Tuesday, April 11, 2017

Phải chăng cộng sản đang thực hiện chiến dịch “giải phóng âm nhạc”?

Hải Âu (Danlambao) - Sau 5 ca khúc bất hủ được sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành vĩnh viễn, đến lượt bản nhạc cổ “Dạ cổ hoài lang” đang bị “treo” án chung thân. Hiện tại bài hát “Nối vòng tay lớn” chưa được cấp phép lưu hành. Điều gì đang diễn ra khi những bài hát nổi tiếng này đã, đang là vấn đề nóng trong việc quản lý biểu diễn nghệ thuật của cộng sản? Trước đó, sở VHTT và DL tỉnh Tiền Giang là cơ quan trực thuộc của Bộ này cũng đã có văn bản cấm bài hát “Mùa Hoa Đỏ” một bài hát nặc mùi cộng sản. Tuy nhiên sau vài lần họp hành, báo cáo thì bài hát này đã được “bỏ nhỏ” sẽ không bị cấm nữa.

Kể từ sau 1975, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được sử dụng rất nhiều trong các chương trình văn hóa nghệ thuật do cộng sản tổ chức. Thế nhưng không hiểu lý do gì mà Cục Biểu diễn nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do cộng sản nắm quyền cấm lưu hành phổ biến.

Được biết vào ngày 21/4/2017, trường Đại học Y dược Huế kết hợp cùng gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn”. Tuy nhiên chương trình đã gặp phải khó khăn do có tới 4 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác đang nằm trong không được phép phổ biến. Ngoài ca khúc “Nối vòng tay lớn” là những bài “Huế-Sài Gòn-Hà Nội”, “Ca dao Mẹ” và “Đêm thấy ta là thác đổ” bị nhà cầm quyền cộng sản gây khó khăn vì chưa có hồ sơ cấp phép lưu hành.

Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng cục biểu diễn nghệ thuật của cộng sản đảng cho biết: “theo nghị định của chính phủ về phổ biến các sáng tác trước năm 1975, các đơn vị tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn những tác phẩm này phải tự hoàn thiện hồ sơ gửi lên Cục. Hồ sơ bao gồm nhiều giấy tờ như đơn đề nghị cấp phép, bản ghi âm nội dung tác phẩm và chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả”.

Bốn ca khúc trên đã từng được sử dụng rất nhiều trong các chương trình ca nhạc tại Việt Nam suốt nhiều năm nhưng không hề gặp cứ trở ngại nào khi lưu hành. Hầu hết người yêu âm nhạc đều dễ dàng nhận ra đây là những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hàng chục năm qua những ca khúc này đã trở nên quá quen thuộc với công chúng trong các đêm nhạc cộng đồng hay những chương trình âm nhạc lớn nhỏ được tổ chức trên cả nước. 

Cơ cấu cai trị của tập đoàn cộng sản đảng có 18 bộ, trong đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một cơ quan quản lý tư duy và sở thích của người dân Việt Nam. Dưới sự thống trị của cộng sản đảng, cơ quan này được giao quyền hạn quản lý những vấn đề liên quan đến những hoạt động giải trí văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước.

Chính những show diễn mang nội dung tuyên truyền chế độ cũng được ban tuyên giáo cộng sản chọn những ca khúc trên để biểu diễn. Điều này cho thấy cộng sản biết, hiểu và quản lý các ca khúc này trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên cộng sản bất ngờ bày trò cấm phổ biến rộng rãi các ca khúc trên. Phải chăng cộng sản đảng đang tổ chức chiến dịch “giải phóng âm nhạc” ra khỏi đời sống người dân Việt Nam?

Những bản nhạc dù nằm trên giấy hay được cất lên đâu đó thì vốn dĩ vẫn là thứ vô tri vô giác. Chỉ những người sáng tác hay những người nghe và hát thì mới có sự cảm nhận cái hay, cái đẹp từ những bài hát. Để từ đó những ca khúc ấy được phổ biến, được đón nhận và đi vào lòng công chúng thuận theo lẽ tự nhiên. Cái gì hay, cái gì đẹp, cái gì văn hóa sẽ được chấp nhận mà không cần đến bất cứ thủ tục hay quy trình xin cho theo lối cộng sản. 

Chế độ cộng sản vốn dĩ được sinh ra từ sự dối trá, tàn bạo và độc tài. Chính vì thế những gì là sự thật, những gì là văn hóa luôn được xem là những thứ không được phép tồn tại trong tư duy của những kẻ cầm quyền. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cái tên nghe rất văn hóa nhưng thực tế đây là một tổ chức không hiểu biết gì về văn hóa. Đã thế lại còn đẻ ra cái Cục biểu diễn nghệ thuật với chức năng tham mưu những vấn đề về văn hóa nghệ thuật cho Bộ này. Trước thì cấm vì cho rằng các ca khúc trước 1975 bị sửa lời, sau thì nói không xác định được thời điểm sáng tác, giờ lại la làng bắt phải xin phép này nọ. Những kẻ cầm quyền trong đảng cộng sản với bản chất rừng rú cho thấy chúng nhận thức âm nhạc như thể loài khỉ trường sơn rú lên mỗi khi tranh giành miếng ăn.

12.04.2017

No comments:

Post a Comment