Tuesday, May 31, 2016

Người Đà Nẵng lạc quan về quan hệ Mỹ-Việt sau chuyến thăm của TT Obama

Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama phát biểu trong buổi nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam. Mặc dù ông không ghé thăm Đà Nẵng, nhưng nhiều người ở thành phố này vẫn theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của ông Obama và tỏ ra lạc quan về những kết quả của chuyến thăm. An Tôn tường trình từ thành phố ven biển được xem là một trung tâm kinh tế, du lịch ở miền trung Việt Nam.
 
Nằm gần như ở giữa quãng đường nối thủ đô Hà Nội ở miền bắc và trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam, Đà Nẵng nổi tiếng về các bãi biển đẹp, đường sá được quy hoạch đẹp đẽ và bộ máy công chức được cho là nghiêm túc, gần dân hơn so với các tỉnh thành khác.
 
Tuy nhiên, với dân số hơn 1 triệu người và không có nhiều trao đổi thương mại, giáo dục với Mỹ, những người sắp xếp chương trình cho Tổng thống Mỹ hẳn là đã khó tìm ra lý do để ông ghé thăm thành phố trong khoảng thời gian quý báu của ông.
 
Dù không được trực tiếp đón ông, song đối với người dân Đà Nẵng, những thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Việt Nam mới là điều quan trọng.
 
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cấp giấp phép cho Đại học Fulbright, hai nước nỗ lực thông qua hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP, cũng như hai nước nhất trí về dự định thực hiện Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo là những kết quả được nhiều người Đà Nẵng quan tâm đặc biệt.

"Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn."-Nữ Sinh Trương Thị Trọng nói.

Nhận xét chung về tương lai quan hệ Việt-Mỹ sau chuyến thăm của ông Obama, tất cả những người dân mà thông tín viên của VOA gặp gỡ trên đường phố đều nói những điều tốt đẹp. Hầu hết mọi người đều nhìn vào khía cạnh kinh tế của mối quan hệ.

Trương Thị Trọng, 20 tuổi, hiện là một nữ sinh tại Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, nói:
“Theo em, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, quan hệ ngoại giao sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ giúp đỡ nhiều cho nước ta nhiều hơn. Và tình hữu nghị giữa hai quốc gia sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn”.

Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo, 20 tuổi, tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, kỳ vọng:
“Theo em thì quan hệ hai nước sẽ phát triển hơn. Mỹ sẽ tài trợ cho Việt Nam nhiều hơn để phát triển kinh tế. Mình sẽ mở rộng giao lưu với Mỹ nhiều hơn. Về kinh tế, Mỹ sẽ hỗ trợ nguồn vốn để Việt Nam phát triển về nhiều mặt”.

Ông Ba, 60 tuổi, chủ một trạm cung cấp dịch vụ bãi biển, đưa ra nhận xét:
“Anh thấy đó là cái đường lối rất là tốt, đúng theo quan điểm của dân, của đảng và nhà nước. Đó là một cái đường lối đúng  đắn, rất tốt. Mà hiện tại mình cũng rất cần quan hệ với Mỹ, về nhiều phương diện”.
"Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại."-Ông Tạ Thanh Hải, viên chức nhà nước, nói.
Là người đã theo dõi tin thời sự nhiều năm và ở tuổi 67, ông Sinh, một người hưu trí, cho rằng dù Tổng thống Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ song những thỏa thuận quan trọng mà Mỹ và Việt Nam vừa đạt được sẽ tiếp tục được thực thi:
“Rõ ràng ông Obama chuẩn bị hết nhiệm kỳ rồi, thì ông cũng tạo ra nhiều niềm tin cho Việt Nam, giữa Mỹ và Việt Nam, để hợp tác, để sau này kế nhiệm của ông sẽ tiếp tục hợp tác”.

