Friday, December 9, 2016

Tham nhũng đang tăng lên trên thế giới, và sự mất mát không chỉ là tiền

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


(VNTB) - Tham nhũng, hối lộ, và bôi trơn là một lực cản thực sự và ngày càng tăng đối với nền kinh tế toàn cầu – và chúng tạo cơ hội cho hàng loạt các tệ nạn như buôn lậu ma túy và buôn bán người. Hối lộ trao tay khoảng 1,5 tỷ USD hàng năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tương đương 5% của GDP toàn cầu.


Và hậu quả thực sự của tham nhũng không chỉ là mất mát về tiền. "Bạn không thể buôn bán ma túy hoặc buôn bán người mà không hối lộ, hoặc thậm chí khủng bố mà không hối lộ," Alexandra Wrage, chủ tịch và người sáng lập của TRACE International, một tổ chức chống hối lộ quốc tế, cho biết.

TRACE International nói rằng hối lộ đang trở nên tồi tệ hơn, với tham nhũng toàn cầu tăng, theo một nghiên cứu mới của tổ chức này. Khoảng 60% các nước có nguy cơ hối lộ tăng so với các nghiên cứu năm 2014, trong khi chỉ có 32% có nguy cơ hối lộ giảm, nhóm nghiên cứu nói. Trong khi luật chống hối lộ và thi hành luật  có xu hướng tăng lên ở nhiều quốc gia, tính minh bạch của chính phủ và năng lực giám sát của xã hội dân sự trong việc chống hối lộ thì không.

Nghiên cứu này xây dựng bản đồ thế giới dựa vào mức độ tham nhũng của các  nước trên thế giới, với việc xếp hạng các quốc gia theo thang điểm từ 1 đến 100, với chỉ số càng cao thì rủi so tham nhũng cao hơn.


Chú thích: 1-20: Mức tham nhũng rất thấp
                  21-40: Mức tham nhũng thấp
                   41-60: Mức tham nhũng vừa phải
                   61-80: Mức tham nhũng rất cao
                   81-100: Mức tham nhũng rất cao

Thụy Điển được xếp thứ nhất về tham nhũng ít với số điểm là 10, tiếp theo là New Zealand ở mức 15 và Estonia ở tuổi 17. Các nước có tình trạng hối lộ cao nhất trên thế giới là Nigeria, với số điểm là 99. Tình trạng hối lộ ở Nga đang giảm, giảm từ 65 điểm hai năm trước xuống 58, TRACE International nói. Trung Quốc, mặc dù có chiến dịch chống tham nhũng lớn ở Bắc Kinh, vẫn đứng yên với số điểm là 66.

Nguy cơ tham nhũng ở Hoa Kỳ thậm chí đã tăng nhẹ từ 27 vào năm 2014 lên số điểm là 34 vào năm 2016, mặc dù nó vẫn còn gần Thụy Điển hơn Swaziland. Theo nghiên cứu, Mỹ đã cải thiện luật chống hối lộ nhưng có điểm số tăng lên vì gia tăng sự tương tác giữa giới kinh doanh và chính phủ và sự suy giảm vai trò giám sát của xã hội dân sự.

"Nói chung, nhiều nơi có tình trạng tham nhũng nặng nề hơn là những nơi có tham nhũng giảm đi," Virna Di Palma, Giám đốc cấp cao của TRACE International nói với tạp chí Foreign Policy. Đặc biệt, châu Mỹ, châu Phi và Đông Á đang đi thụt lùi trong phòng chống tham nhũng, Di Palma cho biết.

Tham nhũng làm suy giảm niềm tin của công chúng vào chính phủ. Một nghiên cứu của Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố vào tháng 11 cho thấy 60,000 người châu Âu và Trung Á cho rằng chính phủ của họ đối phó với tham nhũng một cách không hiệu quả trong khi 23% nói rằng chính phủ làm tốt công việc này. Cứ một trong ba người được khảo sát nghĩ rằng quan chức chính phủ và nghị sỹ là những người tham nhũng nhất. Thậm chí ở những nơi được cho là ít tham nhũng nhất ở phương Tây, sự giận dữ của công chúng đối với tham nhũng - cho dù thực tế hay chỉ là cảm nhận - giúp phong trào chính trị dân túy thêm sức sống.

Tuy nhiên, không phải là chỉ có mất mát, , Wrage nói. Hành vi của công ty đang bị giám sát chặt chẽ hơn trên thế giới. Và chỉ số điểm hối lộ cao hiện nay có thể là do hối lộ đã khó bị phát hiện trong quá khứ. "Không phải tình trạng tham nhũng đang tăng, mà là nó dễ bị phát hiện ngày hôm nay,” theo Wrage.

Các công ty cũng đã biết rằng các phi vụ kinh doanh bẩn là công việc không tốt, Di Palma nói. Ngoài ra, các công ty vừa và nhỏ - không chỉ là các công ty đa quốc gia - đang bắt đầu áp dụng các biện pháp chống tham nhũng nghiêm túc hơn.

"Chúng tôi nhìn thấy thế giới có xu hướng đi đúng hướng," Di Palma cho biết. "Ban đầu, các công ty chỉ quan tâm bởi vì việc thực thi chống tham nhũng tăng. Nhưng trong vài năm qua chúng tôi đã nhìn thấy một sự thay đổi, vì các công ty nhận ra rằng hối lộ là một công việc xấu,” cô kết luận.

------------

Foreign Policy, ngày 01/12/2016


No comments:

Post a Comment