Thursday, June 29, 2017

Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Dân Làm Báo -  Cập nhật: Phiên tòa vừa kết thúc vào lúc 17:00. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án 10 năm tù giam.

Được biết, khi nói lời sau cùng, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã gửi lời xin lỗi mẹ và hai con nhỏ. Mẹ Nấm nói: "Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy."

Nữ blogger này nói thêm, cô sẽ tiếp tục đi con đường đã đi, đó là con đường tranh đấu cho dân sinh, dân quyền và giúp người dân vượt qua nỗi sợ hãi.

Nhận xét về kết quả phiên tòa, luật sư Võ An Đôn cho biết bản án 10 năm tù giam tuyên phạt Mẹ Nấm là oan sai và không phản ánh đúng bản chất của vụ việc. Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Khả Thành cho rằng đây là bản án quá nặng đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Sau phiên tòa, nhiều người đã đến nhà riêng của Mẹ Nấm để ủng hộ tinh thần cho bà Nguyễn Thị Tuyết Lan.

*

Dưới đây là hình ảnh đầu tiên trong phiên tòa xử án blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh do báo Người Lao Động ghi lại.

Viện lý do phòng xử nhỏ và không đủ chỗ, thân mẫu blogger Mẹ Nấm không được vào bên trong tham dự mà phải theo dõi phiên tòa qua màn hình. Trong khi đó, có thể thấy rất nhiều những người lạ đóng vai “quần chúng nhân dân” lại được vào tận bên trong tham dự phiên tòa.


Trước ngày ra tòa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhắn gia đình gửi vào một chiếc áo trắng lịch sự để cô mặc tham dự phiên sơ thẩm. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan đã gửi áo vào theo lời dặn, nhưng phía CA đã cố tình không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mặc áo trắng ra phiên tòa hôm nay.

*

"Quá bất công và trơ trẽn." Đó là câu trả lời của Nguyễn Kim Tuấn, một bạn trẻ sống tại Sài Gòn khi được CTV Danlambao hỏi về mức án mà VKS đề nghị bỏ tù blogger Mẹ Nấm.

"Với những nỗ lực tranh đấu ôn hoà và không biết mệt mỏi của chị Quỳnh trong thời gian dài vừa qua cho vấn đề dân sinh, môi trường, dân quyền, cho biển đảo của tổ quốc thì chị xứng đáng vinh danh hơn là bị bắt giam, bỏ tù" - Tuấn nói.

Tuấn cho biết thêm: "em chỉ bắt vội chuyến xe đến Nha Trang để yểm trợ tinh thần cho chị Quỳnh, dù biết chắc chắn, với những phiên toà chính trị "công khai" ở VN thì không ai có thể vào tham dự".

Anh Nguyễn Kim Tuấn ngoài cùng bên trái. Ảnh MLBVN
*

Sáng nay 29/6/2017, Tòa án cộng sản tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS.

Phiên tòa do thẩm phán Trần Hữu Viên làm chủ tọa. Luật sư tham gia bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gồm: Lê Văn Luân, Nguyễn Hà Luân, Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành. Tuy nhiên LS Nguyễn Hà Luân vì lý do đột xuất nên không thể tham gia bào chữa cho blogger Mẹ Nấm.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979, là một trong những thành viên sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam.

Trong khoảng mười năm hoạt động bảo vệ nhân quyền, chủ quyền biển đảo, môi trường và cải thiện dân sinh blogger Mẹ Nấm đã nhiều lần bị bắt bớ, câu lưu và đánh đập. Năm 2009, chị từng bị bắt giam 10 ngày sau đó được thả.

Hoạt động của Mẹ Nấm cũng như của Mạng Lưới Blogger Việt Nam khá đa dạng và có tác động nhất định cho tiến trình dân chủ hoá đất nước: từ biểu tình yêu nước chống Trung cộng xâm lược, đấu tranh cho các Tù Nhân Lương Tâm đến những chiến dịch đòi nhân quyền, dân sinh và phổ biến các phương thức đấu tranh bất bạo động.

Với những đóng góp không mệt mỏi suốt gần mười năm qua, Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được công luận trong nước và quốc tế biết đến như một Người Bảo Vệ Nhân Quyền đầy uy tín và can trường. Chị đã được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận. Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự (Civil Rights Defenders) trao cho chị Giải thưởng Người Bảo Vệ Dân Quyền 2015. Tháng Ba năm 2017, Quỳnh được đệ nhất phu nhân Melania Trump và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm. Cuối năm 2016, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng vinh dự được nhận giải thưởng Nhân quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt ngày 10/10/2016 khi đang đi cùng bà Nguyễn Thị Nay đến nhà tù để đòi quyền được thăm nuôi con trai bà là TNLT Nguyễn Hữu Quốc Duy. Đây đồng thời cũng là thời điểm khốc liệt trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống tập đoàn xả thải Formosa mà Quỳnh là một trong những người hoạt động tích cực.

