Tuesday, September 6, 2016

"Vì lợi ích trăm năm trồng người"

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng…
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

LS Hoàng Kim (Danlambao) - Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dòng giống Lạc Hồng đã không biết bao nhiêu lần thua trận phải bỏ chạy như Hai Bà Trưng phải trầm mình ở sông Hát năm 43, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang năm 1924, Nguyễn Thái Học bị chém đầu năm 1930 ở Yên Bái v.v... và từ đó đến nay đã có hơn 3 thế hệ Thanh niên Việt Nam với hàng triệu người đã ngã xuống vì yêu quê hương.

Yêu quê hương, và được chết cho quê hương có lẽ là một trong những lý tưởng cao đẹp nhất mà người thanh niên Việt Nam nào cũng ấp ủ. Ở miền Bắc Việt Nam trước ngày 30.04.1975 có Hồ chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từng kêu gọi: "Vua Hùng có công dựng nước. Bác cháu ta cùng nhau gìn giữ đất nước" với khẩu hiệu này và những khẩu hiệu tương tự ông đã qui tụ hàng triệu thanh niên Việt Nam lên đường đáp lại tiếng gọi của hồn thiêng sông núi.

Yêu nước, giữ nước và xây dựng đất nước luôn luôn là hấp lực thu hút mọi thành phần dân chúng. Hồ Chí Minh nắm vững tâm lý này như trong "Thư của Chủ tịch Hồ chí Minh gửi Hội nghị Trung Du ngày 19.09.1949" ông viết: "Đồng bào ta, gái cũng như trai, trẻ cũng như già, cho đến các cháu nhi đồng cỏn con ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng cố gắng giết giặc." Nên ông đã dồn toàn lực đào tạo cán bộ, thành lập những đội tuyên truyền để đi chiêu dụ đồng bào tham gia kháng chiến. Trước khi về nước vào năm 1940 ông đã đào tạo lớp cán bộ nòng cốt ở Hoa Nam, trong đó có các ông Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… (xem Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên). Ngày 19.05.1941 sau khi về nước ông lập ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh giành quyền lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Vào thời đó Việt Minh giỏi tuyên truyền đến độ có câu nói rằng: "Việt Minh mà tuyên truyền thì con rắn trong hang cũng phải bò ra." (Đêm giữa ban ngày). Từ Bắc chí Nam hàng hàng lớp lớp thanh niên đua nhau đi làm "Cách Mạng". Ba tôi sinh năm 1930 ở miền Nam như bao nhiêu thanh niên thuộc thế hệ của ông, ông đã theo Việt Minh khi ông được 15 tuổi. Năm 1956 ông đi tập kết ra Bắc. Trước khi vượt vĩ tuyến ông đã quay lại. Về địa phương ông giấu súng chém về hoạt động bí mật. Đến năm 1963 thì ông thôi không hoạt động "Cách Mạng" nữa. Với ông có lẽ thời kỳ đi làm CM là thời vui nhất, hạnh phúc nhất. Ông rất sung sướng, hãnh diện khi có dịp kể lại quá trình hoạt động của ông. Mỗi khi gặp lại các đồng chí cũ, các ông thức suốt đêm ôn lại những quá khứ của mình. Năm nay ông đã 84 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh, sống lây lất với mảnh vườn của tổ tiên để lại.

Nhân vật chính đã mê hoặc bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh. "Ngày 28 tháng 1 năm 19411 một người đàn ông gánh 1 gánh hành lý từ đất Tàu tiến về hang Bắc Pó. Người đàn ông đó "Từ nay "Người" được gọi là Hồ Chí Minh". Từ hang Bắc Pó bắt đầu xuất hiện những câu khẩu hiệu để tuyên truyền như câu: "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người".

Ở Việt Nam ai cũng lầm tin rằng đây là câu nói của "Bác" là lý tưởng là những ưu tư những lo lắng cho vận mệnh của đất nước, cho tương lai của dân tộc, nên "Bác" moi tim nặn óc làm khẩu hiệu đào tạo nhân sự cho tổ quốc.

Thực ra "đây là câu của Quản Trọng, thừa tướng nước Tề (cũng là nhà chính trị, tư tưởng lớn) thời Xuân Thu, Trung Quốc. Nguyên văn trong tác phẩm "Quyền tu" của Quản Tử (Quản Trọng) như sau:

- Nguyên văn: "一年之计,莫如树谷;十年之计,莫如树木;终身之计,莫如树人。一树一获者,谷也.

- Phiên âm Hán Việt: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã; Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã; Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. Ngã cẩu chủng chi, như thần dụng chi, cử sự như thần, duy vương chi môn.

