Trẻ hai tháng tuổi trở thành “phương tiện” kiếm tiền
Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nhóm 4 đứa trẻ từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi được 3 người phụ nữ “sử dụng” như một “phương tiện” để vừa xin tiền vừa bán vé số tại chợ Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình).
Vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán, tại chợ Phạm Văn Hai
(phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM) nhộn nhịp người đi lại mua sắm đồ tết.
Lọt thỏm trong đám đông là hai cháu gái khoảng 4 tuổi, một cháu bế
trước ngực một bé trai khoảng hơn 1 tuổi, còn cháu kia địu một cháu bé
khoảng 2 tháng tuổi. Hai cháu ngồi bệt giữa lối đi, tay chìa chiếc nón
lá đã rách vành ra mời mọi người vé số và xin tiền.
Cách đó vài mét, ba người phụ nữ đứng khoanh tay, chống nạnh, giám sát. Hễ thấy bảo vệ của chợ xuất hiện là họ báo động cho hai cháu gái. Ngay lập tức, hai cháu nhanh chóng địu em đứng dậy, chạy thục mạng vào các kiốt trong chợ để tránh bảo vệ. Vừa thấy bảo vệ đi qua, hai cháu lại được ba phụ nữ này dắt lại chỗ cũ, tiếp tục công việc của mình, còn ba người phụ nữ tản ra, hòa lẫn vào đám đông quan sát.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người phụ nữ mặc áo hoa, dáng
người gầy gò, là mẹ của cháu gái mặc bộ quần áo màu hồng và cháu trai
hơn 1 tuổi. Còn người phụ nữ mặc áo khoác, đội nón lá là mẹ của cháu gái
mặc áo thun xanh và cháu bé sơ sinh khoảng hai tháng tuổi.
Rất nhiều người đi qua tỏ vẻ xót xa cho đứa trẻ khoảng hai tháng tuổi bị mang đi làm “công cụ” kiếm tiền. Nhiều người đã động lòng, mua vé số hoặc cho tiền. Đứa trẻ khoảng hai tháng tuổi đang ngủ thi thoảng lại giật thót mình dậy và gào khóc. Thấy vậy, người phụ nữ đội nón lá (mẹ cháu bé – PV) ra hiệu cho cháu gái bế cháu bé vào một góc khuất trong chợ để người phụ nữ này cho bé bú. Sau khi được bú no nê, cháu bé không còn khóc nữa.
Lúc này, người phụ nữ “trao trả” cháu bé cho cháu gái bế ra chỗ cũ tiếp tục xin tiền. Còn người phụ nữ này đứng gần đó, cầm sấp vé số trên tay. Thực chất ba người phụ nừ này không mời ai mua số, chỉ chờ khi nào hai cháu bé bán hết là mang sấp vé số lại giao cho hai cháu gái bán tiếp.
Khoảng 14h30, ba người phụ nữ mới dẫn những đứa trẻ ra phía sau chợ. Lúc này một trong ba người phụ nữ mới qua bên con hẻm gần đó mua ba tô bún bò về ăn và chia cho mấy đứa trẻ. Ăn xong, ba người phụ nữ này tiếp tục dắt mấy đứa trẻ vào trong chợ tiếp tục bán vé số và xin tiền.
Tới khoảng 16h, nhóm 3 phụ nữ này “tiếp nhận” thêm 2 bé trai khoảng 4-5 tuổi. Lúc này, cả nhóm dắt nhau đi vào con hẻm phía sau chợ rồi đi ra đường Hoàng Văn Thụ đón xe buýt về chợ Hiệp Thành, Q.12.
Theo các tiểu thương ở chợ Phạm Văn Hai, ba người phụ nữ này quê Sóc Trăng, nói tiếng Khơ - me. “Thấy mấy đứa trẻ như vậy ai mà chả thương. Nhưng tôi không thể nào chấp nhận việc mẹ các cháu cứ ăn trắng, mặc trơn, trong khi bắt các cháu phải làm việc. Con mình để ra mình cưng còn chưa hết, vậy mà…” - Bà Quyền, một tiểu thương ở chợ Phạm Văn Hai bức xúc.
Phơi nắng con nhỏ để xin tiền
Từ khoảng 11h hằng ngày, tại ngã tư Lạc Long Quân – Âu Cơ
(quận 11 và quận Tân Bình) xuất hiện một phụ nữ ăn xin, bế trên tay một
bé trai khoảng 2 tuổi liên tục tỏ vẻ đau khổ để xin tiền của người đi
đường. Cháu bé được người phụ nữ bế ẵm ngửa trên tay.
Người phụ nữ này tự nhận mình là mẹ đẻ của cháu bé, chạc 40 tuổi, đội chiếc nón lá. Mỗi khi có đèn đỏ trên đường Âu Cơ, người phụ nữ lại chìa chiếc nón lá ra xin tiền. Rất nhiều người đã không cầm được lòng, đưa tiền cho cháu bé, người ít thì cho vài ngàn, người nhiều lên tới cả trăm ngàn.
Tới khoảng 14h, sau khi cảm thấy đã xin được một khoản tiền
kha khá, người phụ nữ đeo túi lên vai, bế cháu bé vào trong quán nước
gần đó. Tại đây, người phụ nữ mua bao thuốc lá và ly nước mía cho cháu
bé. Sau đó, người phụ nữ bế cháu bé tới trạm xe buýt trên đường Âu Cơ
đón tuyến xe buýt về quận 5.
