Wednesday, August 31, 2016

Nguyễn Xuân Phúc lại chém gió

CTV Danlambao - Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày cướp chính quyền, tại buổi ăn uống mừng ngày đảng ta lên ngôi, Nguyễn Xuân Phúc chém gió mát cả sảnh đường: “Chính phủ Việt Nam quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” (*). Câu nói này gửi đến các quan khách đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế... chẳng khác gì gián tiếp thú nhận: dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, "chính phủ" do đảng dựng lên cho đến giờ chẳng liêm chính, chẳng phục vụ nhân dân!?

Đơn giản thôi, không ai đứng lên tuyên bố rằng... chúng tôi quyết tâm không nói láo nếu hắn không đang mang bệnh nói láo. Không ai khẳng định với thiên hạ rằng tôi quyết định phục vụ... vợ tôi nếu hắn đang là người chồng phục vụ vợ... đúng quy trình. Không ai gào cổ lên nói chúng tôi quyết liệt nếu hắn không đang... liệt. 

Một đảng tự cho mình là vô địch, xứng đáng độc quyền lãnh đạo đất nước muôn năm và ngày kỷ niệm cướp chính quyền, thủ tướng kiêm ủy viên bộ chính trị phải gân cổ nói điều liêm chính, quyết liệt, phục vụ thì đó chỉ là một đảng cướp giả hình đảng... không cướp. 

Trong dịp này, Nguyễn Xuân Phúc cũng tiếp tục cái loa rè rằng: "Việt Nam tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế." Trong khi các quan khách tham dự là những nhà ngoại giao đều biết rõ kẻ nghiêng nghiêng cái đầu đang văng nước bọt trước mặt họ là một kẻ nói láo, là thủ tướng của một nhà nước mà ai cũng biết là chư hầu trung thành nhất của Bắc Kinh. Thái độ thần phục của đảng và nhà cầm quyền CSVN không phải là những suy luận vô căn cứ mà nó đến từ những lời khẳng định của lãnh đạo đảng trong suốt nhiều năm qua. 

Tại buổi tiệc tùng mừng ngày ăn cướp này, cũng có một anh chính khách ngoại giao nước ngoài đứng lên nâng bi chủ nhà. Anh này là nâng rằng: “Công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua đã thành công rực rỡ. Kinh nghiệm của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia đang phát triển khác, là minh chứng cho nỗ lực vượt qua sự lạc hậu”. 

Báo lề đảng không đăng anh này đang giữ chức vụ gì, thuộc quốc gia nào. Xin thưa anh ta là El Houcine Fardani, đại sứ Ma Rốc, một quốc gia cũng thuộc thứ độc tài cá mè một lứa với nước CHXHVN đang lấy nguồn "cảm" và "hứng" của nhau. 

01.09.2016


___________________________________


Trung Quốc thải hóa chất xuống biển để đẩy ngư dân ra khỏi vùng đảo tranh chấp

Brianna Acuesta * CTV-Danlambao lược dịch - Tàu của Trung Quốc đã bị chứng kiến thải hóa chất vào vùng biển xung quanh một hòn đảo để tiêu diệt nền kinh tế của vùng này.

Hành động này được báo cáo đã xảy ra xung quanh vùng đảo Pag-asa làm tổn hại đến các sinh vật biển trong một nỗ lực nhằm tiêu diệt nền kinh tế của vùng đảo. Khi số lượng ngư dân phải di dời ngày càng gia tăng vì lượng cá càng ngày càng giảm xuống, Trung Quốc đã tiến gần hơn đến mục tiêu chiếm đoạt vùng đảo này.

Một trang Facebook đã được dành riêng để ghi lại các bằng chứng, trong đó bao gồm hình ảnh gần đây nhất của hàng loạt cá chết đã trôi giạt vào bờ từ do hệ quả của việc thải độc.




Pag-asa Island là một hòn đảo ở Biển Tây Philippines do người Phi cư ngụ. Đó là một phần của đô thị Kalayaan của Palawan, Philippines, nhưng các nước lớn như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã cố gắng để khẳng định chủ quyền vì lý do kinh tế.