- Dịch: Kế hoạch 1 năm, không gì hơn trồng ngũ cốc; Kế hoạch 10 năm, không gì hơn trồng cây; Kế hoạch cả đời, không gì hơn trồng người. Trồng 1 thu hoạch 1 là ngũ cốc; trồng 1 thu hoạch 10 là cây; trồng 1 thu hoạch 100 là người. Nếu ta chú trọng trồng người thì sử dụng như thần vậy, mọi sự đều thành công trôi chảy như thần, đây là cánh cửa duy nhất để làm vua (người lãnh đạo)"

Đã bị bác chôm 2 câu để làm khẩu hiệu tuyên truyền và cũng để nói lên chủ trương, đường lối của bác, của đảng. Đặc biệt câu cuối cùng "duy vương chi môn" tức là "cánh cửa duy nhất để làm vua" thì bác giấu rất kỹ, không để lộ ý đồ cướp nước của mình. Trong câu "vì lợi ích trăm năm trồng người" ở đây nếu thay chữ người thường bằng chữ Người viết hoa thì sẽ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của kế hoạch trồng Người của Quốc tế cộng sản và Hán cộng.

Trước hết ta phân tích câu "Vì lợi ích mười năm trồng cây"

Tôi được sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long. Ba má tôi có 3 mẫu đất vườn trồng cây ăn trái như sầu riêng, lôm chôm, cam bưởi. Ba má tôi tính toán làm sao để trồng được nhiều loại cây cho có thu hoạch quanh năm. Cho nên tùy theo từng loại cây mà chọn giống, có loại ươm bằng hột, có loại chiết nhánh và có loại tháp gốc. Ở đây tôi chỉ nói vắn tắt về trồng cây bằng hột.

Trước nhất là chọn hột giống rồi đem phơi vài nắng, sau đó đem ươm hột giống trong 1 cái chậu nhỏ, tưới nước vừa đủ độ ẩm và để trong bóng mát rồi thường xuyên tưới nước, không để cho đất bị khô. Khoảng 4 tuần sau khi cây con vừa được 2 lá thì đem cây con giâm vào đất tốt cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc. Khoảng sau 1 năm thì cây con được bứng lên và đem trồng vào đất đã được dọn sạch từ trước. Chỗ thích hợp cho cây thường là khoảng đất khô ráo, nếu có cây cỏ chung quanh thì phải dọn sạch, nếu còn rễ cây tươi phải đào bỏ. Trồng cây phải làm đất, bón phân, nhổ cỏ, bắt sâu và tưới nước. Trong giai đoạn đầu phải săn sóc rất công phu. Sau vài năm khi cây đã xoè càng thì đỡ phải chăm sóc hơn. Trường hợp có cây tập chung quanh lấn áp cây mình trồng thì phải đốn bỏ.

Kế đến là câu "Vì lợi ích trăm năm trồng Người" (viết hoa)

Trồng "Người" phải có kế hoạch tỉ mỉ hơn và tốn kém cũng nhiều hơn. Theo Hồ tuấn Hùng tác giả quyển Tìm hiểu về cuộc đời Hồ chí Minh do Thái Văn dịch ở trang 57 xác định "Mùa thu năm 1932, Nguyễn ái Quốc từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa, bệnh lao phổi tái phát nguy kịch, đã chết trên đường đi." Cũng theo Hồ tuấn Hùng ở trang 41 trong "Khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương mỗi người có một công tác riêng tại vùng duyên hải đông nam Trung Quốc và Thailand, Malaysia, Singapore..., lần lượt thay nhau xuất hiện. Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trừ bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa hè năm 1931, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đồng thời bị bắt ở Hương Cảng và Quảng Châu. Những hoạt động qua lại của hai người rất không rõ ràng, cũng không được lưu trữ trong hồ sơ nên rất khó chứng minh. Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động. Vì thế, toàn bộ sự tích cuộc đời Hồ Tập Chương sau này là phải bắt chước làm sao cho giống với phong cách sinh hoạt và làm việc thường ngày của Nguyễn Ái Quốc, nhằm ráp nối cho khớp, mà sự kiện đầu tiên là "Từ Hạ Môn đi Thượng Hải".

Đạo diễn của kế hoạch trồng Người này là bà "Vera Vasilieva, thuộc Quốc tế cộng sản phụ trách các vấn đề Việt Nam" đã chọn Hồ Tập Chương là người Hán để "thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc (là người Việt Nam) tiếp tục thực hiện cuộc vận động cách mạng Việt Nam, buộc Hồ Tập Chương phải thực hiện chương trình giáo dục cải tạo 5 năm tại Mạc Tư Khoa.")

Đến năm 1938 Hồ Tập Chương được đưa về Trung Quốc và ngày 28 tháng 1 năm 1941 ông gánh hành lý tiến về hang Bắc Pó nằm ngay trên ranh giới Tàu Việt, cửa hang nằm trên đất Việt, nước trong hang bắt nguồn từ bên Tàu. Ông lấy tên là Hồ Chí Minh. Phục vụ ông ta là những sơn nữ không biết do ai gửi đến. Rất có thể họ không nói được tiếng Việt.

Có lẽ ở thời điểm đó "đất" ở VN chưa làm sạch đủ cho nên họ mới trồng tạm ông Hồ ở biên giới Tàu Việt để nếu có gì bất lợi cho ông ta thì ông ta chỉ cần rút qua biên giới là an toàn.