Khi lên xe buýt, người phụ nữ này mang “thành quả” sau vài giờ ăn xin được ra đếm. Theo quan sát, số tiền người phụ nữ này kiến được buổi trưa hôm đó không dưới 500.000 đồng.
Trong lúc đếm tiền, cháu bé nghịch ngợm và bị người phụ nữ đánh và quát nạt xối xả những lời thiếu văn hóa. Khi xe buýt tới bưu điện quận 5, người phụ nữ bế cháu bé xuống xe và bắt xe ôm đi về phía quận 8.
Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nhóm 4 đứa trẻ từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi được 3 người phụ nữ “sử dụng” như một “phương tiện” để vừa xin tiền vừa bán vé số tại chợ Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình).
Bé gái khoảng 4 tuổi ôm em trai khoảng 1 tuổi . |
Cách đó vài mét, ba người phụ nữ đứng khoanh tay, chống nạnh, giám sát. Hễ thấy bảo vệ của chợ xuất hiện là họ báo động cho hai cháu gái. Ngay lập tức, hai cháu nhanh chóng địu em đứng dậy, chạy thục mạng vào các kiốt trong chợ để tránh bảo vệ. Vừa thấy bảo vệ đi qua, hai cháu lại được ba phụ nữ này dắt lại chỗ cũ, tiếp tục công việc của mình, còn ba người phụ nữ tản ra, hòa lẫn vào đám đông quan sát.
Bé gái ôm em hai tháng tuổi vừa bán vé số vừa xin tiền. |
Rất nhiều người đi qua tỏ vẻ xót xa cho đứa trẻ khoảng hai tháng tuổi bị mang đi làm “công cụ” kiếm tiền. Nhiều người đã động lòng, mua vé số hoặc cho tiền. Đứa trẻ khoảng hai tháng tuổi đang ngủ thi thoảng lại giật thót mình dậy và gào khóc. Thấy vậy, người phụ nữ đội nón lá (mẹ cháu bé – PV) ra hiệu cho cháu gái bế cháu bé vào một góc khuất trong chợ để người phụ nữ này cho bé bú. Sau khi được bú no nê, cháu bé không còn khóc nữa.
Lúc này, người phụ nữ “trao trả” cháu bé cho cháu gái bế ra chỗ cũ tiếp tục xin tiền. Còn người phụ nữ này đứng gần đó, cầm sấp vé số trên tay. Thực chất ba người phụ nừ này không mời ai mua số, chỉ chờ khi nào hai cháu bé bán hết là mang sấp vé số lại giao cho hai cháu gái bán tiếp.
Khoảng 14h30, ba người phụ nữ mới dẫn những đứa trẻ ra phía sau chợ. Lúc này một trong ba người phụ nữ mới qua bên con hẻm gần đó mua ba tô bún bò về ăn và chia cho mấy đứa trẻ. Ăn xong, ba người phụ nữ này tiếp tục dắt mấy đứa trẻ vào trong chợ tiếp tục bán vé số và xin tiền.
Tới khoảng 16h, nhóm 3 phụ nữ này “tiếp nhận” thêm 2 bé trai khoảng 4-5 tuổi. Lúc này, cả nhóm dắt nhau đi vào con hẻm phía sau chợ rồi đi ra đường Hoàng Văn Thụ đón xe buýt về chợ Hiệp Thành, Q.12.
Theo các tiểu thương ở chợ Phạm Văn Hai, ba người phụ nữ này quê Sóc Trăng, nói tiếng Khơ - me. “Thấy mấy đứa trẻ như vậy ai mà chả thương. Nhưng tôi không thể nào chấp nhận việc mẹ các cháu cứ ăn trắng, mặc trơn, trong khi bắt các cháu phải làm việc. Con mình để ra mình cưng còn chưa hết, vậy mà…” - Bà Quyền, một tiểu thương ở chợ Phạm Văn Hai bức xúc.
Phơi nắng con nhỏ để xin tiền
3 người phụ nữ dắt nhóm 6 đứa trẻ lên xe buýt. |
Người phụ nữ này tự nhận mình là mẹ đẻ của cháu bé, chạc 40 tuổi, đội chiếc nón lá. Mỗi khi có đèn đỏ trên đường Âu Cơ, người phụ nữ lại chìa chiếc nón lá ra xin tiền. Rất nhiều người đã không cầm được lòng, đưa tiền cho cháu bé, người ít thì cho vài ngàn, người nhiều lên tới cả trăm ngàn.
Người phụ nữ ôm con ăn xin giữa trưa nắng tại ngã tư Lạc Long Quân, Âu Cơ và sau đó lên xe buýt và đếm tiền. |
Khi lên xe buýt, người phụ nữ này mang “thành quả” sau vài giờ ăn xin được ra đếm. Theo quan sát, số tiền người phụ nữ này kiến được buổi trưa hôm đó không dưới 500.000 đồng.
Trong lúc đếm tiền, cháu bé nghịch ngợm và bị người phụ nữ đánh và quát nạt xối xả những lời thiếu văn hóa. Khi xe buýt tới bưu điện quận 5, người phụ nữ bế cháu bé xuống xe và bắt xe ôm đi về phía quận 8.
Theo Lao động
No comments:
Post a Comment