Là một phần của quần đảo Trường Sa, đảo Pag-asa Island nơi duy nhất có người Phi định cư và họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nghề cá.


Bằng cách đầu độc các vùng nước xung quanh đảo Pag-asa và giết chết các loài cá bản địa, Trung Quốc đang làm tê liệt nền kinh tế của đảo này và đẩy ngư dân ra khỏi nơi chốn sinh sống của họ.

Theo trang Facebook, có những suy đoán rằng một khi đảo bị bỏ hoang bởi cư dân,Trung Quốc sẽ thiết lập một căn cứ quân sự của họ trên hòn đảo này.

Bởi vì những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xua đẩy cư dân phải bỏ đảo, các hệ sinh thái biển và các rạn san hô xung quanh đã bị phá hủy hoàn toàn. Những cá không bị chết từ hóa chất cũng phải rời khỏi vùng biển này giống như cư dân trên đảo vì sự thiếu vắng của hệ sinh thái.

Trung Quốc đã tiến hành cuộc tranh chấp lãnh thổ với Philippines trong nhiều năm qua, đặc biệt là đối với quần đảo Trường Sa. Cuộc tranh chấp của Trung Quốc bao gồm các cuộc đàm phán ngoại giao, đối đầu căng thẳng và các thủ thuật mang tính đe dọa nhưng đã thất bại trong âm mưu giành chủ quyền.

Trung Quốc hiện cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, Việt Nam và Đài Loan. Có lẽ việc thải hóa chất độc hại không những chỉ xảy ra đối với với Philippines mà còn đối với các quốc gia lục địa khác đang cố gắng để bảo vệ chủ quyền của họ trên quần đảo Trường Sa.

Không cần biết xuất phát bởi những động cơ gì, các hành động của Trung Quốc đã gây tổn hại vô thời hạn và không thể đảo ngược được đối với các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật và con người đang phải trả cái giá cho những hành động này.


Nguồn:


Lược dịch:

Giáo phận Vinh: Tuần hành phản đối Formosa trong ngày Bảo Vệ Môi Trường

 


CTV Danlambao - Sáng nay, 1/9/2016, các giáo dân thuộc xã huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã xuống đường tuần hành phản đối Formosa xả độc ra biển Miền Trung. Ngày 1/9 năm nay đã được Giáo hội Công giáo chọn làm ngày Bảo Vệ Môi Trường. Cuộc tuần hành hôm nay là một trong các hoạt động hưởng ứng ngày này của giáo dân.

Được biết, đây là năm thứ hai đánh dấu sự kiện “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên” được Giáo hội Công giáo quyết định thiết lập vào ngày 1/9 hàng năm.

Khoảng 2 ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tuần hành trên quốc lộ 1A để biểu tình phản đối hành vi xả thải ô nhiễm môi trường của Formosa, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch việc sự dụng khoản tiền bồi thường 500 triệu đô-la của tập đoàn này. 






Photo: Facebook Hiệp hội ngư dân Miền Trung

Sau đó họ tiến về trụ sở UBND huyện Kỳ Anh. Các khẩu hiệu mang nội dung rất cụ thể như: “Yêu cầu khởi tố Formosa”, “Hãy đền bù thiệt hại cho chúng tôi”, “Tiền đền bù của chúng tôi đã đi về đâu?”. Đặc biệt ấn tượng là hình ảnh một phụ nữ đội nón lá, tay giơ cao khẩu hiệu với dòng chữ “Chọn nhân dân hay chọn Formosa?”.

Photo: Facebook Hiệp hội ngư dân Miền Trung

Đoàn người biểu tình khi tiến đến trụ sở UBND Kỳ Anh thì bị lực lượng công an, cảnh sát cơ động vũ trang chặn lại. Xô xát đã xảy ra khi nhiều ngư dân tay không tấc sắt bị công an đánh đập bằng dùi cui.

