Tuesday, July 5, 2016

Vụ 9 hộ dân 21 năm đi đòi đất ở Đồng Nai: Liệu chính quyền địa phương có bao che?

(PL+) - Trong khi các văn bản trả lời của chính quyền khẳng định, không xác định được vị trí thực địa những phần đất của 9 hộ dân có quyết định của UBND huyện Thống Nhất (cũ) cấp từ năm 1995. Thế nhưng, bằng các văn bản thu thập và nhân chứng, các hộ dân khẳng định có đầy đủ bằng chứng cho thấy, hộ bà Huế đang sử dụng toàn bộ diện tích đất của họ

Bài 2: Nghi án bao che để một hộ dân sử dụng toàn bộ đất của các hộ đang khiếu nại
Dân khẳng định đất đang bị người khác sử dụng
Như Phapluatplus.vn đã thông tin, 21 năm qua 9 hộ dân hiện nay cư ngụ tại huyện Trảng Bom (trước đây là huyện Thống Nhất, Đồng Nai) mòn mỏi đi đòi đất được nhà nước cấp hợp pháp tại xã Bắc Sơn, nhưng không có kết quả. Theo trình bày của 9 hộ này, nguyên nhân nguyện vọng của họ suốt nhiều năm qua bị “treo” là do chính quyền không xác định được toạ độ đất, nên không thể biết đất thực địa của các hộ dân ở đâu để… giao.
Đất ở các ki-ốt hộ bà Huế đang sử dụng bị 9 hộ dân khiếu nại.
Đất ở các ki-ốt hộ bà Huế đang sử dụng bị 9 hộ dân khiếu nại.
Ông Trần Văn Quyết (ngụ xã Bắc Sơn), một trong 9 hộ dân hàng chục năm mòn mỏi đi đòi đất khẳng định, đất của ông và 8 hộ còn lại hiện nay đang nằm trong phần diện tích tại thửa 1089, tờ bản đồ số 11, của xã Bắc Sơn, hiện do hộ bà Trần Thị Huế sử dụng. Tuy nhiên, chính quyền tiếp quản sau này của UBND huyện Thống Nhất lại không giải quyết cho ông. Và vào năm 2014, ông càng thất vọng hơn, vì bản kết luận thanh tra nguồn gốc đất đã gạt ông và các hộ khác ra… rìa.
Năm 2014, dự án đường điện cao thế đi qua mảnh đất thuộc thửa 1089, tờ bản đồ số 11, UBND huyện Trảng Bom đã thành lập đoàn thanh tra xác minh nguồn gốc đất để bồi thường. Kết quả, thửa đất có số tờ, số thửa nói trên được kết luận là của bà Huế, và phủ nhận hoàn toàn quyền lợi của 9 hộ dân khác liên quan.
Cụ thể, tại thông báo số 211/TP-UBND ra ngày 31/10/2014, do phó chủ tịch huyện Trảng Bom là ông Đỗ Thành Phương ký có đoạn: Sau khi thanh tra thì thấy các hộ dân khiếu nại đòi đất liên quan đến mảnh đất bà Huế đang sử dụng tại thửa số 1089, tờ bản đồ số 11, gồm các hộ: Nguyễn Tiến Vinh, Cao Quang Hùng, Nguyễn Hải Quang, Nguyễn Ngọc Tuấn, Ngô Xuân Kỷ, Trần Văn Quyết, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Liên, Trần Khánh Tương.
Từ đây, thông báo này kết luận: “Do quyết định giao đất cho các hộ dân (9 hộ trên) của UBND huyện Thống Nhất cũ từ năm 1995, nhưng do không có số tờ, số thửa, không có toạ độ, và chưa được giao đất thực địa nên không thể thực hiện việc chồng ghép bản đồ. Không có cơ sở để xác định diện tích đất giao cho 9 hộ dân tại quyết định trên là thuộc thửa 1089, tờ bản đồ số 11”.
Văn bản trả lời báo chí của UBND xã Bắc Sơn phủ nhận việc đất 9 hộ dân khiếu nại không liên quan đất hộ bà Huế
Văn bản trả lời báo chí của UBND xã Bắc Sơn phủ nhận việc đất 9 hộ dân khiếu nại không liên quan đất hộ bà Huế
Và năm đó, chủ đầu tư Dự án đường điện cao thế đi qua mảnh đất thuộc thửa 1089, tờ bản đồ số 11 vào năm 2014 đã tiến hành bồi thường hàng trăm triệu cho hộ bà Huế, không hề đả động đến quyền lợi 9 hộ đang có khiếu nại tranh chấp.