Trong hơn 8 tháng, Mẹ Nấm đã bị giam tại Cam Lâm – Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt. Tuy nhiên gia đình vẫn được an ninh thông báo và đi gửi thực phẩm, tìm cách được gặp Mẹ Nấm tại trại giam công an Khánh Hoà. Trong thời gian bị giam cầm, Mẹ Nấm đã bị các cai tù cấm không cho mặc đồ lót và dùng băng vệ sinh, không được gặp người thân và luật sư.

Ngay khi có thông báo về phiên xử, nhiều người đã tuyên bố sẽ đến Nha Trang để ủng hộ tinh thần Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho dù họ biết trước sẽ không thể tiếp cận được khu vực toà án thậm chí bị bắt bớ, đánh đập.

Trước phiên xử một ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan mẹ của Quỳnh đã được gặp con gái trong khoảng 5 phút ngắn ngủi. Xung quanh khu vực toà án đã bị phong toả, một số người từ các tỉnh thành khác đến Nha Trang cũng đã bị theo dõi và bám sát. Khu vực nhà riêng của bà Tuyết Lan đã có hơn 10 tên an ninh canh gác.

Cũng từ chiều hôm trước, các ngả đường dẫn đến Toà án đã xuất hiện nhiều xe đặc chủng của công an, xe bus và nhiều mật vụ đứng rải rác thành từng nhóm.


Quang cảnh toà án trước ngày xét xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nguồn video: CTV Danlambao & Trịnh Kim Tiến

Sáng sớm ngày 29, tình hình Nha Trang nói chung và khu vực toà án nói riêng càng bất thường. Mẹ, anh trai TNLT Nguyễn Hữu Quốc Duy là bà Nguyễn Thị Nay và Nguyễn Văn Chưởng bị an ninh chặn đường, bị ép “đi làm việc” tại công an phường Mỹ Ca (Cam Ranh).

Bà Tuyết Lan, mẹ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng blogger Trịnh Kim Tiến đi bộ tới trụ sở toà án trong vòng vây của công an, mật vụ. Họ không thể vẫy được xe taxi hoặc xe bus vì bị an ninh ngăn cản. Người nhà của bà Lan sau đó đã dùng xe máy chở bà đến phiên toà. Khoảng 7 giờ 45 phút, bà Lan đã được vào khu vực toà án nhưng không biết có được vào khán phòng theo dõi phiên xử của con bà hay không. Trong khi đó blogger Trịnh Kim Tiến bị chặn ở ngoài mặc dù cô đã có đơn yêu cầu tham dự phiên toà với tư cách người liên quan. Tiến cũng bị an ninh yêu cầu tắt điện thoại khi cô đang quay hình trực tiếp


Video: Trịnh Kim Tiến

8h00: 6 người thân của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng bạn bè đã tới khu vực toà án, nhưng không có bất cứ ai được vào bên trong ngoài bà Lan. Tuy nhiên, hiện tại gia đình không liên lạc được với bà Lan. Mọi phương tiện liên lạc đều bị cắt đứt. Bên ngoài có rất nhiều xe phá sóng.

Ba viên an ninh luôn theo sát gia đình và bạn bè 
blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước phiên toà. Ảnh gia đình cung cấp

Bảng cấm vào khu vực phiên toà được dựng dày đặc. Ảnh: CTV Danlambao


8h30: Hơn 10 anh em Sài Gòn đang ở cách khu vực phiên toà hơn 100 mét trong sự bao vây dày đặc của an ninh Khánh Hoà và Sài Gòn.

Đã có một phụ nữ và thanh niên chưa xác định vừa bị bắt ở khu vực toà án khi giơ điện thoại lên chụp.

Ảnh: Blogger Dương Đại Triều Lâm

Một cộng tác viên của Dân Làm Báo có mặt tại khu vực tòa án Khánh Hòa cho biết: Ngay từ sáng sớm, các ngả đường dẫn đến tòa án nằm trên đường Phan Bội Châu đã được công an, CSGT, an ninh, mật vụ cộng sản bố trí phong tỏa.

Từ đoạn ngã ba Trần Phú-Phan Chu Trinh đã xuất hiện một nhóm khoảng 10 CSGT và an ninh mật vụ nhằm quan sát tình hình. Đi tiếp vào phía trong ngay công viên Paster (nơi đang tổ chức hội chợ), nhiều hàng rào “cấm tất cả các phương tiện đường bộ” đã được dựng sẵn. Đến đoạn đường phía đối diện công viên là đường Ngô Quyền giao với Phan Bội Châu thì các hàng rào đã được dựng để chặn đường dẫn vào tòa án. Đối diện ngã ba đường Ngô Quyền-Phan Bội Châu là Doanh trại quân đội, có khoảng 70 đến 80 an ninh được bố trí tại khu vực này.

