Trong tuần qua, dư luận tại thành phố đông dân nhất Việt Nam đã xôn xao về một vụ tịch thu vàng lên tới bạc triệu đô-la tại một tiệm buôn khá nổi tiếng, và đến nay một số chi tiết vẫn chưa được làm sáng tỏ về lý do tại sao công an đã tấn công tiệm vàng này giữa tuần qua.
Một bài viết đăng trên mạng Dân Làm Báo của một người viết với bút hiệu Bảng Đỏ cho biết vào ngày thứ Tư, 23 tháng Tư, 2014, bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) quận Bình Thạnh ra quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai (địa chỉ: 384 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) do bà Nguyễn Thị Thanh Mai làm chủ.
Trưa ngày hôm sau, thứ Năm, bỗng xuất hiện một thanh niên đến tiệm vàng Hoàng Mai đề nghị đổi $100 Mỹ kim ra tiền đồng Việt Nam. Lập tức, một lực lượng công an hùng hậu bất ngờ xông vào khám xét và tịch thu giữ tiền như là “tang vật” với lý do tiệm vàng mua bán ngoại tệ là trái pháp luật.
Sau 10 tiếng lục soát toàn bộ sáu tầng lầu của tiệm vàng, công an đã tịch thu 559 lượng vàng, $14,000 Mỹ kim tiền mặt và toàn bộ hệ thống camera an ninh, máy tính để kiểm tra và lấy chứng cơ. Tổng trị giá tài sản bị công an thu giữ đã lên đến gần $1 triệu đô.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai, khẳng định với báo Pháp Luật rằng bà không vi phạm pháp luật và cũng không liên quan đến việc đổi $100 vào trưa cùng ngày. Bà Mai cũng đưa ra các văn bản, bằng chứng khẳng định số vàng tại tầng trệt tòa nhà là tài sản của cá nhân bà, và việc khám xét là sai pháp luật.
Bà Mai cho biết số tiền ngoại tệ trên là do công an khám xét từ trong các tủ của gia đình. Nguồn gốc tiền đó là tiền của các con của bà, tiền kỷ niệm (các tờ tiền $1, $2 USD) chứ không phải là ngoại tệ do mua bán. Hơn nữa, công an ập vào khám xét mà không có bất cứ vi phạm quả tang nào, chỉ có biên bản lấy lời khai của một thanh niên là có đổi $100 tại tiệm vàng Hoàng Mai nhưng cũng không có tang vật.
Luật sư Đoàn Văn Thành cho biết ông rất lấy làm lạ với trình tự xử lý, khám xét của cơ quan công an và UBND quận Bình Thạnh. Luật sư cho biết việc chủ tịch UBND quận ra quyết định khám xét trước một ngày như trên là “quá lạ lùng.”
Trừ việc khám xét theo thủ tục hình sự thì việc khám xét theo thủ tục hành chính đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép thì phải do đoàn công tác liên ngành thực hiện. Trong trường hợp đó, chủ tịch quận theo thẩm quyền chỉ ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra để đoàn thực hiện việc kiểm tra, khám xét.
Cũng theo báo Pháp Luật, cơ quan công an quận Bình Thạnh nói rằng công an "đang tiếp tục xem xét xử lý vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép." Trong khí đó, người ký quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, đã tránh trả lời báo chí mà chỉ nói ai muốn biết thì hỏi công an.
Một bài viết đăng trên mạng Dân Làm Báo của một người viết với bút hiệu Bảng Đỏ cho biết vào ngày thứ Tư, 23 tháng Tư, 2014, bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) quận Bình Thạnh ra quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai (địa chỉ: 384 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) do bà Nguyễn Thị Thanh Mai làm chủ.
Trưa ngày hôm sau, thứ Năm, bỗng xuất hiện một thanh niên đến tiệm vàng Hoàng Mai đề nghị đổi $100 Mỹ kim ra tiền đồng Việt Nam. Lập tức, một lực lượng công an hùng hậu bất ngờ xông vào khám xét và tịch thu giữ tiền như là “tang vật” với lý do tiệm vàng mua bán ngoại tệ là trái pháp luật.