Video phổ biến trên facebook Hoàng Bình cho thấy những cảnh tượng hỗn loạn giữa một bên là những ngư dân bị dồn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai, còn một bên là lực lượng công an hùng hậu quyết bảo vệ Formosa bằng mọi giá.

Thảm họa môi trường xảy ra đã gần năm tháng nay. Nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam không những không giải quyết để khắc phục hậu quả mà còn tiếp tay cho Formosa tiếp tục hoạt động, đồng nghĩa với việc tiếp tục xả thải xuống biển và trên đất liền của Việt Nam. Số tiền 500 triệu USD mà chính phủ VN yêu cầu Formosa bồi thường đã được chứng minh là tương đương với số tiền mà Formosa Hà Tĩnh đã được miễn, hoàn thuế trước thời điểm xảy ra thảm họa môi trường. 

Những gì người dân Miền Trung được nhận sau khi mất kế sinh nhai là hơn chục ký gạo mốc xanh mốc đỏ, đến súc vật cũng không ăn được.

Những gì diễn ra gần năm tháng qua có thể khẳng định, Formosa và nhà nước cộng sản đang theo đuổi chính sách giết hại người dân và hủy hoại dân tộc Việt Nam.

1.9.2016

Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo thành công đạn đại bác thông minh cho Lục Quân Hoa Kỳ

Một kỹ sư người Mỹ gốc Việt đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, chế tạo thành công loại đạn đại bác thông minh 155 ly mới và tối tân cho lục quân Hoa Kỳ.
Đại bác 155 ly, M777 Howitzer của pháo binh Lục Quân Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)
Theo tin từ trang web Army Armament Research đưa vào ngày 25/08/2016, ông Nguyễn Trí Đức (Ductri Nguyen), Trưởng công trình nghiên cứu và chế tạo đạn pháo binh của Trung tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Kỹ Thuật Vũ Khí Lục Quân Hoa Kỳ (The U.S. Army Armament Research, Development and Engineering Center) đã giải thích về tính năng vận hành của loại đạn đại bác thế hệ mới này.
Đây là loại đạn đại bác 155 ly mới, ký hiệu là XM1113, sẽ tăng tầm tác xạ hiệu quả và chính xác lên đến 40 cây số, rất an toàn cho các nhân viên pháo đội sử dụng. Loại đạn XM1113, hay XM1113 RAP, sẽ thay thế loại đạn đại bác cũ M549A1, 155 ly tầm tác xạ chỉ 30 cây số, được sản xuất và sử dụng từ thập niên 1970 và 1980 cho đến nay. Loại đạn XM1113 mới sẽ giúp ích cho các chiến sĩ pháo binh lục quân và pháo binh thủy quân lục chiến chiếm ưu thế tại chiến trường, do sự tiện dụng nhờ tác xạ nhanh chóng, cũng như bảo trì đơn giản.
Kỹ sư Nguyễn Trí Đức cho biết, đạn XM1113, đại bác 155mm sẽ tăng tầm tác xạ trên 40km, và có thể phá hủy chính xác tất cả các tiêu của đối phương trên bộ. Đạn mới được chế tạo bằng loại thuốc nổ đặc biệt so với loại cũ, nhằm giảm thiểu sự bất ổn gây ra bởi những ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, thí dụ như nhiệt độ cao có thể làm thiết bị và đạn tự phát nổ v.v…
Đạn đại bác thông minh mới XM1113 đạt được khả năng tăng thêm tầm tác xạ là do hệ thống tăng lực bên trong trái đạn và hình thể khí động học đặc biệt. Đạn XM1113 được thiết trí động cơ hỏa tiễn, hiệu năng tăng gấp 3 lần so với đạn đại bác M549A1 RAP cũ. Đồng thời, cấu trúc bên ngoài vỏ đạn cũng được điều chỉnh để giảm bớt lực ma sát với không khí, để đạt được tầm tác xạ lên đến 40 cây số sau khi khai hỏa từ đại bác M777A2.
Đạn đại bác 155 ly, ký hiệu XM1113 do Toán nghiên cứu vũ khí của ông Nguyễn Trí Đức chế tạo. (Ảnh: ardec.army.mi)
Công trình nghiên cứu và chế tạo loại đạn đại bác thông minh XM1128 cho pháo binh quân lưc Hoa Kỳ đã được ông Nguyễn Trí Đức làm Trưởng nhóm đệ trình trong buổi hội thảo NDIA Guns & Missiles vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Sau đó, kế hoạch chế tạo đạn đại bác thông minh XM1128 để thay thế cho loại đạn M549A1 đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Kỹ Thuật Vũ Khí Lục Quân Hoa Kỳ chấp thuận, và trợ giúp nhóm của ông Trí nghiên cứu, phát triển và chế tạo thành công như ngày hôm nay, với ký hiệu XM1113.
Ông Nguyễn Đức Trí cho biết, nhóm nghiên cứu và phát triển vũ khí do ông điều hợp sẽ hợp tác chặt chẽ với bộ phận sản xuất đạn dược (IPT) tại Picatiny, để bảo đảm đạn XM1113 sản xuất sẽ thích hợp với các hệ thống đại bác tầm xa trong tương lai.
Hiện nay, ngoài lực lượng pháo binh lục quân và TQLC Hoa Kỳ đang sử dụng đại bác M777 155 ly, còn có pháo binh của quân đội Úc và Canada cũng đang sử dụng loại đại bác trên. Ngoài ra, Ấn Độ và United Arab Emirates cũng đang dặt mua đại bác M777.
Chưa rõ các quốc gia này có ý định yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp loại đạn đại bác mới thông minh XM1113  cho lực lượng pháo binh của họ hay không.
Theo trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật vũ khí lục quân Hoa Kỳ cho biết, loại đạn đạn đại bác thông minh thế hệ mới XM1113, sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong binh chủng Pháo Binh Lục Quân và Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào năm 2022, với số lượng giới hạn.
Trần Anh / SBTN