Khi chúng tôi đến gần tòa thì CSGT đã ngăn chặn và hướng dẫn đi đường khác với lý do đưa ra là nơi đây đang diễn ra sự kiện quan trọng. Vòng qua phía sau theo đường Phan Đình Phùng thì rất nhiều nhóm an ninh, dân phòng, công an sắc phục được bố trí rải rác nhiều vị trí. Khoảng 20 mét thì có một nhóm, theo ước lượng có khoảng hơn 200 CSGT, dân phòng, công an sắc phục, an ninh mật vụ cùng một số xe đặc chủng của lực lượng công an Khánh Hòa.

Các quán cà phê khu vực gần tòa án để có rất nhiều “người lạ” ngồi uống nước nhưng cặp mắt luôn láo liên, nhìn trước, nhìn sau.

Xa khu vực tòa án là Chợ Đầm, nơi du khách đến mua sắm thì vẫn thấy CSGT và công an sắc phục bố trí quan sát hoạt động của những người đến mua sắm.

Blogger Trịnh Kim Tiến, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn một số người thân, bạn bè của Quỳnh bên ngoài phiên tòa:



Ông Nguyễn Minh Hùng, cậu ruột của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời nhà từ khá sớm để đến tòa án nhưng ông không được vào. Ông cho biết: “Tôi là cậu ruột của Quỳnh. Tôi đến đây để dự phiên tòa công khai nhưng mà không công khai tí nào. Bằng chứng là chúng tôi là người thân mà cũng không được vào”.

Ông Nguyễn Minh Hùng - cậu của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Ảnh: Blogger Trịnh Kim Tiến

Khi được hỏi ông có biết về các hoạt động của Quỳnh không, ông Hùng trả lời: “Cháu tôi không làm gì sai. Nó chỉ nói về sự thật đối với Nhà nước này thôi nhưng Nhà nước không thích sự thật. Nhưng tôi vẫn hy vọng Nhà nước này sẽ nghĩ lại, sẽ dám đối diện với sự thật”.

Anh Phạm Văn Hải, người tham gia rất nhiều hoạt động của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và là một gương mặt đấu tranh nổi trội tại Nha Trang nhận xét về bản cáo trạng và phiên tòa kết tội Mẹ Nấm: “Đây là bản cáo trạng phi lý vì Quỳnh chỉ thể hiện quyền tự do phát biểu, tự do chính kiến của mình thôi. Bản thân việc đưa Quỳnh ra tòa xét xử đã là một việc làm phi lý. Quỳnh cũng như những người bất đồng chính kiến khác phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, chứ không thể bị kết tội”.

Anh Phạm Văn Hải. Ảnh: Blogger Trịnh Kim Tiến
Anh Nam, một người dân Nha Trang cho hay anh biết Quỳnh qua những hoạt động của chị và nể phục người phụ nữ này. Anh đến đây để ủng hộ tinh thần cho Quỳnh. Anh Nam nói rằng Quỳnh là người đấu tranh có tâm và ước mơ của chị đơn giản là được sống trong môi trường không ô nhiễm, mọi người có nhân quyền, được tôn trọng.

Anh Nam. Ảnh: Blogger Trịnh Kim Tiến

Tại Sài GònChị Võ Hồng Ly đã xuống đường gương cao biểu ngữ "Free Mẹ Nấm - Yêu nước không có tội", ""Môi trường & quyền con người cho Việt Nam" để đồng hành cùng blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.


Trên Facebook của mình, Ls Lê Công Định đã bày tỏ thái độ của anh về phiên toà và bản án như sau:

ĐẢ ĐẢO phiên tòa lố bịch xét xử Mẹ Nấm!
Dù kết quả ra sao, đó sẽ là bản án của chính chế độ cộng sản phi nhân này.

Một số bạn trẻ bất chấp nguy hiểm, rủi ro để đến Nha Trang tham dự phiên toà, đã chia sẻ cùng blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành:

Nguyễn Thành Phát"Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được tổ chức bảo vệ nhân quyền trao giải. 

Chị Quỳnh đã có nhiều hoạt động tích cực cho việc đấu tranh về nhân quyền. Năm 2016, chị mạnh mẽ cùng mọi người đấu tranh lên án việc Formosa gây thảm hoạ cho các tỉnh miền Trung. Vì lý do đó mà nhà cầm quyền đã kiếm cớ để bắt chị.

Theo em việc làm của chị Quỳnh là đúng, em nghĩ việc đúng thì em không nên sợ, và hôm nay em quyết định đến đây để ủng hộ chị."