Sau 10 tiếng lục soát toàn bộ sáu tầng lầu của tiệm vàng, công an đã tịch thu 559 lượng vàng, $14,000 Mỹ kim tiền mặt và toàn bộ hệ thống camera an ninh, máy tính để kiểm tra và lấy chứng cơ. Tổng trị giá tài sản bị công an thu giữ đã lên đến gần $1 triệu đô.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, chủ tiệm vàng Hoàng Mai, khẳng định với báo Pháp Luật rằng bà không vi phạm pháp luật và cũng không liên quan đến việc đổi $100 vào trưa cùng ngày. Bà Mai cũng đưa ra các văn bản, bằng chứng khẳng định số vàng tại tầng trệt tòa nhà là tài sản của cá nhân bà, và việc khám xét là sai pháp luật.
Bà Mai cho biết số tiền ngoại tệ trên là do công an khám xét từ trong các tủ của gia đình. Nguồn gốc tiền đó là tiền của các con của bà, tiền kỷ niệm (các tờ tiền $1, $2 USD) chứ không phải là ngoại tệ do mua bán. Hơn nữa, công an ập vào khám xét mà không có bất cứ vi phạm quả tang nào, chỉ có biên bản lấy lời khai của một thanh niên là có đổi $100 tại tiệm vàng Hoàng Mai nhưng cũng không có tang vật.
Luật sư Đoàn Văn Thành cho biết ông rất lấy làm lạ với trình tự xử lý, khám xét của cơ quan công an và UBND quận Bình Thạnh. Luật sư cho biết việc chủ tịch UBND quận ra quyết định khám xét trước một ngày như trên là “quá lạ lùng.”
Trừ việc khám xét theo thủ tục hình sự thì việc khám xét theo thủ tục hành chính đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép thì phải do đoàn công tác liên ngành thực hiện. Trong trường hợp đó, chủ tịch quận theo thẩm quyền chỉ ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra để đoàn thực hiện việc kiểm tra, khám xét.
Cũng theo báo Pháp Luật, cơ quan công an quận Bình Thạnh nói rằng công an "đang tiếp tục xem xét xử lý vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép." Trong khí đó, người ký quyết định khám xét tiệm vàng Hoàng Mai là bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, đã tránh trả lời báo chí mà chỉ nói ai muốn biết thì hỏi công an.
Công an chở vàng bằng xe gắn máy
Cướp giữa ban ngày?
Thông tin về vụ công an đột kích tiệm vàng Hoàng Mai đã gây xôn xao dư luận, một phần cũng vì trị giá của số tài sản bị thu giữ rất lớn, lên đến gần $1 triệu đô.
Hơn nữa, diễn biến vụ khám xét cho thấy nhiều chi tiết hết sức lạ lùng và đáng ngờ của lực lượng công an. Lệnh khám do chủ tịch quận Bình Thạnh ký vào ngày 23/4, sang đến trưa ngày 24/4 thì tiệm vàng bị công an khám xét sau khi một thanh niên vào đổi $100. Thanh niên đó là ai? Sự trùng hợp đáng ngờ này phải chăng là thủ đoạn gài bẫy của lực lượng công an?
Đặt trường hợp nếu tiệm vàng Hoàng Mai có “vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép” khi đổi $100 đi chăng nữa, liệu rằng việc công an ra lệnh tịch giữ vàng của bà Mai có phải là hành động lạm quyền?
Toàn bộ hệ thống camera an ninh và máy tính của tiệm vàng bị công an lấy đi nhằm mục đích gì? Phải chăng là để thủ tiêu bằng chứng?
Nói một cách chính xác, vụ công an đột kích tiệm vàng Hoàng Mai và lấy đi 559 lượng vàng chính là hành vi lợi dụng luật pháp để mà ăn cướp.
Hơn nữa, diễn biến vụ khám xét cho thấy nhiều chi tiết hết sức lạ lùng và đáng ngờ của lực lượng công an. Lệnh khám do chủ tịch quận Bình Thạnh ký vào ngày 23/4, sang đến trưa ngày 24/4 thì tiệm vàng bị công an khám xét sau khi một thanh niên vào đổi $100. Thanh niên đó là ai? Sự trùng hợp đáng ngờ này phải chăng là thủ đoạn gài bẫy của lực lượng công an?
