Hà Tường Cát/Người Việt
Vai trò siêu cường quốc duy nhất nắm quyền lãnh đạo thế giới của nước Mỹ kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, phải chăng nay đang đi tới chỗ chấm dứt?
Tàu ngầm nguyên tử tác chiến USS Virginia (SSN -774) của Hải Quân Mỹ vượt xa các tàu ngầm nguyên tử mới nhất do Trung Quốc chế tạo. (Hình: U.S. Navy photo by General Dynamics Electric Boat )
|
Đó là thắc mắc đặt ra do Trung Quốc, dân số khổng lồ và nền kinh tế đang tiến lên đứng đầu thế giới, rõ ràng có tham vọng tở thành siêu cường ngang bằng hay thế chỗ Hoa Kỳ. Dù cho tăng trưởng của nước này hiện có chậm lại nhưng cũng sẽ vẫn còn nhanh hơn Hoa Kỳ trong nhiều năm. Dùng sức mạnh tiền bạc, Trung Quốc đã không ngừng lôi kéo bè bạn, răn đe 'kẻ thù', hiện đại hóa quân sự và hành động bành trướng bá quyền khu vực. Do đó, trong quan điểm của nhiều người, vấn đề không phải Trung Quốc có trở thành siêu cường hay không mà chỉ là bao giờ?
Tạp chí Foreign Affair số tháng 5/6 phân tích về điều này dựa theo cuốn sách “ Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21”, do nhà xuất bản Oxford University sắp phát hành. Tác giả là Stephen G, Brooks và William C. Wohlforth, hai giáo sư Darthmouth College, trường đại học tư thục danh tiếng ở New Hampshire thành lập từ năm 1769, hiện nay có 4,300 sinh viên. Theo Brooks và Wohlforth có nhiều lý lẽ để nhận định rằng Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục là siêu cường duy nhất trên thế giới trong nhiều thập niên nữa và Trung Quốc chưa dễ gì giành được vị trí ấy.
Ngày nay, kinh tế phát triển không trực tiếp chuyển hóa thành sức mạnh quân sự như trong quá khứ, có nghĩa là một nước mới nổi lên sẽ khó khăn hơn để đánh đổ những cường quốc đã tồn tại. Dầu cho vị thế kinh tế của nước Mỹ đã bị xói mòn không còn ngự trị ở đỉnh cao, ưu thế quân sự Hoa Kỳ chưa hề suy kém. Thêm nữa, thế liên minh trải rộng toàn cầu đã hình thành qua nhiều năm là cốt lõi của trật tự quốc tế đang tồn tại và chưa thể chuyển qua cho một thế lực khác. Tuy vậy, cùng với vai trò siêu cường là vấn đề trách nhiệm, và Hoa Kỳ chưa hẳn đã luôn luôn có đủ kinh nghiệm và trình độ thuần thục về ngoại giao để đảm nhận trọn vẹn nhiệm vụ lãnh đạo thế giới. Còn Trung Quốc thì chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm những kiến thức ấy.
Trung Quốc cũng dường như bắt đầu mắc phải một hội chứng vốn là sự cám dỗ luôn luôn thể hiện nơi các cường quốc, đó là sẵn sàng can thiệp vào những nơi không hẳn là thuộc lợi ích cốt lõi của mình. Hoa Kỳ đã dính dáng vào Việt Nam, Liên Xô vào Afghanistan và Trung Quốc đang muốn khống chế Biển Đông. Bằng một lý luận nào đó, tất cả những hành động ấy đều có lý nhưng không hẳn là chân lý tuyệt đối, và thời gian đem đến câu trả lời . Chính quyền Obama có thể thận trọng với những cám dỗ kiểu ấy bởi vì lúc này nước Mỹ chưa có đối thủ ngang sức. Hậu quả tất yếu của chính sách này là giúp cho một đại cường quốc tránh khỏi những vướng víu ngoài dự tính có thể rất tổn hại. Trung Quốc có thoát khỏi những lỗi lầm như thế mới có thể đạt mục tiêu siêu cường của mình.
Trung Quốc là nước duy nhất có đủ tài nguyên nhân lực và tài lực để chiếm một địa vị toàn cầu ngang bằng với Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ phải đương đầu với những thách đố khó khăn hơn những cường quốc xưa kia, ở chỗ trình độ kỹ thuật hãy còn thua kém xa, Xưa kia các cường quốc mới phát triển không trong tình thế ấy. Mặc dầu mọi người đều biết hàng xuất khẩu từ Trung Quốc tràn ngập trên thế giới kể cả các sản phẩm kỹ thuật cao, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, sự kiện ấy chưa phải đã có nhiều giá trị. Phân nửa hàng xuất khẩu của Trung Quốc thuộc vào loại mà các kinh tế gia gọi là “mậu dịch gia công”, với đồ phụ tùng và linh kiện được đưa vào Trung Quốc để lắp ráp, gia công ra thành phẩm.
Theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) Hoa Kỳ vượt xa mọi quốc gia về sáng kiến kỹ thuật, năm 2013 thu về tiền bản quyền $128 tỷ, gấp bốn lần nước đứng hàng thứ nhì là Nhật. Ngược lại Trung Quốc chỉ thu về tiền bản quyền kỹ thuật được khoảng $1 tỷ năm 2013.
