- Ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đến hôm nay, trên địa bàn có 7 người chết, 1 người mất tích do mưa lũ.
Cây trồng của người dân xác xơ sau khi lũ rút. |
Thông tin từ UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đợt mưa lũ những ngày qua đã khiến gần 10.000 ngôi nhà bị ngập, 18 nhà bị sập, hư hỏng; gần 4.000ha lúa, mía, sắn, hoa màu bị ngập và ngã đổ; hơn 10.700 con gia cầm và hơn 185 con gia súc bị chết, nước lũ cuốn trôi.
Đến nay chưa có điện, lũ rút người dân xã Xuân Long ((huyện Đồng Xuân) ra suối giặt giũ quần áo
|
Sau khi lũ rút, việc xử lý môi trường được quan tâm hàng đầu |
Ngoài ra, có 5 thuyền bị chìm, khoảng 480ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập nước, bờ bị sạt lở và khoảng 40 tấn muối bị cuốn trôi. Về thủy lợi, khoảng 3.700m kênh mương bị sạt lở, bồi lấp và nhiều đoạn kè bị sạt lở, hư hỏng...
Mố cầu La Hai (huyện Đồng Xuân) hư hỏng nặng
|
Tủ bàn trong nhà anh Nguyễn Văn Lý, ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bị ngâm trong lũ hư hỏng
|
Với những thiệt hại trên, tỉnh Phú Yên đề nghị Thủ tướng, các bộ, ngành xem xét, hỗ trợ trước mắt khoảng 1.100 tấn gạo cứu đói cho khoảng 11.200 hộ dân; hỗ trợ khoảng 1.000kg Cloramine B, 30.000 viên Aquatabs, 500 lít Permethrin, 10 máy phun ULV để tiêu độc khử trùng và xử lý môi trường sau khi nước lũ rút.
Mưa lũ miền Trung: 21 người chết và mất tích
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, đến hôm nay, đã có 15 người chết, 6 người mất tích. Trong đó, Phú Yên là địa phương thiệt hại nặng nề về người với 7 nạn nhân; tiếp đến là Quảng Bình 3 người; Quảng Trị và Bình Định mỗi tỉnh 2 người; Đắk Lắk 1 người.
Hiện vẫn còn 6 người mất tích, ở các tỉnh Quảng Ngãi (3 người), Quảng Bình, Phú Yên, Kon Tum mỗi tỉnh còn 1 người.
Thống kê cũng cho thấy, đợt mưa lũ vừa qua đã cuốn trôi, sập đổ và làm hư hỏng gần 500 căn nhà. Hơn 40.000 nhà bị ngập, hiện vẫn còn hơn 800 nhà bị ngập nước ở Đắk Lắk.
Tương tự, nước lũ cũng nhấn chìm hơn 10.000ha lúa và hoa màu, cây trồng; hơn 45.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Ngoài ra, mưa lũ cũng cuốn trôi hàng nghìn mét đê thủy lợi, kè, đập, cống; làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông... Lực lượng chức năng mới khắc phục tạm thời được một số tuyến đường, để người dân đi lại.
Hiện nay, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông còn bị ngập cục bộ ở một số vùng trũng, thấp. Riêng tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk nước đang rút chậm nên vẫn còn bị ngập.
Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa lũ, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng. Liên tục kiểm tra an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn đập và hạ du, nhất là các hồ đang xả lũ, tổ chức công tác khắc phục hậu quả, tổ chức đánh giá, thống kê tình hình thiệt hại.
06/11/2016 13:11
Mạnh Hoài Nam - Đ.Bảo
No comments:
Post a Comment