Cá chết nổi đầy mặt hồ ở Đà Nẵng (ảnh: Sài Gòn Báo)
Trong 2 ngày 29/30-3, tại hồ Bàu Trảng (còn gọi hồ điều tiết Thanh Lộc Đán), thuộc các đường Bàu Trảng 3 và 4, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Có rất nhiều cá chết trôi dạt vào bờ hồ và nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Hầu hết cá chết là cá rô phi có trọng lượng từ 0.3kg đến 0.5kg, bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Tại thời điểm cá chết, nguồn nước tại hồ có màu đen. Đặc biệt, tại cống xả từ kênh Phần Lăng chảy xuống có hiện tượng ô nhiễm, nước màu đen, có bọt trắng. Hạ nguồn kênh Phần Lăng cũng tương tự.
Giống như vụ cá chết hàng loạt xảy ra ở tỉnh Bình Dương cách đây một tuần, việc cá rô phi chết là một điều đáng báo động. Nó cho thấy nước trong hồ đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Vì cá rô phi vốn sống được cả ở nguồn nước có hàm lượng amôniắc tới 2.4mg/lít và lượng oxy chỉ có 1mg/lít. Cá rô phi chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 11 độ C. Giới hạn pH đối với cá rô phi từ 5-10. Vùng nước mà đến cá rô phi còn không sống sót nổi, thì không có loại cá nào sống sót.
Đến cuối giờ chiều 30-3, ngoài số cá đã chết, hiện nay cá lờ đờ, nổi sát mặt nước cũng rất nhiều. Ông Võ Thanh Tuấn, nhà ở ngay khu vực hồ Bàu Trảng cho biết, cứ cách 3 tháng lại xuất hiện tình trạng cá chết nổi lên mặt nước. Nhưng người dân không hiểu rõ nguyên nhân, vì xung quanh đây không có nhà máy nào xả thải. Môi trường ở đây hôi thối, người dân chịu không nổi.
Nhà chức trách từ chối trả lời báo chí, và mới bắt đầu tiến hành vớt cá chết vào cuối giờ chiều ngày 30-3.
Thỉnh nguyện thư kêu gọi ra quốc tế về thảm họa Formosa đang thu hút sự quan tâm của người Việt khắp nơi trên thế giới, trong lúc tình hình ô nhiễm môi trường liên tục xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Nếu không có hành động nhanh chóng, ô nhiễm môi trường sẽ trở thành thảm họa diệt chủng dân tộc Việt.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
No comments:
Post a Comment