Vào chiều ngày 04 tháng 02, 2017, tại buổi làm việc của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo cộng sản Việt Nam, chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu ngành giáo dục phải đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, những “công dân toàn cầu”, để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước cũng như ngoài quốc tế.
Báo chí lề phải trong nước cho biết là ông Trần Đại Quang đã dùng từ “toàn cầu” hai lần trong lúc nói chuyện, nhưng không viết rõ là từ “toàn cầu” ở đây mang ý nghĩa gì. Bộ Trưởng Giáo Dục, Đào Tạo- ông Phùng Xuân Nhạ- cũng khẳng định rằng bộ sẽ xem xét đưa nội dung về giáo dục “công dân toàn cầu” vào chương trình học.
Nội dung về giáo dục “công dân toàn cầu” là như thế nào cũng không thấy ông Phùng Xuân Nhạ giải thích. Chỉ biết rằng cho đến ngày hôm nay, sinh viên Việt Nam vẫn bị bắt buộc phải học triết học Mác Lê Nin, kinh tế Marxist ; những thứ đã bị thế giới bỏ vào thùng rác lịch sử . Tình trạng sinh viên ra trường bị thất nghiệp ngày càng cao, vì họ được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của các công ty đang cần người. Các nhà giáo dục trong nước đã kêu gào cần phải làm một một cuộc cách mạng giáo dục. Thế nhưng tiếng kêu của họ bị rơi vào hố thẳm, vì giáo dục được đảng cộng sản xem là công cụ chính trị, công cụ tuyên truyền hơn là việc đào tạo những công dân yêu nước, hữu ích cho xã hội. Đừng nói chi xa xôi đến chuyện đào tạo “công dân toàn cầu”.
Tường Thắng / SBTN
No comments:
Post a Comment