(BĐV) - Thanh tra Bộ GTVT vừa đề nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ.
Bao gồm cả lãnh đạo, chỉ huy trưởng của Công ty CP 16, Công ty cơ khí và xây dựng công trình, Công ty CP đầu tư thương mại và xây dựng giao thông; đồng thời đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát của một số cá nhân do vi phạm các quy định về giám sát chất lượng thi công công trình tại dự án QL19B .
QL91B xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng với hàng loạt ổ voi, ổ gà, mặt đường bị sụp lún, bong tróc. |
Thông tin được đưa ra sau khi có kết luận thanh tra chính thức về nhiều sai phạm trong việc thi công dự án QL91B, đoạn qua TP.Cần Thơ, với tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 455,6 tỉ đồng.
Theo kết luận của thanh tra Bộ GTVT cho biết, có sai phạm ở hầu hết các khâu từ đấu thầu, thực hiện hợp đồng khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ đến quản lý chất lượng công trình, giải phóng mặt bằng, hồ sơ mời thầu…
Kết luận ghi rõ, sau khi QL91B được thông xe chỉ trong thời gian ngắn thì tuyến đường này đã có 5,5 km bị hư hỏng, gồm: 2,2 km bị rạn nứt mặt đường; 0,7 km bê tông nhựa mặt đường bị hỏng, mặt đường xuất hiện ổ gà. Tổng số tiền chi cho việc sửa chữa hơn 8,5 tỉ đồng.
Đoàn thanh tra còn phát hiện có dấu hiệu bán thầu giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nhưng chủ đầu tư đã không tiến hành đánh giá lại năng lực nhà thầu.
Hàng loạt dự án đội vốn, hối lộ... vẫn minh bạch
Hàng loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở Việt Nam đã bị tăng tổng mức đầu tư lên gấp gần 2 lần so với dự toán ban đầu. Lãnh đạo ngành đường sắt bị cáo buộc nhận hối lộ... nhưng lãnh đạo ngành giao thông vẫn khẳng định "minh bạch".
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20km là một ví dụ.
Tổng số vốn của công trình này được ước tính khoảng 1,1 tỉ USD, tuy nhiên, số vốn đó ước tính đã tăng hơn gấp đôi lên 2,4 tỉ USD khi dự án này được khởi công vào tháng 8 vừa qua.
Ở Hà Nội, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng bị đội vốn gần 100%. Tổng mức đầu tư của dự án là 552,86 triệu USD, được điều chỉnh lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết số vốn tăng thêm này sẽ bổ sung từ vốn ODA của Trung Quốc.
Một dự án giao thông là tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội cũng có tình trạng tương tự. Dự án này ước tính tăng gấp 1,5 lần so với dự toán ban đầu năm 2006, khi những hạng mục đầu tiên được khởi công. (vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 783 triệu euro, nhưng đã điều chỉnh tăng thêm 492 triệu euro).
Trong khi đó, hàng loạt các dự án công trình giao thông khác cũng đã bị đội vốn rất nhiều so với dự toán ban đầu khi dự án được phê duyệt.
Theo Bộ Giao thông, chỉ trong vòng 3 - 6 năm qua, tổng mức đầu tư của các dự án qua quá trình thực hiện đã tăng trung bình 180% so với tổng mức được duyệt (100%).
Trong đó, các dự án dài hạn như đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đã tăng 292%, trung hạn như đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam sông Hậu v.v.. tăng từ 50 -80%.
Dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dù chưa được triển khai song tổng mức đầu tư ước tính cũng đã tăng đến 50%..
Bộ này thừa nhận, tỷ lệ tăng vốn như vậy là vượt quá nhiều so với khoản dự phòng 10% của các dự án này.
Được biết, ngành giao thông được bố trí 32.300 tỉ đồng năm 2011 và 38.600 tỉ đồng năm 2010 từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và ODA. Nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng từng trần tình với Quốc hội rằng ngành giao thông thiếu vốn trầm trọng để giúp khắc phục thiếu hụt cơ sở hạ tầng.
Thế nhưng, cũng chính vị Bộ trưởng này lại từng thừa nhận, chi phí xây dựng đường sá ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các tuyến tương tự ở thế giới. Thậm chí đắt hơn 3 lần so với Mỹ.
Nhiều chuyên gia chỉ thẳng có chuyện "đi đêm" trong các dự án đội vốn, đấu thầu... Đại biểu Quốc hội còn yêu cầu được chất vấn, thực tế này buộc Bộ trưởng Bộ GTVT phải đặt ra tại Hội nghị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trực tiếp truy vấn Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh về những thông tin phản ánh liên quan đến trường hợp đòi “phần trăm, phần nghìn” ở một số dự án.
Cùng nhiều thông tin tham nhũng, hối lộ, đội vốn cũng được Bộ trưởng đặt thẳng ra trước hội nghị.
Tuy nhiên, nhắc lại quan điểm của Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Bộ trưởng Đinh La Thăng truy thẳng vấn đề này là để biết và phòng chống".
Vị lãnh đạo ngành giao thông cũng khẳng định: "Trong quá trình rà soát các dự án trọng điểm, kết quả kiểm tra cơ bản cho thấy việc đấu thầu các dự án là tương đối minh bạch".
Chủ Nhật, 25/05/2014 14:43
Lam Lam
No comments:
Post a Comment