Sunday, May 25, 2014

Kiện cái gì và dưới tư cách nào ?



luoibo

Để chối bỏ hiệu lực (nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS) của công hàm 1958, VN vịn vào lý lẽ « bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu ». Mặc nhiên phía VN đã thừa nhận hai quần đảo HS và TS không (hay chưa) thuộc chủ quyền của VNDCCH.
Như vậy, từ bao giờ Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH trở lại thuộc chủ quyền của CHXHCNVN ? Trở lại bằng cách nào ? Kế thừa từ Cộng hòa Miền nam VN hay kế thừa VNCH ? Kế thừa ở đây là kế thừa giữa « Quốc gia » với « Quốc gia » (Etat) hay giữa « chính quyền » với « chính quyền » (Gouvernement) ? Thủ tục kế thừa đã thể hiện ra sao ?
Hay là thụ đắc Hoàng Sa và Trường Sa do giải phóng lãnh thổ, tức đánh cho « Mỹ cút, ngụy nhào » ?
Thực thể chính trị tên gọi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có liên quan mật thiết với quốc gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối của thực thể chính trị VNDCCH. Tức là, quốc gia CHXHCNVN chính là thực thể chính trị VNDCCH, với lãnh thổ bao gồm thêm miền Nam (thuộc VNCH trước kia), có tư cách pháp nhân là « Quốc gia », và được nhìn nhận tại LHQ. Cả hai có cùng lá « quốc kỳ » và « quốc ca ».
Câu hỏi đương nhiên phải đặt ra, VN muốn kiện TQ về vụ giàn khoan 981 thì kiện dưới tư cách nào và kiện cái gì ?
TQ chiếm HS là chiếm « trên tay » VNCH.
VNDCCH đã « im lặng » trước tuyên bố lãnh thổ và hải phận của TQ năm 1958, cùng với hàng loạt bài viết, tài liệu, bản đồ… của phía VNDCCH xuất bản cho rằng HS (và TS) thuộc chủ quyền của TQ. VNDCCH cũng « im lặng » khi TQ xâm lăng HS năm 1974.
VN hôm nay không có tư cách nào để đứng ra kiện TQ về chủ quyền HS.
Kiện về lý do chồng lấn hải phận và thềm lục địa ?
Có hai trường hợp chồng lấn :
1/ chồng lấn giữa hiệu lực đảo Hải Nam và bờ biển VN.
2/ Chồng lấn giữa hiệu lực quần đảo Hoàng Sa và bờ biển VN.
Trường hợp 1, VN phải chủ trương các đảo HS không có hiệu lực. Điều này chưa chắc đã thuyết phục vì một số các đảo thuộc HS hội đủ các điều kiện về « đảo » theo qui định của Luật Biển 1982. Mặt khác việc này mâu thuẩn với hành vi trước kia của VN. Tuyên bố của nhà nước CHXHCNVN năm 1977 về hải phận và thềm lục địa, thể hiện qua tấm bản đồ các lô dầu khí được loan truyền rộng rãi trên thế giới cùng lúc với bản đồ 9 gạch chữ U của TQ, cho thấy VN chủ trương các đảo HS có hiệu lực (vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý). HS nằm trong tay TQ, không thể cấm cản TQ có chủ trương giống như VN.
Trường hợp 2, mặc nhiên nhìn nhận HS thuộc TQ. Đây là trường hợp tệ nhất cho VN : mất cả chì lẫn chài. Chì là chủ quyền HS, chài là vùng biển độc quyền kinh tế tính từ bờ biển VN. Dầu vậy, nếu không lầm, một số học giả VN chủ trương kiện TQ theo chiều hướng này.
Cả hai trường hợp VN không có sắc xuất nào để thắng kiện. Cả hai trường hợp đều đưa VN vào bế tắt : mất lãnh thổ, mất biển.
Chìa khóa của mọi vấn đề là : kế thừa di sản VNCH. Điều này tôi đã nói trên mười năm nay. Kế thừa VNCH để được danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa, dầu là trên « giấy tờ ». Từ đó mới có một « tư cách » để kiện, hay để thuơng lượng với TQ, may ra có một giải pháp ít thiệt hại nhất cho VN.
Vấn đề là “kế thừa” bằng cách nào ?
THEO FB TRƯƠNG NHÂN TUẤN


No comments:

Post a Comment