Thursday, January 12, 2017

NeoBags - Hồi chuông cảnh tỉnh về vi phạm luật lao động

Lan Hương, phóng viên RFA 2017-01-12  
Hàng trăm công nhân công ty TNHH NeoBags đứng ngoài chờ đoàn công tác họp với lãnh đạo sáng 9/1/2017.
Hàng trăm công nhân công ty TNHH NeoBags đứng ngoài chờ đoàn công tác họp với lãnh đạo sáng 9/1/2017. Photo courtesy of thanhnien.vn
Bước vào năm mới 2017 đã xảy ra một số vụ đình công của công nhân với nguyên nhân do chủ sử dụng lao động không tuân thủ những qui định do cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra.
Nếu công ty phạm luật...
Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được áp dụng từ ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên NeoBags tại Long Hồ, Vĩnh Long bị nói là không thực thi qui định đó khiến vào ngày 7 tháng giêng năm 2017, hơn 1.500 người lao động của công ty nghỉ việc, đứng dàn hàng biểu tình đòi công ty bảo đảm quyền lợi cho công nhân.
Công nhân đòi tăng lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật, tăng tiền trợ cấp, tiền xăng đi lại, tiền chuyên cần. Công nhân NeoBags cũng phản đối chế độ không có tiền thâm niên, không ứng tiền tiêu Tết, và ép buộc công nhân tăng ca quá nhiều khiến hàng trăm công nhân ngất xỉu phải cấp cứu trong bệnh viện chỉ trong tháng 12 năm ngoái. Nhận xét về tình hình này, luật sư Hà Huy Sơn cho biết:
Đối với công ty không tăng lương theo mức tối thiểu, khi mà lương tối thiểu lên mà người ta không tăng theo cái tỷ lệ như thế, thì tôi nghĩ nó là sự vi phạm luật của nhà nước rồi.
- Chuyên gia Nguyễn Quang A
Theo tôi một khi Chính phủ đã có quy định thì công ty phải chấp hành văn bản dưới dạng luật của Chính phủ. Còn cái chuyện không chấp hành thì có chế tài của luật bảo hiểm xã hội.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A thì nhận định rằng tình trạng vi phạm luật lao động ở Việt Nam xảy ra “như cơm bữa” và là trách nhiệm của Sở và Bộ Lao động.
Đối với công ty không tăng lương theo mức tối thiểu, khi mà lương tối thiểu lên mà người ta không tăng theo cái tỷ lệ như thế, thì tôi nghĩ nó là sự vi phạm luật của nhà nước rồi. Và cái chuyện công nhân người ta đình công như vậy là rất dễ hiểu. Lẽ ra các cơ quan giám sát của nhà nước như Sở Lao động hay Bộ Lao động phải can thiệp ngay thì có thể tránh được đình công như vậy.
Chị Trang, một công nhân đang lao động tại một xí nghiệp ở Thái Bình cũng cho biết suy nghĩ của mình dưới góc độ của một người lao động khi doanh nghiệp vi phạm lợi ích cho những người như mình:
Theo em nếu nhà nước đã yêu cầu tăng lương tối thiểu vùng mà công ty lại không tăng lương thì nếu mình không có quyền hành gì mà mình có khả năng đình công thì mình cứ đình công thôi, cái đó là quyền lợi của mình, mình không làm được ở công ty này thì mình có thể làm ở công ty khác. Người ta cũng đi làm mà, tại sao lại không tăng lương cho người ta? Nếu mà muốn giữ công nhân thì phải làm thế nào để công nhân được nhận xứng đáng theo sức lao động mình bỏ ra.
... giải quyết ra sao?
dinh-cong-9-1-1_4128_2322_299_3748_2249_721-400.jpg
Công nhân ngồi trước xưởng đình công sáng 9/1/2017. Courtesy of baocongan
Ngay trong chiều ngày 7 tháng giêng, lãnh đạo công ty NeoBags và đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động huyện Long Hồ, Công an tỉnh Vĩnh Long, Thanh tra đã họp mặt và đưa ra hướng giải quyết. Theo đó, công ty sẽ trừ 50% tiền chuyên cần của nhân viên; những ngày công nhân nghỉ đình công sẽ bị trừ vào phép năm, và nhân viên sẽ phải làm bù vào Chủ Nhật nhưng tính lương như ngày thường. Giải thích nguyên nhân chưa áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới ban hành, lãnh đạo công ty TNHH NeoBags nói là còn đang chờ để tham khảo các công ty khác. Nhận xét về cách xử lý này, luật sự Hà Huy Sơn gợi ý đại diện của công nhân nên kiện công ty này để tòa có đánh giá, quyết định phù hợp, công bằng với hoàn cảnh:
Theo tôi để vấn đề này rõ ràng thì đại diện công đoàn của công nhân nên kiện công ty này ra tòa để tòa có phán quyết khách quan hơn.
Theo tôi để vấn đề này rõ ràng thì đại diện công đoàn của công nhân nên kiện công ty này ra tòa để tòa có phán quyết khách quan hơn.
- Luật sự Hà Huy Sơn
Ông Nguyễn Quang A đồng tình với ý kiến rằng có thể hình thức xử phạt này hợp lý vì được quy định trong hợp đồng lao động mà người ngoài cuộc khó có thể biết được. Tuy nhiên ông cũng dự đoán rằng nếu công nhân cứ tiếp tục đình công vì không hài lòng với cách xử lý này thì doanh nghiệp cũng phải chấp nhận đòi hỏi của họ.
Tôi nghĩ là bởi vì quy định của luật pháp không rõ ràng, và bản thân công đoàn cũng không làm đúng trách nhiệm của mình. Cho nên đây thực sự là cuộc giằng co giữa chủ doanh nghiệp và các công nhân ở đó. Họ nói là trừ tiền chuyên cần thì cũng có thể có lý bởi vì đó có thể là quy định riêng của nhà máy là như vậy. Nhưng mà nếu công nhân họ đoàn kết để bảo vệ lợi ích của mình, tiếp tục đình công thì doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận đòi hỏi của họ mà thôi.
Song hành với luật về mức lương tối thiểu vùng là Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với những người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức tối thiểu Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, ông Quang A cho rằng chính quyền không nên can thiệp một cách gay gắt vào các doanh nghiệp, mà thay vào đó thì lắng nghe ý kiến của người dân để điều chỉnh luật lệ sao cho phù hợp với nguyện vọng của họ.
Nếu như đã là quy định của nhà nước rồi, dù cho có chưa được hợp lý cho lắm thì cũng phải buộc mọi người thực thi. Những người bị ảnh hưởng thì được quyền cất tiêng nói của mình để phản đối. Và sự tương tác giữa người dân và chính quyền làm cho chính quyền sẽ thay đổi luật lệ của mình theo ý nguyện của người dân. Nếu làm được như thế thì mới có sự tiến triển tốt cho tất cả các bên.
Ai bảo vệ công nhân?
Trong khi đó, luật sư Hà Huy Sơn lại nhấn mạnh rằng chính quyền cần dùng mọi biện pháp để làm sao bảo vệ được quyền lợi cho người lao động, quyền được đình công của họ mà Pháp luật quy định trong điều 206 Bộ luật Lao động 2012, nhưng cũng cần phải đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Khi được hỏi về những mong ước tại nơi mình làm việc, chị Trang chia sẻ rằng nếu giả sử đình công xảy ra tại công ty chị thì chị mong ước sẽ có ai đó đứng về phía những người công nhân như chị để bảo vệ quyền lợi cho họ. Chị cũng hi vọng:
Em mong muốn công ty em làm đúng luật thôi...Rất muốn sẽ có ai đó đứng về phía mình để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Chị Trang, công nhân
Em mong muốn công ty em làm đúng luật thôi, và làm thế nào để bọn em thấy là mình bỏ sức lao động này ra là đúng, không bị uổng phí thì khi ấy công ty sẽ giữ được công nhân.
Rất muốn sẽ có ai đó đứng về phía mình để bảo vệ quyền lợi của mình.
Sáng ngày 9/11 vừa qua, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ 14, Hội nghị Ban chấp hành khóa XV. Một trong những vấn đề được đưa ra là giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động, an toàn lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có trung bình khoảng 25.000 vụ vi phạm luật lao động trong đó chủ yếu liên quan đến hợp đồng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật và trách nhiệm.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/neobags-a-wakeup-call-ab-violation-of-labor-code-in-2017-lh-01122017092531.html/neobags-hoi-chuong-canh-tinh-ve-vi-pham-luat-lao-dong

No comments:

Post a Comment