tế Việt Nam.
Thayer : Việt Nam phải rất thận trọng trong việc cân nhắc mức độ phản ứng trong cuộc đọ sức hiện nay với Trung Quốc, sao cho không bị tổn thất lớn.
Trung Quốc chẳng hạn có thể dễ dàng ngừng cung cấp điện cho miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc có thể đề ra các biện pháp trừng phạt kinh tế có chọn lọc nhắm vào Việt Nam.
Thế nhưng bản thân Trung Quốc cũng phải thận trọng. Bắc Kinh có Hiệp định Tự do Mậu dịch với ASEAN mà Việt Nam là một thnàh viên. Trung Quốc đang muốn tăng cường thêm thỏa thuận này.
Nếu Trung Quốc đi quá lố, ASEAN có thể cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đồng thuận hiện nay về quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Việc tẩy chay Việt Nam một cách thường trực không hề có lợi cho Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140519-gian-khoan-hd-981-trung-quoc-tung-don-boi-nho-viet-nam
No comments:
Post a Comment