Monday, February 13, 2017

Ngày “dơ” Việt Nam

Hạ Trắng (Danlambao) - Mười lăm năm nay rồi, cứ đến Rằm tháng Giêng là các nhà thơ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dịp sổ tài thơ phú. Ngoài việc khoe thơ mình, các thợ chữ còn trưng bày thơ của các thi hào, thi sĩ nổi tiếng trong nền thi ca Việt Nam thuộc những thế kỷ trước.

Chính vì có thơ của các tác giả từ thế kỷ trước nên các nhà thơ hậu sinh mới bị... nhầm. Mà nhầm ai không nhầm, nhầm ngay câu thơ để đời trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, mới chết chứ!

Cụ Nguyễn Du viết “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời” thì Ban tổ chức lại in “nhầm” thành Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời". Nhầm thế là hỏng, là chổng đít vào thơ rồi còn gì nữa.

Việc in sai chính tả ở dưới nhiều bức ảnh triển lãm ảnh cũng khiến những người đi xem Ngày thơ Việt Nam tỏ ra thất vọng và buồn cười. Nhưng việc sai lỗi chính tả là chuyện bình thường thôi. Thử hỏi “có văn bản dài nào mà không có lỗi sai này” không? Ngay thánh sống Hồ Chủ tịt vĩ đại, doanh nhân bán nước - ấy quên - danh nhân văn hóa thế giới còn viết sai chính tả như cơm bữa kia kìa, huống hồ người trần mắt thịt như những nhà thơ xã nghĩa ta ngày nay.

Nhưng buồn cười nhất là quả “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cụ thể là trên một tấm pa nô to tổ chảng với hình ảnh nhà thơ Yến Lan nhưng lại được dùng để minh họa cho tên và hai câu thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Tấm pa nô được đặt trang trọng trên “Con đường thi nhân” -m ột trong những “gian” trưng bày thơ trong Ngày thơ Việt Nam. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này, theo lý giải của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn là vì “có rất nhiều nhà thơ như vậy mà phân chia nhiều người làm nên có thể có người không thể nắm rõ được toàn bộ khuôn mặt của các nhà thơ”. Cho nên muốn không bị rơi vào tình trạng thơ ông nọ cắm mặt bà kia, thì ít người làm thơ thôi, ít nhà thơ thôi, cho người ta thuộc mặt, khỏi nhầm.

Nói đến đây bỗng nhớ đến chuyện Trạng Quỳnh. Chuyện rằng một số người quen biết Trạng cũng muốn được “hưởng chút ấm nhà chúa”, nên mới nhờ cậy. Trạng bèn làm như thế này:

“Tối đến, Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.

Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.

Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:

- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!

Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh "ông nọ bà kia" hệt như thế.

Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:

- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!”.

Tại các ông các bà đến nhờ cậy mới bị Trạng Quỳnh chơi sỏ, ra nông nỗi “ông nọ bà kia”. Hai nhà thơ của chúng ta đang yên ổn dưới suối vàng, chẳng trêu tròng ai bỗng bị bọn hậu sinh ngu dốt chơi cho một vố đau điếng “thơ ông Hàn cắm mặt ông Lan”. Thật không ra làm sao cả.

Đã thế, thơ của các ông còn bị lôi ra “trưng bày” cùng với những câu thơ tục tĩu của bọn thợ chữ, dạng như kiểu “thơ” này:

Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót
Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”.

Hai câu thơ của tay thợ chữ Trần Anh Trang thật thú vị để miêu tả đến cảnh “ông nọ bà kia” trọng truyện Trạng Quỳnh.

“Ngày thơ Việt Nam” đâu không thấy, chỉ thấy giống “ngày dơ Việt Nam” do bọn thợ chữ thời xã hội chủ nghĩa dàn dựng mà đứng đầu là tên bút nô Hữu Thỉnh vừa bất tài vừa đểu cáng.

13.02.2017

No comments:

Post a Comment