Friday, May 3, 2024

Tại sao cần đấu tranh cho tự do và công lý?

 TS Phạm Đình Bá

VNTB – Tại sao cần đấu tranh cho tự do và công lý? 

(VNTB) – Tự do ngôn luận và tự do suy nghĩ và hành động là điều cần thiết để theo đuổi sự thật cũng như nâng cao kiến ​​thức và hạnh phúc.

Trên trang VNTB, anh Thới Bình có bài về tội ác của Đỗ Mười, tổng bí thư đảng năm 1991-1997, 16 năm sau chiến tranh. Anh Thới Bình cho rằng tội ác của Đỗ Mười là đánh tư sản ở miền Nam. Với tôi, cái dị ứng mạnh mẽ với Đỗ Mười là câu nói trong hình đính kèm trong bài của anh Thới Bình và đăng lại ở đầu bài nầy. [1]

Rõ ràng, Đỗ Mười là tổng bí thư du côn của một đảng có vẻ như là đảng cướp. Thế thì tại sao tôi có thể phán xét như thế? 

Tôi xin dùng lý trí để lý giải cho việc phán xét ấy. [2] Đầu tiên, tôi viết cho tự do và công lý. Tôi cho rằng việc tôi viết bài ủng hộ các bạn ở VNTB là một việc làm xứng đáng. Tại sao? … vì tự do và công lý là nền tảng cho sự hưng thịnh của con người và một xã hội công bằng. 

Tự do ngôn luận và tự do suy nghĩ và hành động là điều cần thiết để theo đuổi sự thật cũng như nâng cao kiến ​​thức và hạnh phúc.

Công lý đảm bảo rằng tự do không thể hạn chế nếu không có lý do chính đáng. Công lý bảo đảm quyền phản biện và tự do trao đổi ý kiến. Một xã hội công bằng bảo vệ những quyền tự do này để mọi người có được cuộc sống trọn vẹn và tự chủ.

Công lý cũng thúc đẩy sự bình đẳng, công bằng và trách nhiệm giải trình. Công lý đảm bảo rằng mọi người đều được tôn trọng trong đối xử giữa các cá nhân và mọi người có quyền tiếp cận những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. 

Thể chế của Đỗ Mười ngày ấy phủ nhận những quyền này của con người. Thể chế du côn ấy vẫn tồn tại ngày nay với áp bức, phân biệt đối xử và khiến mỗi và mọi người không đạt được năng lực tối ưu và hạnh phúc.

Những việc làm cho tự do và công lý đáng được tôn vinh và những việc làm ấy là cần thiết cho sự phát triển của con người và trao quyền cho mọi người để họ sống cuộc sống hạnh phúc hơn và nhiều hy vọng hơn. 

Chúng ta muốn lựa chọn và quyết định thế giới mà chúng ta cảm thấy đáng sống. Chúng ta không để thể chế khốn nạn của Đỗ Mười áp đặt những quyết định của chúng lên chúng ta. 

Tôi sinh ra và chết đi như một phần của tự nhiên, nhưng tôi cảm thấy sống động nhất khi tôi cố gắng vượt ra ngoài thế giới mà tôi sinh ra vào đó. Thực vậy, hành trình làm người là chủ động để từ chối chấp nhận thế giới mà chúng ta đã sinh ra và lớn lên.

Ở nơi mà những lời khuyên như “hãy thực tế” hoặc “đừng bướng bỉnh” được xem là những lời khuyên để giảm bớt kỳ vọng của chúng ta, những thay đổi gần đây trong hệ thống cai trị khốn nạn nầy đặt ra những câu hỏi sâu sắc về thực tế là gì. 

Khi chúng ta suy nghĩ về những điều tốt xấu trong đời sống, chúng ta loại bỏ những khác biệt đang chia rẽ chúng ta và nhìn nhận phẩm giá con người tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Trái ngược với những quan điểm một chiều nhan nhãn khắp nơi, hãy chụp bắt tiềm năng của mỗi người như một là một công cụ khai phóng cho cuộc đời.

Thay vì cái thể chế công an trị hiện tại, các mối quan hệ chính trị và xã hội phải hướng tới công lý hơn là quyền lực, nhất là trong một môi trường coi trọng tiền bạc và quyền lực. Qua gần 50 năm, chúng ta đã hiểu rõ về thực chất của chúng nó, về phân biệt giai cấp và lý lịch, phân biệt ý thức, phân biệt vùng miền và phân biệt giữa độc đảng và đa nguyên. 

Đấu tranh cho tự do và công lý có thể dẫn đến tù đày hay đoạn cuối của cuộc đời. Đối mặt với cái chết làm trong sáng những lựa chọn và định vị giá trị của dấn thân. Cái gì không giết tôi sẽ làm tôi mạnh mẽ hơn! 

_______________

Nguồn:

1. Thới Bình. VNTB – Tội ác của Đỗ Mười: đánh tư sản miền Nam. 30/04/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-toi-ac-cua-do-muoi-danh-tu-san-mien-nam/.

2. Susan Neiman. Vision of a world liberated by reason. 17/04/2024; Available from: https://www.nytimes.com/2024/04/17/arts/immanuel-kant-300-anniversary.html.

No comments:

Post a Comment