Phúc thẩm vụ vượt biên đến Úc

Theo BBC-31 tháng 8 2016 

Image copyrightVO AN DON
Image captionBốn người vượt biên sẽ ra tòa trong phiên xử ngày 1/9
Phiên tòa phúc thẩm xử bốn người Việt Nam vượt biên đến Úc sẽ diễn ra vào thứ Năm 1/9, luật sư bào chữa nói.
“Sau đó thấy mức án quá cao, tất cả các bị cáo đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo,” luật sư Võ An Đôn nói với BBC Tiếng Việt.
Trong năm 2015, có hai tàu xuất phát từ Bình Thuận, mỗi tàu có 46 người tìm đường đến Úc.
Ngày 26/5, Tòa án thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận kết án tù bốn người trong vụ 46 người vượt biên đi Úc.
Bà Trần Thị Lụa bị kết án 30 tháng tù giam, bà Huỳnh Thị Kiều chịu 27 tháng tù, ông Nguyễn Minh Quyết bị kết án 24 tháng tù và ông Nguyễn Đình Quý bị kết án 24 tháng tù.
Trước đó, công an tỉnh Bình Thuận khởi tố và bắt giam bốn người, bà Trần Thị Lụa, bà Huỳnh Thị Kiều, chồng bà Kiều ông Nguyễn Đình Quý và ông Nguyễn Minh Quyết về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo Điều 275 Bộ luật hình sự.
Bốn người đã cùng đi trên một chuyến tàu gồm 46 người, cả họ hàng, anh em, từ cảng Phan Thiết ngày 1/7/2015, vượt biển đến Úc ngày 21/7/20115. Họ bị phía Úc trao trả lại Việt Nam ngày 25/7/2015.
Luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành nhận bào chữa miễn phí cho bốn người trong vụ án vượt biên này.

Chính phủ Úc?

