Monday, October 3, 2016

Đi mô rồi cụng nhớ về Hà Tịnh

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê gốc Hà Nội ( xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn), sinh tại Nghệ An, thế mà ông ấy “đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”, huống chi những đứa con ruột của dòng Sông La, của núi Hồng Lĩnh, nhất là lúc này, khi Hà Tĩnh đang đối đầu với họa diệt vong do Formosa và bọn bán nước cầu vinh gây ra, lại càng nhớ về Hà Tĩnh hơn bao giờ.

“Ai đi xa mô đó,
Biết có nhớ lấy đường về ” (*)

Tôi đã phải “đi xa” từ lâu lắm, tuy chưa có được một lần trở lại nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ, nhưng vẫn còn nhớ rõ lắm “đường về”.

Nhớ con đường Đồng Lộc mà thương 10 cô gái chết oan vì bom Mỹ. Tác giả tạm mở dấu mở đóng ngoặc nơi đây để xin đồng bào Miền Bắc nói chung, đồng hương Hà Tịnh cách riêng, và đặc biệt người Đức Thọ cầm cơn “bức xúc” khi đọc thấy hai chữ “chết oan” thay vì “hy sinh” của 10 thiếu nữ Đồng Lộc, để đọc tiếp và hiểu tại sao kẻ viết bài này lại bị “chống phá tổ quốc”, bị “phản bội dân tộc”, nói chung là bị “phản động” như vậy. Tác giả xin cảm ơn qúy vị chịu khó đọc tiếp tâm tình của một người Hà Tĩnh vì hoàn cảnh đất nước đang phải mang thân viễn xứ.

Mười cô gái Đồng Lộc chỉ là con số tượng trưng cho hàng trăm ngàn thiếu nữ trên toàn cõi Miền Bắc dưới chế độ CS đã chết oan vì họ bị lường gạt. Cuộc chiến tranh mà họ tưởng rằng “Giải phóng Miền Nam” thực chất là một sự miả mai của chữ nghĩa: anh khố rách áo ôm đeo theo cái cùm vô sản chuyên chính đi giải phóng anh có của ăn của để, đầy đủ quyền làm người; chẳng những thế, lại còn “ta đánh Miền Nam là đánh cho ông LX, ông TQ”.

Trái với quân Pháp đánh chiếm VN với mục đích xâm chiếm lãnh thổ nước ta làm thuộc điạ, quân Mỹ thả bom Miền Bắc chỉ nhằm giúp Miền Nam Tự Do tự vệ, chống lại quân CS Miền Bắc ồ ạt xâm lăng Miền Nam. Thế nên tất cả những ai đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp đều được gọi, tất nhiên, là hy sinh; hai chữ hy sinh cần phải được viết hoa nữa là khác. Cũng thế, trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam do đảng CS gây nên, những người dân Miền Bắc mà điển hình là 10 cô gái Đồng Lộc bị chết vì bom Mỹ là chết oan; nếu ai muốn gọi những cái chết oan ấy là “hy sinh” thì phải làm rõ thêm là “hy sinh vì CS”, chứ không phải hy sinh vì đất nước và dân tộc. (Xin được quảng diễn thêm trong bài“Hãy gọi cho đúng tên một cuộc chiến” 

Nếu cả Miền Bắc không bị CS lừa, thì chẳng những 10 cô gái Đồng Lộc mà đến hàng triệu người đã chẳng phải chết oan. Chết oan mà cứ tưởng mình hy sinh. Nhờ họ “hy sinh” mà đảng ta “phỏng” được Miền Nam, tiến lên làm chủ hoàn toàn đất nước để hôm nay Hà Tĩnh phải ra lnông nỗi này:

“Nhớ biển rộng mà quê ta...Ơ hơ...ơ hờ...
Những cánh đồng muối trắng” (*)

Ơ hơ ...ơ hờ! Những cánh đồng muối trắng vẫn còn đó trong thời kỳ  “Giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi”, nhưng nay “răng liền răng, môi liền môi” với anh em láng giềng Bốn Táp (Táp Rừng, Táp Biển, Táp Đảo, Táp Quặng) dân Hà Tĩnh không có muối để ăn vì Formosa xả độc .

"...Biển ta lại nhớ Rừng” (*)

Biển Hà Tĩnh nay đang “chết lâm sàng”, hồn đâu nữa mà nhớ Rừng đã cho “Anh Cả, anh Hai” thuê dài hạn; khoảnh Rừng nào còn lại thì bị các “cháu ngoan của bác” cát cứ như bọn lâm tặc.

Đi mô rồi  cụng nhớ về Hà Tịnh. Nhớ lắm. Xưa chỉ Nhớ, và nay thêm tự hào với những gì dân Hà Tĩnh đang làm trước đại thảm họa không riêng gì cho Hà Tĩnh, nhưng cho cả đất nước dân tộc Việt Nam, thảm hoạ Formosa và bọn bán nước hại dân.

Ghi chú: (*) Trích từ bài hát "Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh" của NS Nguyễn Văn Tý

1 comment:

  1. Thưa quí vị,
    "Đi mô (rồi) cũng nhớ về Hà Tĩnh" không phải là tựa bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, mà đó chỉ là câu đầu của bài hát "Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh".

    ReplyDelete