Tờ Thanh Niên nổ phát súng đầu tiên nhắm vào Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.
Lâu nay báo lề Dân dậy sóng về quan hệ giữa cô Trần Vũ Quỳnh Anh và ông Trịnh Văn Chiến với loạt bài của tác giả Trịnh Văn Duy, đã vạch rõ “đường đi nước bước” của cô Quỳnh Anh này, từ một tay tạp vụ, bằng cấp chỉ là Cao đẳng Công nghệ Thông tin Vinh (Nghệ An), Trần Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng chân tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa vào năm 2008.
Và cuộc đời của cô tạp vụ Trần Quỳnh Anh đã sang một trang mới khi lọt vào mắt xanh của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn. Khi trở thành tình nhân của ông Ngô Văn Tuấn, Trần Quỳnh Anh ngay lập tức được tuyển vào công chức của Sở Xây dựng mà không cần có bằng đại học.
Ngô Văn Tuấn đã khôn khéo sử dụng cô bồ vừa để thỏa mãn tình dục, lại làm món hàng dâng hiến cấp trên để được thăng quan tiến chức.
Năm 2010, Trịnh Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực được HĐND bầu giữ chức Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trần Quỳnh Anh nhanh chóng trở thành người tình của Trịnh Văn Chiến từ đó đến nay. Và cứ thế, Quỳnh Anh được đề bạt lên các chức vụ khác, và hiện là Trưởng phòng Nhà và Bất động sản thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Sau khi đóng vai trò “bồ nhí” của ông Bí thư, tài sản của cô gái sinh năm 1986 này bỗng mọc lên như nấm sau mưa.
Để hợp thức hóa đứa con giống ông Chiến như đúc, Quỳnh Anh và Trịnh Văn Chiến đã dựng lên một cuộc hôn nhân giả giữa Quỳnh Anh và người đàn ông người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, người dân sống quanh khu vực căn biệt thự mà Quỳnh Anh và con đang ở tại Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hoá và thậm chí họ hàng, bạn bè của cô ta cũng chưa một lần được gặp mặt ông chồng trong hôn thú.
* * * Những thông tin chưa được kiểm chứng trên báo lề Dân này đến hôm nay lại xuất hiện trên báo lề Đảng.
Hôm nay với tiêu đề “Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh”, tờ Thanh Niên đăng hình căn biệt thự 3 mặt tiền tại khu đô thị Bình Minh, TP.Thanh Hóa của Quỳnh Anh, và mô tả những bước “ thần tốc trên quan lộ” của Quỳnh Anh, từ nhân viên thường, chỉ trong một thời gian rất ngắn, Trần Vũ Quỳnh Anh đã được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng và liên tiếp bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại sở này.
Tờ báo này viết: “Theo tài liệu của Thanh Niên, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Là người khá xinh xắn nên từ hồi đi học và kể cả khi đi làm, bà Quỳnh Anh luôn được bạn bè, mạng xã hội nhận xét như một “hot girl”.
Và quá trình thăng tiến của Quỳnh Anh được tờ Thanh Niên gọi là “bổ nhiệm tốc hành”: “Từ năm 2008 – 2010, với tấm bằng Cao đẳng (CĐ) Công nghệ thông tin ở Nghệ An, Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường ĐH Vinh, đầu năm 2011, Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này. Từ tháng 10.2013 – 4.2014, bà nghỉ sinh con đầu lòng….
Tháng 4.2015, bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau (tháng 10.2015), được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Việc bổ nhiệm một người không có trình độ chuyên ngành làm lãnh đạo cấp phòng đã gây nhiều dị nghị trong nội bộ Sở Xây dựng Thanh Hóa vào thời điểm đó. Bởi thực tế, với trình độ chuyên môn như trên, bà Quỳnh Anh không đủ cả tiêu chuẩn để được tuyển dụng làm công chức của Sở (thông qua thi tuyển), chứ chưa nói đến chuyện liên tiếp được bổ nhiệm làm lãnh đạo phòng”.
Ngoài việc được bổ nhiệm các chức vụ một cách thần tốc, Quỳnh Anh còn được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng (nhiệm kỳ 2015 – 2020) .
Câu hỏi mà tờ Thanh Niên đặt ra là ngoài sự thăng tiến bất thường, với thu nhập mỗi năm khoảng 60 triệu đồng, gia đình không mấy khá giả, nhưng Quỳnh Anh sử dụng khối tài sản lên tới hàng chục tỷ đồng. Từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P. Đông Hương, TP.Thanh Hóa (hiện căn biệt thự này đã được bà Anh chuyển nhượng cho… mẹ ruột của mình) và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng… Đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86), đăng ký của chiếc xe này còn ghi rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh có địa chỉ tại lô 9, LK3 – khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội). Trong khi địa chỉ ghi trong hồ sơ lý lịch cũng như hợp đồng mua lô biệt thự tại khu đô thị Bình Minh (TP.Thanh Hóa) của bà này là tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Hiện chiếc xe này cũng đã được sang tên cho một người khác.
Tuy tờ Thanh Niên không nêu đích danh ông Trịnh Văn Chiến có mối quan hệ như thế nào với Quỳnh Anh, và khối tài sản của Quỳnh Anh có phải do ông Chiến cung phụng hay không? Nhưng ở giữa bài báo, tờ Thanh Niên lại chèn phụ thêm phần “tin liên quan”, in hình ông Chiến với tiêu đề bài “ Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bác bỏ thông tin có “ bồ nhí”. Đúng là “thưa ông tôi ở bụi này”.
Trước đây khi những thông tin về quan hệ giữa Quỳnh Anh và ông Chiến tràn ngập trên mạng, thì đám Dư luận viên nhảy vào bảo vệ ông Chiến và phê bình rằng, những bài báo trên hành văn lủng củng, thiếu chuyên nghiệp. Nhưng không hề bác bỏ về khối tài sản khủng của Quỳnh Anh.
Tuy báo chí đã “khua chiêng gõ mõ”, nhưng phải chăng cuối cùng chỉ là “đá ném ao bèo”, vì “chống tham nhũng khó vì Ta tự đánh Ta”. Cũng chính từ câu nói đã “đi vào huyền thoại” này, ông đã tự động đứng chung hang ngũ với bọn quan tham. Tức là “Ta”.
Nạn tham nhũng của các quan chức tại việt nam đang trở thành “quy luật”. Vì để được thăng quan tiến chức, thì họ phải bỏ tiền ra “mua”. Điều này đã được Võ Hoàng Anh, Đoàn Vũ Duy và hàng loạt cán bộ Thanh tra giao thông Cần Thơ, khi bị bắt, đã “khai báo thành khẩn” rằng, cần phải bảo kê để lấy tiền hối lộ cấp trên để được thăng quan tiến chức.
Phải chăng lúc này TBT Nguyễn Phú Trọng đang bấm bụng “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”? Chính từ một câu nói này của ông Trọng mà đã phơi bày toàn bộ bản chất của chế độ chính trị Việt Nam hiện tại. Đó là chế độ đảng trị, chuyên chế, vì lợi ích ích kỷ của giới lãnh đạo đảng cầm quyền chứ hoàn toàn không phải là nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” như vẫn hô hào bấy lâu nay.
Theo Dân luân/Thanh niên
No comments:
Post a Comment