Phạm Hà Nam"Lẽ ra Mẹ Nấm phải là một người được chính quyền vinh danh giống như các tổ chức nhân quyền quốc tế đã vinh danh Mẹ Nấm, chứ không phải là một bản cáo trạng buộc tội vô lý và vô căn cứ của chính quyền. Bởi vì những đòi hỏi của chị Quỳnh đều là chính đáng đối với một người dân đang đứng trước thực trạng bất công của xã hội. Nhất là sự cố thảm họa môi trường lịch sử do Formosa gây ra."

Nguyễn Kim Tuấn: "Mình được biết blogger Mẹ Nấm được 5,6 năm rồi. Mình thấy ý kiến của chị trên mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận của người dân, nó phù hợp với Hiến Pháp cũng như công ước mà chính quyền VN đã ký kết với quốc tế. Cho nên mình nghĩ việc mà Mẹ Nấm thể hiện quyền của mình hoàn toàn phù hợp và chẳng có gì trai trái cả.

Mình có đọc qua những cáo trạng của VKSND tỉnh Nha Trang thì những chứng cứ VKS đưa ra hoàn toàn mơ hồ, mang tính cảm tính. Nếu buộc tội những chứng cứ đó thì bất cứ người dân nào không đồng ý với chính quyền thì cũng có thể bỏ tù.

Cho nên hôm nay mình tới đây tham dự để ủng hộ tinh thần Mẹ Nấm, và cũng là một lời khẳng định của mình: Những việc làm, quyền tự do ngôn luận của người dân phải được đảm bảo thì nhà nước mới được vững mạnh."

Khi được hỏi "Trước khi tới đây Tuấn có lường trước được việc sẽ bị lực lượng an ninh bắt bớ, đánh đập không", Tuấn chia sẻ:

"Mình suy nghĩ trường hợp đó rồi và mình chấp nhận những chuyện đó, vì phiên toà toà được tổ chức công khai thì mọi người dân đều có quyền tham dự. Việc tham dự phiên toà của mình hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với tất cả quy định của pháp luật, nhưng mình thấy cổng phiên toà bị chặn ở 2 bên đường, như vậy là hạn chế sự tiếp cận phiên toà của người dân, trái với quy định của pháp luật."

Tại Hà Nội: Đại diện một số tổ chức XHDS đã tổ chức buổi gặp mặt để phản đối phiên toà xét xử trái phép đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra tại Nha Trang, Khánh Hoà.


Bên ngoài khu vực gần tòa án, một nhóm bạn trẻ đã lấy băng keo dán vào miệng, đứng ngay cạnh tấm biển cấm các phương tiện giao thông qua lại (đây là biển cấm do công an tự dựng trước phiên toà) để biểu thị đây là phiên tòa bất công, dập tắt tiếng nói công chính và cấm người dân vào tham dự.


11h45 phút, toà nghỉ trưa. 14h phiên toà tiếp tục. 

Luật sư Lê Khả Thành cho biết, VKS đề nghị mức án 8-10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm.

12h00 Nguyễn Minh Bảo Ngọc – em họ của blogger Mẹ Nấm vừa bị bắt và đưa về công an phường Xuân Huân tại số 11 Phan Bội Châu, Nha Trang. Hiện tại Bà Nguyễn Tuyết Lan cùng gia đình đang tới phường Xuân Huân để đòi người.

Luật sư Lê Luân - người bào chữa cho blogger Mẹ Nấm sáng nay chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Sáng vào qua vòng kiểm soát an ninh rất chặt chẽ, bỏ mọi đồ đạc có kim loại ở ngoài, kể cả đồng hồ, bút do an ninh cấp riêng cho mang vào phòng xử.

Bị cáo yêu cầu được luật sư Hà Luân và Hà Sơn bào chữa nhưng không được chấp nhận và vẫn tiếp tục xử, dù tôi cũng đã đưa ra yêu cầu về việc cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo (điều 11 BLTTHS). Tiếp theo vị Chủ toạ còn nhắc nhở tôi không mặc đúng đồng phục theo Quy chế của Đoàn luật sư vì tôi mặc áo xám ghi. Toà nói như vậy là không tôn trọng HĐXX. Tôi đáp lại rằng, tôi cho rằng tôi đang mặc đúng quy định của pháp luật.

Tôi tiếp tục yêu cầu triệu tập 3 giám định viên của Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Khánh Hoà vì có nhiều thuật ngữ, cách lập luận mà "tôi thấy khó hiểu", nhưng chủ toạ cho rằng yêu cầu của tôi không chính đáng nên không xem xét.

Phiên toà vẫn tiếp tục tiến hành. Đế trưa mới kết thúc phần thẩm vấn. Chiều tiếp tục tranh luận."

Anh Trần Nhật Phong cũng đồng hành cùng Blogger Mẹ Nấm
29/6/2017

No comments:

Post a Comment