Ngoài những ý kiến nêu lên sự lạc quan về quan hệ kinh tế, cũng có người thể hiện niềm tin rằng quan hệ tốt lên với Mỹ sẽ giúp ích cho nhân quyền v cải thiện nền dân chủ ở Việt Nam, cho dù hai từ này đã không được nêu ra trực tiếp trong câu trả lời phỏng vấn. Ông Tạ Thanh Hải, 46 tuổi, một viên chức nhà nước nói:
“Chuyến thăm của Tổng thống Obama đem đến nhiều sự thuận lợi và tương lai tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, thí dụ như việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cũng như là cái trao đổi thương mại mậu dịch, thì nó sẽ mở ra một số cái tốt hơn sau này. Cái trước mắt, quan hệ với Mỹ thì mình lợi về mặt kinh tế, giáo dục, và một số giá trị căn bản của nhân loại, một số giá trị phổ quát của nhân loại”.

Ở một nước mà các đề tài về nhân quyền, dân chủ bị coi là “nhạy cảm”, nhiều người hoạt động để thúc đẩy nhân quyền, dân chủ bị sách nhiễu, thậm chí bị khép vào một số tội danh hình sự để nhận án tù, việc một viên chức dùng các từ “giá trị phổ quát của nhân loại” để thay thế là điều dễ hiểu.

Trong khi đa số người được phỏng vấn tỏ ra phấn khích về tương lai của mối quan hệ song phương, cũng có ý kiến cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Bùi Phi Long, 21 tuổi, nam sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, nói:
“Em nghĩ thì cũng vẫn vậy, không khác được”.

Trên thực tế, đa số vẫn có kỳ vọng quan hệ Mỹ-Việt sẽ ngày càng tốt lên.

Những người được phỏng vấn nói với VOA rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ.

Ông Nguyễn Văn Phước, 54 tuổi, người làm công tại một nhà hàng ven biển, nêu ra suy nghĩ:
“Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên”.

Nữ sinh viên tên Trọng cũng chú ý đến các khía cạnh giáo dục và kinh tế:
“Ngành giáo dục nước ta sẽ được Mỹ hỗ trợ. Du học sinh sẽ được Mỹ hỗ trợ nhiều học bổng hơn. Những trường đại học của Mỹ sẽ mở rộng để du học sinh của ta có thể qua đó phát triển về giáo dục. Mỹ sẽ mở rộng thị trường để hàng hóa Việt Nam vào thị trường. Ngoài ra thì Mỹ có thể hỗ trợ nhiều nguyên vật liệu và những công nghệ hiện đại cho Việt Nam phát triển về hàng hóa”.

Còn ông Sinh, người về hưu, nói:
“Phía Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, vì Mỹ là nước kinh tế phát triển rất mạnh, khoa học kỹ thuật cũng rất tốt. Thì cái đó là Việt Nam sẽ hưởng lợi từ cái đó nhiều”.
"Rất có lợi cho Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam mình sẽ rất có cơ hội. Và những nhân tài của nước mình sẽ đưa qua nước ngoài học để mà có những nhân tài đưa về nước mình hỗ trợ cho nước mình có một cái nền kinh tế xóa đói giảm nghèo, sẽ đi lên."-Ông Nguyễn Văn Phước, người dân ở Đà Nẵng, nói.
Trong Tuyên bố chung của hai nguyên thủ Mỹ và Việt Nam có nói hai nước đã ký ý định thư về Sáng kiến Hợp tác Cất trữ Thiết bị Y tế và Cứu trợ Nhân đạo (CHAMSI) ở Đà Nẵng, thành phố có vị trí chiến lược ven Biển Đông. Điều này được nhiều người Đà Nẵng xem là một việc tốt.

Viên chức nhà nước tên Hải nói:
“Cái đấy thì quá tốt cho người dân cũng như cho chính phủ hai nước, vì trước đây Mỹ cũng có hỗ trợ một số tàu hải cảnh, cảnh sát biển. Nếu như thiết lập những cái đấy, tôi nghĩ rằng an ninh, chủ quyền của Việt Nam càng tốt hơn”.

Với ký ức về miền nam của Việt Nam trước năm 1975, ông chủ điểm dịch vụ bãi biển tên Ba bình luận về CHAMSI trong một bối cảnh rộng hơn:
“Trước năm 75, hồi đó ở miền nam, có những căn bệnh gì đó mà nó không chữa được, thì Mỹ đưa ra hạm đội chữa hết, và đem trả về lại. Đến bây giờ mà quan hệ được như vậy mà Mỹ đặt cái gì đó ở tại Đà Nẵng thì cái lợi ích trước mắt là người dân Đà Nẵng, cái thứ hai là cả đất nước của mình, và kèm theo đó là vấn đề về Biển Đông, rồi kể cả châu Á nữa”.

