Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội góp ý với nhà ở xã hội, phải có cơ chế để người lao động, công nhân nghèo dễ dàng được thuê hoặc mua; cần hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây nhà ở xã hội để công nhân thuê giá thấp. Luật Nhà ở (sửa đổi) chú trọng nhiều đến nhà ở đô thị, nhưng chưa quan tâm đến nhà ở nông thôn, nơi đa số người dân đang sinh sống.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị luật Nhà ở (sửa đổi) cần quy định biện pháp chế tài đối với cán bộ ở nhà công vụ sau khi hết đảm nhận chức vụ hoặc về hưu không chịu trả lại nhà. Giá cho thuê nhà công vụ còn nhiều bất cập và thiếu công bằng. Vấn đề thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở và điều kiện sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được các đại biểu dành nhiều thời gian góp ý.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm UBPL, cho biết luật Nhà ở phải bảo đảm người dân có nhà ở, với những ý kiến thảo luận tại cuộc họp này sẽ được làm rõ và hoàn thiện trước khi trình Quốc hội trong phiên họp sắp tới. Với đề xuất 10 nhóm vấn đề cần sửa đổi thì dự luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ có 13 chương với 179 điều, so với luật Nhà ở hiện hành có 9 chương với 153 điều.
Lâm Viên
No comments:
Post a Comment