Thanh Phương
Theo RFI-11-07-2016
Kinh tế Việt Nam còn dựa nhiều vào tiền mặt Các phụ nữ bán rau tại một chợ ở Hội An. Nhiều người Việt Nam vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt. Reuters
Tại một phiên họp của chính phủ ngày 01/07 vừa qua, bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cho biết là lượng tiền trong dân hiện còn rất lớn nhưng lại được sử dụng cho các vụ cá độ bóng đá, cũng như cho các hình thức kinh doanh đa cấp. Cũng hơi lạ là một vị bộ trưởng Công an lại quan tâm đến chuyện này, nhưng rõ ràng đây đúng là một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mà trong có các giao dịch vẫn còn dựa nhiều vào tiền mặt.
Theo lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trước đây tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán chiếm khoảng 20%, nhưng trong vài năm gần đây đã được duy trì ổn định ở mức 11-12%. Ông Lê Minh Hưng khẳng định đây là con số “bình thường và không cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới”. Nhưng đó là các số liệu chính thức, còn trên thực tế thì lượng tiền mặt lưu thông trong nhân dân chắc là lớn hơn và tập quán sử dụng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam thật ra cũng đã tìm cách hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong kinh tế. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước hiện đang triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, có các giải pháp cụ thể để tăng cường các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trước đó, chính phủ cũng đã đưa ra một dự thảo nghị định với những biện pháp như tăng phí rút tiền mặt tại ATM ( máy rút tiền tự động ); cấm dùng tiền mặt để thanh toán khi mua nhà, xe hơi; hạ hạn mức được phép giao dịch bằng tiền mặt từ 30 triệu xuống 20 triệu đồng…
Luợng tiền mặt còn nhiều trong dân cũng đồng nghĩa với sự tồn tại của một nền kinh tế ngầm, Nhà nước không thể kiểm soát được. Theo một công trình nghiên cứu trên Tạp chí Phát triển Kinh tế của ông Võ Hồng Đức, chuyên gia của Ủy ban quản lý kinh tế Perth, Úc, năm 2015 thì qui mô kinh tế "ngầm" của Việt Nam nếu ở mức thấp nhất cũng phải chiếm tới 16,9% GDP, mức trung bình là 29,2% và mức cao nhất sẽ chiếm gần 60% GDP.
Như vậy vấn đề đang đặt ra ngày càng cấp thiết cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, đó là làm sao hạn chế việc sử dụng tiền mặt và thu hút nguồn vốn còn tồn đọng trong dân, bao gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng, cho việc sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.
Sau đây mời quý vị nghe ý kiến của chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn:
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160711-nen-kinh-te-viet-nam-van-con-dua-nhieu-vao-tien-mat#
No comments:
Post a Comment