Đánh giá về tác động của quan hệ Mỹ-Việt đến việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nữ sinh viên Trọng nói:
“Mỹ có thể là nước đứng sau Việt Nam để có thể hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông”.

Còn ông Sinh và ông Hải cho rằng vai trò của Mỹ sẽ làm Trung Quốc phải dè chừng với ý định dùng lợi thế là nước lớn để bắt nạt nước nhỏ. Ông Sinh nói:
“Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được”.

Ông Hải lưu ý thêm về vai trò của Mỹ trong bảo vệ tự do hàng hải:
“Vấn đề Biển Đông là vấn đề tất cả các nước đều quan tâm, chứ không riêng gì Trung Quốc với Việt Nam, trực tiếp tranh chấp. Mỹ thì người ta muốn tự do hàng hải và một số giá trị pháp lý cần phải được tôn trọng, không phải là cứ lấy nước lớn đi đè nén các nước nhỏ, nhất là trong vấn đề chủ quyền”.
Riêng sinh viên Long có quan điểm khác:
“Chắc là cũng không tốt đâu vì Biển Đông thì mình tự giúp mình thôi chứ Mỹ nó không giúp được mấy đâu”.
"Cái này giúp ích cho Việt Nam rất là lớn. Tại vì dù sao cũng có một nước cường quốc đặt quan hệ với Việt Nam chặt chẽ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Thì dĩ nhiên là Trung Quốc cũng phải dè dặt, không phải đơn giản mà ỷ nước lớn được."-Ông Sinh, một người về hưu, nói.
Trong tuyên bố chung của hai nguyên thủ cũng như khi phát biểu tại một số sự kiện lớn khác nhau, Tổng thống Obama đề cập việc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc cùng Việt Nam để giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh như tẩy độc Chất Da cam/dioxin và rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh.

Đà Nẵng là một trong những nơi ở Việt Nam có điểm nóng ô nhiễm Chất Da Cam/dioxin là sân bay của thành phố. Mới đầu tháng này, trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, dự án tẩy độc sân bay do Mỹ cung cấp phần lớn tài chính đã hoàn tất giai đoạn 1, với 45.000 mét khối đất được làm sạch.

Liệu người dân Đà Nẵng có còn xem các vấn đề di sản chiến tranh này là những khúc mắc trong quan hệ hai nước hay không? Ông Hải trả lời:
“Cũng đã có quá trình để mà xúc tiến các việc thí dụ như là bom mìn sau chiến tranh hay là chất độc da cam. Ngay tại sân bay Đà Nẵng, theo tôi biết, đã cơ bản xử lý về kho chất độc da cam. Chính phủ Mỹ cũng hỗ trợ hết sức về kỹ thuật và tài chính để giải quyết tận gốc vấn đề này. Thì tôi nghĩ cái đấy là cả quá trình làm rồi chứ không còn vướng mắc gì nữa, chỉ chờ kết quả cuối cùng thôi”.

Ông Sinh có ý kiến:
“Thì hiện tại Mỹ cũng đang làm các cái đó rồi, cũng đang giải quyết từng nơi rồi. Sân bay Đà Nẵng đã làm xong rồi. Còn lại thì chính phủ Việt Nam phải tìm hiểu cũng còn nơi nào nhiễm chất độc da cam thì yêu cầu phía Mỹ phải giải quyết cái đó luôn”.

Những người ở Đà Nẵng mà VOA tiếp xúc được đa số đều lạc quan và nhìn một cách tích cực về tương lai quan hệ Mỹ-Việt. Họ mong sẽ có lần đầu tiên được đón tiếp một tổng thống Mỹ đến thành phố. Hy vọng của họ có thể trở thành hiện thực hay không phải chờ đến cuối năm 2017 mới rõ, khi Đà Nẵng là chủ nhà của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC.


No comments:

Post a Comment