Một tổ chức nhân quyền cho rằng chính phủ Úc có trách nhiệm trong vụ việc.
“Chính phủ Úc chỉ phỏng vấn họ ngắn trên tàu của Hải quân Úc và trả họ về. Quan điểm của chúng tôi là như vậy là chưa có quyết định hợp lý về việc họ có nỗi sợ thật sẽ bị truy tố khi quay về, ” ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói với BBC hôm 31/8.
“Chính phủ Úc nói với chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này vì họ muốn rời khỏi đất nước. Ở Việt Nam, chính phủ đồng ý. Và bây giờ chính phủ Việt Nam đi ngược lại điều đó, họ truy tố những người này và Úc đang ở đâu? Phía Úc im lặng.”
“Chính phủ Úc đã bỏ rơi những người này. Đầu tiên, là trả họ về lại nơi họ có thể gặp nguy hiểm, và thậm chí không theo dõi việc gì đang xảy ra theo cách cơ bản nhất,” nhà hoạt động nhân quyền này bình luận.
“Khi chúng tôi nêu vấn đề này với Chính phủ Úc ở Canberra, đề nghị họ đảm bảo chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này. Chính phủ Úc nói với chúng tôi tại sao họ phải bảo vệ những người vận chuyển người lậu. Và họ phủi tay khỏi việc đó.
Image captionÔng Phil Robertson từ Human Rights Watch nói phiên tòa ngày 1/9 sẽ 'phán xét' cả cam kết nhân quyền của Úc
“Rõ ràng là với thông tin chúng tôi nhận được, những chiếc tàu này được tổ chức theo kiểu cộng đồng truyền thống. Mọi người cùng góp tiền tiền lại và cùng ra đi. Australia nói rằng có nạn chuyển lậu người và đó là hoạt động tội phạm, nhưng điều này hoàn toàn không phải vậy. ”
Ông Phil Robertson bình luận như vậy về phiên tòa phúc thẩm ngày 1/9 với bốn người trong chuyến tàu 46 người vượt biên đi Úc.
Một vụ án vượt biên tương tự xét xử vào tháng 4/2016 có một bị cáo là bà Trần Thị Thanh Loan, bị kết án ba năm tù, trong khi đó chồng bà bị kết án hai năm tù. Trường hợp bà Loan khi đó đặt ra câu hỏi bốn đứa con của bà sẽ sống ra sao nếu cả hai vợ chồng bà phải vào tù.
Một nhà báo và một nghị sĩ Đảng Xanh từ Úc đã đến Việt Nam và tổ chức quyên góp để bốn đứa trẻ có thể được sống bên ông bà mà không phải vào trại mồ côi khi cha mẹ đi tù.
Image copyrightVO AN DON
Image captionMột ký giả người Úc đã kêu gọi cộng đồng ủng hộ cho bốn đứa con của bà Trần Thị Thanh Loan, bị kết án ba năm tù vì vượt biên đến Úc
Bà Shira Sebban, một phóng viên người Úc, là người đứng ra quyên góp cho gia đình này.
Cuộc gây quỹ của bà Shira Sebban nhận được sự ủng hộ của cả người Úc, người Việt và nhanh chóng đạt được số tiền hỗ trợ cho gia đình bà Loan khi bà phải thụ án tù.
Ngày 16/8, sau cuộc gây quỹ của Shira Sebban, bà Loan nhận được Quyết định hoãn thi hành án phạt tù, thời hạn hoãn một năm, cho đến khi chồng bà thụ án tù xong quay trở về.