Xin nói thêm, thông báo trên của UBND huyện Trảng Bom cũng xác nhận, hiện tại hộ bà Huế đang sử dụng 14.748 m vuông đất, thuộc thửa 1089, tờ bản đồ số 11. Theo ghi nhận của Pháp luật Plus, mảnh đất này hiện nay nằm dọc theo ven mặt đường 767 thuộc, đoạn Hố Nai đi Trị An, thuộc xã Bắc Sơn. Hiện tại hộ bà Huế đã tiến hành xây cất trên 20 công trình là ki-ot, nhà riêng, để ở và cho thuê.
Trong khi chính quyền phủ nhận 9 hộ dân có đất nằm trong diện tích đất bà Huế đang sử dụng thì người dân lại có bằng chứng chứng minh, đất của họ đang bị hộ bà Huế chiếm dụng. Ông Trần Khánh Tương cho PV xem quyết định quyết định số 330/QĐ-UBH do UBND huyện Thống Nhất ban hành ngày 16/1/1995, về việc giao quyền sử dụng đất cho hộ của ông. Theo đó, ông Tương được cấp 256 m vuông, mặt tiền đường 767, thuộc ký hiệu A31 (bản đồ quy hoạch do Lâm trường thống nhất vẽ lúc đó).
Chính quyền phủ nhận có tranh chấp
Theo xác minh của PV, cùng cấp một thời điểm, diện tích, hướng thì đất của ông Trần Văn Thuỳ (chồng bà Huế hiện tại) có ký hiệu lô A33, cách đất ông Tương chỉ 1 lô. Mảnh đất A33 hiện nay chính là căn nhà cũ vợ chồng ông Thuỳ bà Huế đang ở. Cạnh mảnh đất ông Thuỳ là các lô từ A34 trở về sau và A32 trở về trước là các hộ khác cũng được giao tương tự, trong đó có đất của 9 hộ dân đang làm đơn khiếu nại như chúng tôi đã nói trên.
Danh sách các hộ dân được UBND huyện Thống Nhất cấp đất năm 1995- hộ ông Thuỳ được cấp thửa A33.
Danh sách các hộ dân được UBND huyện Thống Nhất cấp đất năm 1995- hộ ông Thuỳ được cấp thửa A33.
Nhưng điều vô lý là trong khi phần đất vợ chồng ông Thuỳ, bà Huế đang sử dụng được chính quyền cấp cùng thời thì xác định được vị trí, còn các hộ dân khác như ông Tương, ông Quyết được cấp sát cạnh bên, thì UBND huyện Trảng Bom lại cho rằng, không thể xác định được vị trí thực địa.
Trong văn bản trả lời Phapluatplus.vn về vụ việc do ông Nguyễn Văn Thể- Phó chủ tịch UBND xã Bắc Sơn ký, cũng cho rằng: “Việc khiếu nại của 9 hộ dân (nói trên) liên quan tranh chấp đất với hộ bà Huế, là chưa có cơ sở để xác định vị trí đất của các hộ dân được giao là thuộc thửa 1098, tờ bản đồ số 11”.
Thế nhưng, trong quá trình điều tra, phóng viên Pháp luật Plus đã phát hiện ra những sự thật bất ngờ về nguồn gốc của 14.748 m vuông đất của bà Huế hiện tại.
Có hàng chục hộ được cấp đất cùng lúc, cùng dãy với hộ bà Huế 
Theo xác minh của Phapluatplus.vn, không chỉ 9 hộ dân có khiếu nại khẳng định các thửa đất của mình nằm trong thửa đất số 1089, tờ bản đồ số 11 mà hộ bà Huế và ông Thuỳ hiện đang sử dụng, quản lý. Cùng thời điểm năm 1995, có hàng chục cán bộ công nhân viên khác của Lâm trường Thống Nhất cũng được cấp đất cùng diện tích, hướng, cùng dãy. Các lô đất được phân thành 2 dãy với các ký hiệu từ A1- A39 và A37- A72, đều nằm trong khu A của Lâm trường Thống Nhất cũ. Nay hai dãy này một bên bà Huế đang sử dụng và phần đối diện các hộ được giao đã ở ổn định.  
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
10:08 - 05/07/2016 
Kỳ Anh - Thành Luân

No comments:

Post a Comment