Đặt trường hợp nếu tiệm vàng Hoàng Mai có “vi phạm về hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép” khi đổi $100 đi chăng nữa, liệu rằng việc công an ra lệnh tịch giữ vàng của bà Mai có phải là hành động lạm quyền?
Toàn bộ hệ thống camera an ninh và máy tính của tiệm vàng bị công an lấy đi nhằm mục đích gì? Phải chăng là để thủ tiêu bằng chứng?
Nói một cách chính xác, vụ công an đột kích tiệm vàng Hoàng Mai và lấy đi 559 lượng vàng chính là hành vi lợi dụng luật pháp để mà ăn cướp.
Chiến dịch ‘đánh tư sản’ sau 1975
Đối với người dân Sài Gòn sau năm 75, vụ đột kích tiệm vàng Hoàng Mai khiến người ta không khỏi bị ám ảnh bởi bóng ma của chiến dịch 'đánh tư sản' từng hiện hình trong quá khứ.
Sau khi chiếm miền Nam, nhà cầm quyền CSVN thực hiện kế hoạch có tên gọi “cải tạo công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa” trên khắp cả nước. Các chiến dịch “đánh tư sản” được thực hiện rầm rộ, trong đó chiến dịch có mật danh “X-3” vào năm 1978 khiến người dân kinh hoàng nhất.
Sáng ngày 23/3/1978, chiến dịch “đánh tư sản” mật danh X-3 chính thức mở màn. Theo lệnh của nhà nước, một đội quân ô hợp có tên gọi là “tổ cải tạo” ùn ùn kéo đến từng ngõ hẻm Sài Gòn. Bất cứ nhà nào có tài sản đều bị chúng xông vào cướp sạch - gọi là “sung công,” tiền vàng chôn dưới đất hay giấu trong toilet cũng bị chúng đào lên mà lấy, nhà cửa thì bị “chánh quyền tiếp quản” rồi rơi vào tay quan chức cộng sản không lâu sau đó.
Hậu quả của chiến dịch X-3 là hàng chục ngàn gia đình bị phá sản, kinh tế Sài Gòn hoàn toàn kiệt quệ. Dân Sài Gòn mất nhà, mất cửa, người thì bị bắt đi “kinh tế mới,” người thì đi vượt biên rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc hay trên biển cả. Nhiều người bỗng chốc trắng tay phải lang thang đầu đường xó chợ, có người hóa điên mà chết
Sau khi chiếm miền Nam, nhà cầm quyền CSVN thực hiện kế hoạch có tên gọi “cải tạo công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa” trên khắp cả nước. Các chiến dịch “đánh tư sản” được thực hiện rầm rộ, trong đó chiến dịch có mật danh “X-3” vào năm 1978 khiến người dân kinh hoàng nhất.
Sáng ngày 23/3/1978, chiến dịch “đánh tư sản” mật danh X-3 chính thức mở màn. Theo lệnh của nhà nước, một đội quân ô hợp có tên gọi là “tổ cải tạo” ùn ùn kéo đến từng ngõ hẻm Sài Gòn. Bất cứ nhà nào có tài sản đều bị chúng xông vào cướp sạch - gọi là “sung công,” tiền vàng chôn dưới đất hay giấu trong toilet cũng bị chúng đào lên mà lấy, nhà cửa thì bị “chánh quyền tiếp quản” rồi rơi vào tay quan chức cộng sản không lâu sau đó.
Hậu quả của chiến dịch X-3 là hàng chục ngàn gia đình bị phá sản, kinh tế Sài Gòn hoàn toàn kiệt quệ. Dân Sài Gòn mất nhà, mất cửa, người thì bị bắt đi “kinh tế mới,” người thì đi vượt biên rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc hay trên biển cả. Nhiều người bỗng chốc trắng tay phải lang thang đầu đường xó chợ, có người hóa điên mà chết
Theo Vien Dong
No comments:
Post a Comment