'Người tù thế kỷ' tiếp tục kiện ra tòa

Theo BBC-31 tháng 8 2016 

Image copyrightFACEBOOK THAN NGUYEN
Image captionÔng Huỳnh Văn Nén bị cho là tổn thất sức khỏe đến 63%
Ông Huỳnh Văn Nén, được gọi là “người tù thế kỷ”, sẽ tiếp tục kiện ra tòa sau khi cuộc thương lượng lần ba với TAND tỉnh Bình Thuận về khoản tiền bồi thường thất bại ngày 31/8.
Một trong các luật sư của ông Nén, Phạm Công Út, cho BBC biết tòa đồng ý bồi thường khoảng 10 tỷ rưỡi cho ông Nén.
Nhưng tòa chỉ chấp nhận bồi thường 1,5 tỉ đồng chi phí kêu oan của những người khác, thay vì hơn 5,6 tỉ đồng theo yêu cầu.
Vì vậy, cuộc thương lượng kết thúc với dự kiến ông Nén cùng gia đình sẽ kiện ra tòa án thành phố Phan Thiết.
Tường thuật với BBC, luật sư Phạm Công Út nói phiên thương lượng đã xong “90%” liên quan bồi thường các thiệt hại về tinh thần, danh dự, mất thu nhập, sức khỏe…
Nhưng điểm mấu chốt không thương lượng được là việc nhóm của ông Nén yêu cầu tòa bồi thường cho những người đã đi “kêu oan” cho ông Nén suốt 17 năm.
Cụ thể là ông Huỳnh Văn Truyện (cha ông Nén), được nói là đã bán ba mảnh đất để đi kêu oan cho con.
Ông Huỳnh Trung Nghĩa (anh rể ông Nén) cũng bán 10ha đất.
Ông Nguyễn Thận, nguyên là chủ tịch xã tin rằng ông Nén bị oan, đã bán 18ha đất nuôi trồng.
Theo luật sư Phạm Công Út, chi phí đòi bồi thường của những người này là hơn 5,6 tỷ, nhưng tòa chỉ chấp nhận 1,5 tỉ.
Vì vậy, ông Nén được luật sư dẫn lời nói rằng: “Tôi không cần tiền.”
“Tôi cần trả lại sự công bằng cho những ân nhân của tôi.”
Ông Nguyễn Thận được luật sư nói là tuyên bố tại phiên thương lượng rằng “tòa sẽ thua về uy tín”.
Hôm 26/8, Nguyễn Thọ, nghi can giết người, cướp tài sản trong vụ án mạng tại huyện Hàm Tân mà ông Huỳnh Văn Nén bị kết án oan, đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 20 năm tù.
Tháng 12/2015, cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã công khai xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén, bị buộc tội, giam oan hơn 17 năm trong hai vụ án giết người.
Hôm 31/8, ông Nguyễn Thận, cựu chủ tịch xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), người đồng hành cùng ông Nén trong hành trình kêu oan, viết trên mạng xã hội: “Cách đây đúng 16 năm, ngày 31/8/2000, Huỳnh Văn Nén nhận bản án tù chung thân. Đằng đẵng sau gần 18 năm cay đắng, tủi nhục trong cảnh tù đày và phải chịu tổn thất sức khỏe đến 63%.”

'Chưa kết luận' vụ Trịnh Xuân Thanh

Theo BBC-9 giờ trước

Image copyrightAFP
Image captionÔng Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng bác bỏ tin đồn đã xảy ra việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Dũng nói với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 31/8.
Ông cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo điều tra dấu hiệu hành vi "cố ý làm trái" trong thời gian ông Trịnh Xuân Thanh lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), khiến doanh nghiệp này thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.
Theo thông tin chính thức hiện nay, ông Thanh vẫn là cán bộ của tỉnh Hậu Giang và đang nghỉ phép.
Thông báo của chính phủ Việt Nam chiều 31/8 nói các công tác điều tra liên quan ông Thanh như vụ luân chuyển, bổ nhiệm, vụ điều tra PVC vẫn đang tiến hành và chưa có báo cáo chính thức.
Cuộc điều tra của Đảng đối với ông Thanh bắt đầu sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ 2007 đến 2013, ông Thanh là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trước đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản nói ông Thanh và ban lãnh đạo PVC đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế”.
Theo cơ quan này, do khuyết điểm khi làm ở PVC, ông “không đủ điều kiện, tiêu chuẩn” để luân chuyển hay lên cao hơn.
Tuy vậy, sau khi rời PVC năm 2013, ông Thanh được Bộ Công Thương bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ, rồi Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ.
Sang tháng 5/2015, ông Thanh luân chuyển và được bầu làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Hội đồng bầu cử quốc gia hồi tháng Bảy quyết định hủy tư cách đại biểu Quốc hội của khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đến tháng Tám, ông Thanh xin tỉnh Hậu Giang cho nghỉ phép để trị bệnh.

