Sunday, May 25, 2014

Thế Chiến trước mắt.



usswashington
Giàn khoan HD 981 với 130 tàu chiến các loại mà Bắc Kinh đặt ngay trên hải phận của Việt Nam tháng 5 năm 2014 đánh dấu một bước tiến thách thức mới của một cường quốc đang trổi dậy với trật tự có sẵn. Hành động này nhằm mục đính hạ nhục Hoa Kỳ và cá nhân của ông Barack Obama ngay khi ông này về Mỹ sau chuyến công du Nhật bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia để khẳn định quyết tâm xoay trục về châu Á. Giàn khoan HD 981 này như cột đồng Mã Viện đối với Việt Nam vì nó nói lên chủ quyền đã mất trên biển đảo và cả toàn thể hệ thống cai trị của Việt Nam. Việt Nam lõa lồ về chính trị, quân sự và kinh tế trước mắt thế giới.
Khi hoạch định chiến lược chúng ta phải lượng định khả năng quân sự của địch thay vì ý đồ. Tức là với sức mạnh của địch họ có thể làm gì? Thay vì ý đồ của địch. Vì ý đồ có thể thay đổi. Tôi đánh giá rất cao sự hèn nhát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Do đó với sức mạnh của Trung quốc họ có thể tấn công vào duyên hải miền Trung Việt Nam hoặc cùng lúc tràn qua biên giới phía Bắc mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể. Nhưng tại sao họ lại phải làm vậy? Bởi vì khi chiếm được Việt Nam, với sự đồng ý của Quốc hội ở Hà Nội thì Trung Quốc sẽ có đầy đủ tư cách pháp lý để giành quyền làm chủ biển Đông không tranh cải. Một điều chắc chắn là không nước nào muốn cứu Việt Nam vì khi Hoa Kỳ hay Australia, một cường quốc hải dương thứ hai của khu vực phải chọn giữa Cộng sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc, họ ̣ sẽ chọn cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên đó là luận về khả năng quân sự của Trung quốc đối với Việt Nam thôi, kịch bản đó chưa hẳn sẽ xảy ra vì ý đồ của Trung Quốc có thể thay đổi và mục đích sau cùng to hơn thế nhiều lắm. Mỗi năm Trung quốc tăng ngân sách quốc phòng 10% và hiện là 200 tỷ USD mỗi năm trong khi Hoa Kỳ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trung quốc gần đây có một chiếc hàng không mẫu hạm tên Liêu Ninh và sẽ đóng thêm hai chiếc nữa. Họ cho Hải quân đi vòng qua Indonesia để tập trận gần Christmas Island của Australia vào tháng Giêng 2014 để đưa ra tín hiệu là vũ lực của giải phóng quân Trung quốc có thể đi xa và bất kỳ nơi đâu. Hành động này đã báo động cho hải và không quân Hoàng gia Australia mang phi cơ trinh sát lên không theo dõi hoạt động của phía Trung quốc.
Trung quốc là một nước đói ăn và khát dầu. Họ cần kiểm soát biển Đông để giữ an ninh đường hàng hải qua eo Malacca. Nhưng đường giao thông này cũng là huyết mạch của 2 cường quốc khu vực khác là Nhật Bản và Australia. Trung quốc cũng đồng thời muốn tiến xa ra Thái Bình Dương để thu hoạch hải sản. Thái Bình Dương đang có một Siêu cường đang ngự trị là Hoa Kỳ.
Có nhiều nhà bình luận cho rằng khi buôn bán với nhau, người ta tránh không gây chiến với nhau vì hai bên cùng thiệt hại. Cũng đúng nhưng xin đừng quên rằng Anh quốc và Đức đã từng trao đổi mậu dịch sâu rộng nhưng vẫn có chiến tranh với nhau năm 1914. Vợ chồng lấy nhau vẫn có thể giết nhau thì chuyện buôn bán với nhau tránh được chiến tranh có lý do hơi yếu để tin vào.
Nhà lãnh đạo Trung Hoa Tập Cận Bình ca ngợi ‘giấc mơ Trung Hoa’ song song với nhiều hành động hung bạo để cưỡng chiếm đất, biển, tài nguyên là biểu tượng ước vọng tranh ngôi bá chủ của Hoa Kỳ, nhân lúc Hoa Kỳ đang trãi qua nhiều khó khăn. Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin cũng có cùng hoài bão với Tập Cận Bình và đã kết ước với Trung Quốc nhóm lên hai lò lửa cùng lúc ở hai đầu đông tây với kịch bản Nga xâm chiếm Ukraine bằng vũ lực mà Trung quốc và ngạc nhiên thay Việt Nam cùng ủng hộ.
Lịch sử 500 năm qua cho chúng ta cái nhìn thực tế và không an tâm chút nào. Đã có 9 lần một cường quốc mới trỗi dậy thách thức ngôi vị bá chủ của một cường quốc đang trị vì thì đã có 8 lần xảy ra chiến tranh đẫm máu. Đó là: cuộc phân tranh giữa Tây Ban Nha và Hoà lan thế kỷ 16, Hoà lan và Anh quốc thế kỷ 17, Anh quốc và Pháp thế kỷ 18-19, Pháp và Nhà Thanh thế kỷ 19, Pháp-Anh với Đức thế kỷ 20, Nhật và Anh 1939-1945, Đức với Nga 1941-45, USA với Nga 1945-1989. Cuộc soáng ngôi không khi nào êm thắm.
Tuy rằng giàn khoan HD 981 gây phẫn nộ trong đại bộ phận người Việt yêu nước nhưng theo thiển nghĩ, sự kiện này không phải là cột mốc quyết định một cuộc đụng độ long trời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung quốc phải chạm vào một trong hai nước là Nhật và Philippines mới có thể lật đổ ngôi bá chủ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. Thiển nghĩ Philippines sẽ là điểm nhấn và ngòi nổ cho trận chiến tranh ngôi bá chủ, không phải là Việt Nam. Tuy nhiên không có nghĩa là Việt Nam sẽ thoát nạn hoặc tránh được những đổi thay long trời lở đất.
Sự hung hăng và quyết tâm trỗi dậy bằng sức mạnh của Trung quốc đã khiến cho Nhật Bản tái vũ trang, Australia, Ấn độ, Indonesia tăng cường quân đội và liên kết quân sự với nhau chặt chẽ hơn. Không có dấu hiệu nào cho thấy nhượng bộ sẽ làm chậm ý đồ xâm lược của Bắc Kinh và người bạn của họ là ông Putin của nước Nga.
Trong thời chiến tranh lạnh Nga Sô và Trung Quốc dùng chủ nghĩa cộng sản mị dân để chinh phục các nước. Hôm nay chủ nghĩa ấy đã chết, không còn sử dụng được nữa nên con đường duy nhất để Trung quốc và Nga bành trướng là võ lực thô bạo mà thôi. Một điều chắc chắn là ‘giấc mộng Trung Hoa’ của chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trở thành cơn ác mộng. Cuộc chiến xảy ra sớm sẽ ít thiệt hại hơn là cuộc chiến xảy ra chậm. Càng chần chờ, liên minh quân sự giữa các nước càng nhiều và sâu rộng chuẩn bị cho trật tự mới nên cơ nguy liên quan đến toàn thế giới càng cao. Tốt hơn là nên đánh ngay bây giờ. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
VÕ THANH LIÊM GỬI TTXVA.NET

No comments:

Post a Comment