Trong kế hoạch trồng cây khâu nặng nhất là khâu chuẩn bị đất. Trồng Người cũng vậy. Để chuẩn bị cho Hồ Tập Chương biến thành Hồ Chí Minh được làm sống lại từ Nguyễn Ái Quốc, cộng sản đã cho truy lùng và giết sạch những ai từng có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc. Ông Bùi Quang Chiêu là một điển hình. "Năm 1911, cậu bồi tàu Nguyễn Tất Thành gặp ông Bùi Quang Chiêu sang Pháp trên cùng chuyến tàu ấy. Thấy người thiếu niên chịu khó, có óc tiến thủ, ông Chiêu thân mật nói chuyện, rồi khuyên cậu sang Pháp nên tìm cách vào học trường Thuộc Địa."

Từ cuộc gặp ngẫu nhiên đầy oan khiên này mà ông Bùi Quang Chiêu đã bị thủ tiêu.

"Tháng 8/1945, Nhật đột ngột đầu hàng. Từ bóng tối, Việt Minh nhảy ra cướp chính quyền, tự cho mình có quyền cai trị cả nước. Việc làm đầu tiên của Việt Minh, tức CS trá hình là khủng bố, ám sát, bắt cóc, cho “mò tôm” những người không chịu hợp tác với họ, hoặc có uy tín hơn họ. Ông Bùi Quang Chiêu cũng không thoát khỏi cái chết oan nghiệt". Nguồn Hứa Hoành Ai giết ông Bùi Quang Chiêu? (1873-1945)

Có thể nói bà Renée đúng. Nhưng chỉ đúng phần nào thôi, vì ngoài ông Bùi Quang Chiêu ra còn có hàng triệu cái chết oan khiên khác nữa. Những người này không dính dáng gì về chính trị, chẳng tranh giành quyền lực với ai mà cũng không có uy tín gì hết. Điển hình là cô Nông Thị Xuân và 2 người em của cô. Ba người này không có tội gì ngoài tội biết nhiều về Bác (lên mạng tìm ai giết Nông Thị Xuân). Chẳng riêng gì 3 người này mà tất cả những ai đã từng biết, từng hoạt động chung với Nguyễn Ái Quốc hay nghi ngờ về nguồn gốc về thân phận của Bác là đủ để nhận được vé đi tàu suốt rồi. Ở trong Nam thường dùng từ thủ tiêu, mò tôm hay đi tàu suốt để chỉ hành động giết người của VC. Ngoài Bắc thông dụng với từ xử lý.


Bên cạnh là 3 nhân vật chính của kế hoạch trồng Người. Ảnh số 8 "là tấm ảnh được lấy trong Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941, của Sophie Quinn Judge ở phần phụ lục. Bên trái là Vera Vasilieva, bên phải là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Ảnh chụp tại Mạc Tư Khoa, Liên Xô, năm 1934". Tấm ảnh số 4 của "Nguyễn Ái Quốc được chụp năm 1925 tại Nga Xô". Ảnh số 5 "Nguyễn Ai Quốc trong nhà triển lãm ở Việt Nam Ảnh truyền thần của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc".

Ngay từ lúc đầu Hồ Chí Minh đã không giấu giếm chủ trương của QTCS nên ông đã công bố kế hoạch trồng Người của họ qua khẩu hiệu trên. Ông Hồ cũng không ngần ngại khi công bố tiếp là ông cần từ 4 đến 8 triệu xác người để làm "phân bón" trồng Người. Xem "Lời kêu gọi đầu năm mới (1947)" của Hồ Chí Minh trong bộHồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2000. Tập 5 trang 1-2.

Ngoài ra ông còn cần đến hơn 32 vạn quân Tàu kể cả Tướng Trần Canh (bên tay phải HCM là Trường Chinh, bên tay trái HCM là Trần Canh) để dọn đất cho kế hoạch trồng Người này. Ông ta cần bao nhiêu vũ khí, súng đạn tôi không biết. Nhưng một điều chắc chắn là đủ nhiều để hủy diệt hàng triệu sinh mạng con người Việt nam.

Ngày hôm nay Hán cộng đã thu hết biển đảo, xóa bỏ biên giới, chiếm lãnh Tây nguyên, giải phóng mặt bằng khắp nước và không còn bao lâu nữa Hán Cộng sẽ thu toàn bộ cả nước. Quả là trồng một Người, "mở ra được cánh cửa duy nhất để làm vua" là thu trọn một nước. Còn gì lời hơn?


Hôm nay sau 83 năm trồng người đảng đã trồng được hàng triệu đảng viên thề chết sống trung thành với đảng, được trang bị đến tận răng cộng thêm điều 4 Hiến Pháp và rồi đây thêm quyền bắn giết không cần xin lệnh. Việt Nam sẽ trở thành Tây Tạng II đó cũng là điều tất yếu thôi.

07.09.2016

No comments:

Post a Comment