Thursday, July 21, 2016

Vì sao Trung Quốc lại sốt sắng với Dự án Nhiệt điện Kiên Lương?

Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương
Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương

Lê Anh Hùng
Theo VOA-20.07.2016
Dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương là một dự án trọng điểm quốc gia về điện trong Quy hoạch điện VI, với tổng công suất 4.400 - 5.200 MW và tổng vốn đầu tư khoảng 6,7 tỷ USD. Dự án được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Tập đoàn Tân Tạo (ITACO) qua công văn số 1385/TTg-KTN ngày 25/8/2008 và được xây dựng trên diện tích 265ha thuộc ấp Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Theo kế hoạch ban đầu, Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương gồm 3 nhà máy nhiệt điện đốt than theo công nghệ truyền thống, phát triển theo 3 giai đoạn: Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 công suất 1.200 MW, Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 2 công suất 1.200 - 2.000 MW, Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 3 công suất 2000 MW, trong đó NMNĐ Kiên Lương 1 dự kiến khởi công vào Quý IV năm 2009 và đưa vào vận hành tổ máy số 1 vào Quý IV năm 2013, tổ máy số 2 vào Quý II năm 2014.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai, dự án đã bị đình trệ trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài không chấp nhận rót vốn cho dự án do thiếu cả bảo lãnh và cam kết của Chính phủ lẫn hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến tháng 12/2015, Tổng Cục Năng lượng (Bộ Công thương) và Công ty CP Năng lượng Tân Tạo (TEC), thuộc Tập đoàn Tân Tạo (ITA) mới ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1, chính thức khởi động lại dự án này sau một thời gian trì trệ.
Không lâu sau đó, SinoHydro Corporation, một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc (PowerChina), đã tiếp cận Tập đoàn Tân Tạo (ITA). Và đến ngày 8/3/2016, họ đã có buổi làm việc, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư thực hiện dự án Nhiệt điện Kiên Lương với ban lãnh đạo ITA.
Phía ShinoHydro bày tỏ thiện chí được hợp tác với ITA và sẵn sàng mời thêm các Nhà đầu tư khác từ Trung Quốc để thực hiện dự án đến cùng. Nếu hai bên đạt được các thỏa thuận, Sinohydro sẽ trực tiếp thực hiện các đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên để đi đến hợp tác, đầu tư triển khai thực hiện dự án Nhiện điện Kiên Lương sớm nhất. Ông Howay Hoang, Phó Tổng Giám đốc đại diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của SinoHydro, chia sẻ: “Sinohydro rất mong muốn được là nhà thầu chính, cùng đứng tên với ITA trong hợp đồng đàm phán mua bán điện vì PowerChina có nhiều kinh nghiệm đàm phán PPA và triển khai các dự án nhiệt điện, thủy điện tại nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam. SinoHydro có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành, SinoHydro sẽ sẵn sàng cùng ITA triển khai cũng như vận hành nhà máy”.
Ông Dương Vũ, Trưởng Đại diện của SinoHydro tại Việt Nam, mong rằng “Nếu có thể hợp tác, ShinoHydro mong muốn hai bên sẽ nghiên cứu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện sớm hơn so với kế hoạch vì càng kéo dài sẽ càng bất lợi cho quá trình đầu tư”.
Rõ ràng, SinoHydro không chỉ rất muốn tham gia vào dự án mà quan trọng hơn là trở thành một chủ đầu tư của dự án. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao một dự án bị đình trệ từ nhiều năm qua mà khi vừa mới khởi động trở lại, SinoHydro lại tỏ ra sốt sắng làm vậy?
“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đã tuyên bố với bàn dân thiên hạ như thế, và trường hợp này cũng không phải là ngoại lệ.
Như chúng tôi đã phân tích trong các bài viết trước, hiện nay Trung Quốc đã thiết lập được căn cứ lâu dài tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) và Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam (thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang), sắp sửa thiết lập được căn cứ tạiTrung tâm Nhiệt điện Duyên Hải (xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) và Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu (thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang).
Giống như 4 căn cứ kia, Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương cũng nằm ở một vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Nếu Trung Quốc đặt chân được lâu dài ở đây thì một khi chiến sự Việt - Trung nổ ra, khu vực Miền Tây Nam Bộ sẽ rơi vào tình cảnh hết sức nguy ngập do bị địch từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra, từ biên giới Campuchia đánh sang (lực lượng Trung Quốc nằm vùng hoặc quân đội của một Campuchia mưu toan đòi lại Nam Bộ). Cùng lúc, Việt Nam sẽ bị chia cắt thành nhiều phần tại những căn cứ trá hình dọc theo bờ biển Việt Nam như ở Vĩnh Tân (Bình Thuận), Quy Nhơn(Bình Định), Đà NẵngLăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Cửa Việt (Quảng Trị),Vũng Áng (Hà Tĩnh)… trong khi phải lo chống đỡ hàng loạt cuộc tấn công từ cửa ngõ biên giới phía bắc vốn đã được mở toang bằng các tuyến xa lộ cao tốc hiện đại.
Ngoài ra, sự tập trung nhiều dự án nhiệt điện tại một địa điểm nhạy cảm về môi trường cùng với công nghệ “trứ danh” của Trung Quốc cũng cho phép họ dễ bề gây ô nhiễm trên diện rộng nhằm mục đích vừa phá hoại về kinh tế, vừa làm thui chột nòi giống Việt như họ đã và đang làm ở Vũng Áng với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Xem ra, nếu như người Trung Quốc không quan tâm đến Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương thì mới là lạ.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment