Cuối giờ chiều ngày 05-07, báo chí nhận được tin từ chị Trần Thị Gái, là: “Chồng tôi nghe lời bạn bè sang vùng biển của Úc đánh bắt hải sản. Ai ngờ vừa đi chưa được bao lâu thì đã bị bắt. Chồng tôi nhiều lần gọi điện về nhà nói làm hồ sơ và gửi tiền sang mới được thả về”.
Vợ con ngư dân Nguyễn Xuân Thành hoang mang lo lắng tin chồng bị bắt. (ảnh: H.Anh)
Chị Trần Thị Gái nói thêm: “Ngoài chồng tôi, còn có ông Oanh và chú Thành cùng ở thôn Ba Đồng đi trên chuyến tàu đó sang Úc làm nghề lặn, nay cũng bị bắt vì vào vùng biển nước họ bất hợp pháp, và không mang theo giấy tờ. Anh Thành tha hương nay bị bắt chưa biết thế nào. Bây giờ nợ nần chồng chất, một mình tôi 4 đứa con nheo nhóc. Đứa con trai đầu năm nay mới 14 tuổi đã phải đi phục vụ nhà hàng thuê”.
Chị Trần Thị Gái nói thêm: “Ngoài chồng tôi, còn có ông Oanh và chú Thành cùng ở thôn Ba Đồng đi trên chuyến tàu đó sang Úc làm nghề lặn, nay cũng bị bắt vì vào vùng biển nước họ bất hợp pháp, và không mang theo giấy tờ. Anh Thành tha hương nay bị bắt chưa biết thế nào. Bây giờ nợ nần chồng chất, một mình tôi 4 đứa con nheo nhóc. Đứa con trai đầu năm nay mới 14 tuổi đã phải đi phục vụ nhà hàng thuê”.
Đêm 4-4, anh Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, trú thôn Đông Yên, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lặn xuống biển Vũng Áng phát hiện một đường ống to dài chạy từ dự án Formosa phun chảy ra biển có nước màu vàng, đục... Sau đó, anh Thành có kể thông tin trên cho bạn bè và người thân nghe rồi đi cung cấp thông tin cho Đồn Biên phòng Đèo Ngang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Theo mô tả của anh Thành, ống xả thải này có chiều dài chừng 1.5km với đường kính lớn hơn 1.2m. Để cố định, ống xả thải này được chèn chặt bằng nhiều đá hộc và bao tải cát. Thời điểm anh Thành lặn xuống nước, đầu cuối đường ống đang phun chảy thứ nước có màu vàng đục, rất bẩn. Nghi ngờ nước này độc hại nên anh Thành đã bơi lên khỏi mặt nước và thông báo với lực lượng biên phòng địa phương và chính quyền địa phương.
Chị Gái kể trước đây, mỗi đêm lặn biển đánh bắt tôm hùm, cá mú, chồng của chị có thể kiếm không dưới 5-7 triệu đồng. Tuy nhiên, sau vụ việc cá biển chết bất thường, việc đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn. Anh Thành vào vùng biển Quảng Bình lặn cũng không đánh bắt được. Chồng của chị được một chủ tàu ở Quảng Ngãi bàn sang vùng biển của nước Úc đánh bắt. Chỉ sau khi hiện tượng cá chết xảy ra một tuần, anh Thành bàn với vợ vay mượn được 30 triệu đồng mua lương thực, áo quần, thuốc men cùng với bạn tàu của ngư dân Quảng Ngãi sang vùng biển của Úc tha hương đánh bắt.
Chị Gái vừa gạt nước mắt kể, sau 25 ngày biệt tăm, mới thấy chồng gọi điện về. “Cách đây hơn 1 tuần, tôi bàng hoàng nhận được điện thoại số lạ. Mở máy, tôi nghe tiếng chồng mình thông báo bị nhà chức trách Úc bắt đưa lên nhà giam ở trên bờ và bảo tôi đi làm giấy tờ như chứng minh thư, hộ khẩu đưa tiền gửi sang để chuộc về vì anh ấy vào khu vực nước họ trái phép” - chị này cho hay.
Cũng theo chị Gái, sau đó chị đã lên ủy ban xã làm lại giấy tờ và đi vay lãi nóng được hơn 40 triệu đồng gửi cho chị Hiền (một chủ tàu cá ở Quảng Ngãi) nhờ chuyển sang Đại sứ quán bên đó. “Sáng nay (5-7), chồng tôi gọi điện về báo nếu hồ sơ và tiền gửi sang sớm thì khoảng giữa tuần sau là chồng tôi được thả về nhà” - chị Gái nói.
Trả lời báo chí, phía đại diện địa phương nơi gia đình chị Gái ở, cho biết chưa biết các thông tin như kể trên. Sự việc sẽ được điều tra vào ngày 6-7.
07/05/2016 - 07:19
Vũ Minh Ngọc / SBTN
Vũ Minh Ngọc / SBTN
No comments:
Post a Comment