Diễn biến vụ đòi bồi thường vì cá chết

Theo BBC-31 tháng 8 2016

Image copyrightHOANG DINH NAM AFP GETTY
Image captionChính phủ Việt Nam nói Formosa chịu trách nhiệm về diễn biến cá chết ở miền Trung
Luật sư trợ giúp pháp lý cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết bình luận với BBC rằng công văn hướng dẫn của chính quyền “còn mập mờ” và "dân có quyền đòi bồi thường bằng tranh chấp dân sự".
Hiện tại, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đang tổ chức cho người dân kê khai thiệt hại theo chỉ đạo của chính phủ và công văn hướng dẫn số 6851 của Bộ nông nghiệp.
Một số luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý đang có mặt tại Hà Tĩnh để trợ giúp hàng ngàn hộ dân khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do phía công ty Formosa gây ra.
Hôm 30/8, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (TP Hồ Chí Minh), người tham gia liên danh này, nói: “Các luật sư đang tư vấn giúp người dân hoàn tất thủ tục khiếu kiện và nộp đơn tại Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh.”
“Dân kiện ở tòa là đúng quy định, tuy nhiên để được tòa thụ lý là rất khó vì chính phủ đã thương lượng và nhận tiền bồi thường từ Formosa.”
“Nhưng chúng tôi tin rằng tòa sẽ phải thụ lý vì pháp luật đã quy định, không ai có thể cướp mât quyền khiếu kiện của người dân.”

‘Chưa có tiếng nói chung’

Luật sư phân tích thêm: “Nội dung công văn còn mập mờ, chưa xác định rõ người dân sẽ được bồi thường hay trợ giúp trong khi tiền mà chính phủ nhận từ phía Formosa là tiền bồi thường.”
Image copyrightCHAM
Image captionBốn tháng sau sự cố Formosa, ngư dân Hà Tĩnh vẫn chưa thể ra khơi
“Trên nguyên tắc, chính phủ đã nhận tiền bồi thường từ phía gây thiệt hại thì sau đó phải chi trả bồi thường cho dân chứ không phải trợ giúp.”
“Dựa vào các biểu mẫu kê khai xác định thiệt hại, tôi thấy chính quyền chỉ cho phép người dân kê khai tàu, thuyền và số nhân khẩu bị mất việc, mà không có phần kê khai thu nhập bị mất thì kê khai cái gì, chẳng lẽ phía chính quyền tự xác minh thiệt hại?”
“Chính vì vậy, những ngày qua chính quyền và người dân vẫn chưa có tiếng nói chung trong việc kê khai và dân sẽ phải khiếu nại yêu cầu giải quyết những vấn đề bất hợp lý.”
Ông Bình cũng cho hay, “Theo tôi nắm được thì mỗi người dân mất việc do ảnh hưởng của thảm họa chỉ được trợ giúp tạm thời 15kg gạo/tháng, trong thời gian 6 tháng; mỗi tàu thuyền được trợ giúp 3.500.000 đồng.”
“Việc chính phủ tự đứng ra thương lượng, thỏa thuận tổng thể và nhận toàn bộ số tiền bồi thường từ phía Formosa là chưa đúng quy định.”
“Chính phủ chỉ có quyền thương lượng, nhận bồi thường phần thiệt hại của nhà nước, còn phần thiệt hại của dân thì dân có quyền tự thương lượng hoặc yêu cầu tòa án giải quyết bằng tranh chấp dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, luật sư Bình nói với BBC.
Hôm 29/8, Văn phòng Chính phủ Việt Nam thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại cho ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Thông báo cho biết bốn tỉnh này được lùi thời hạn trình kết quả xác định mức thiệt hại và kinh phí bồi thường hỗ trợ trên địa bàn đến trước ngày 15/9.
Các bộ, ngành sẽ trình Thủ tướng phương án phân bổ kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong tuần cuối tháng 9.