Trình độ kỹ thuật còn kém bây giờ có nghĩa là Trung Quốc không dễ dàng theo kịp Hoa Kỳ về mặt quân sự để trở thành một cường quốc chiến lược đồng cấp. Nửa thế kỷ trước, mất khoảng 5 năm để phát triển một kiểu máy bay mới, tới cuối thế kỷ 20 thòi gian thiết kế và chế tạo mất khoảng từ 15 đến 20 năm, Những loại vũ khí hiện đại khác cũng đòi hỏi một thời gian càng ngày càng dài mới có thể hoàn chỉnh. Nếu Trung Quốc không đi theo một tiến trình như vậy thì cụ thể là khả năng quân sự của họ chỉ có giới hạn, bởi vì những kiểu vũ khí chế tạo ra dù mới nhưng đã lỗi thời. Đó là chưa kể tới các vấn đề khác như trang bị, sử dụng, huấn luyện và điều hành quân đội trong chiến tranh.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc thật ra hãy còn trong trình độ ấu trĩ. Chẳng hạn tàu ngầm nguyên tử đang chế tạo chỉ tương đương với các tàu ngầm Mỹ thập niên 1950-1960. Từ đó đến nay, qua 6 thập niên, chính phủ Mỹ đã đầu tư hàng trăm tỷ dollars và thế hệ tàu ngầm Virginia hiện đại có độ êm gần tuyệt đối. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã có dự án xuất cảng kỹ năng động cơ tàu ngầm nguyên tử chạy êm cho Trung Quốc và có thể hiểu rằng trình độ của Hoa Kỳ hiện nay đã phải tiến cao hơn nhiều so với những gì không còn được giữ là bí mật quân sự.
Tất cả các chuyên gia quân sự đều đồng ý rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc mới chỉ có thể là sự đe dọa cho những nước nhỏ quanh khu vực, chứ chưa đủ giá trị đương đầu với Hoa Kỳ và các cường quốc quân sự như Nga, Anh hay kể cả Nhật Bản. Nhiều yếu tố khác, cho thấy đoạn đương tiến từ cường quốc đến siêu cường của Trung Quốc, trước hết trên bình diện quân sự, nếu có thể được, sẽ không phải là chỉ trong thời gian ngắn mà còn dài nhiều chục năm nữa.
Theo đánh giá của một số phân tích gia, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục ở vị trí giữa cường quốc và siêu cường quốc trong nhiều năm, nói cách khác là quốc gia “có tiềm năng phát triển thành siêu cường quốc” hay cùng lắm là “siêu cường quốc hạng nhì”. Là đại cường quốc kinh tê chưa đủ để đạt mục tiêu mà còn cần khả năng kỹ thuật tương ứng.
Mặt khác, không phải con đường tiến luôn luôn là đi tới đỉnh cao, còn rất nhiều tồn tại và bất ngờ ngăn trở. Với Trung Qốc đó là guồng máy cai trị độc đoán của đảng Cộng Sản, tệ nạn tham nhũng, tình trạng môi trường và những phản ứng của tầng lớp trung lưu ngày một phát triển.
Để kết luận, có thể nói rằng mặc dầu sự thăng tiến của Trung Quốc, trái với nhiều lo lắng hoài nghi, vị trí siêu cường quốc của Hoa Kỳ vẫn còn vững bền hơn bao giờ hết. Có thể so với hai thập niên trước vị trí này có yều hơn chút ít, nhưng sự biết dừng bước để tồn tại là khôn ngoan hơn sự mạo hiểm đi vào chỗ bất trắc.
Theo hai tác giả, dù nhiều lời lẽ qua lại vốn là thường tình trong cuộc tranh cử, nước Mỹ không ở tình hình nguy hiểm toàn cầu và bị đe dọa bởi bất cứ quốc gia nào kể cả Trung Quốc. Nhưng tình hình tương lai ra sao sẽ tùy thuộc nhiều vào đường lối của vị tổng thống sau Obama. (HC)
Tạp chí Foreign Affair số tháng 5/6 phân tích về điều này dựa theo cuốn sách “ Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21”, do nhà xuất bản Oxford University sắp phát hành. Tác giả là Stephen G, Brooks và William C. Wohlforth, hai giáo sư Darthmouth College, trường đại học tư thục danh tiếng ở New Hampshire thành lập từ năm 1769, hiện nay có 4,300 sinh viên. Theo Brooks và Wohlforth có nhiều lý lẽ để nhận định rằng Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục là siêu cường duy nhất trên thế giới trong nhiều thập niên nữa và Trung Quốc chưa dễ gì giành được vị trí ấy.
Ngày nay, kinh tế phát triển không trực tiếp chuyển hóa thành sức mạnh quân sự như trong quá khứ, có nghĩa là một nước mới nổi lên sẽ khó khăn hơn để đánh đổ những cường quốc đã tồn tại. Dầu cho vị thế kinh tế của nước Mỹ đã bị xói mòn không còn ngự trị ở đỉnh cao, ưu thế quân sự Hoa Kỳ chưa hề suy kém. Thêm nữa, thế liên minh trải rộng toàn cầu đã hình thành qua nhiều năm là cốt lõi của trật tự quốc tế đang tồn tại và chưa thể chuyển qua cho một thế lực khác. Tuy vậy, cùng với vai trò siêu cường là vấn đề trách nhiệm, và Hoa Kỳ chưa hẳn đã luôn luôn có đủ kinh nghiệm và trình độ thuần thục về ngoại giao để đảm nhận trọn vẹn nhiệm vụ lãnh đạo thế giới. Còn Trung Quốc thì chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm những kiến thức ấy.
Trung Quốc cũng dường như bắt đầu mắc phải một hội chứng vốn là sự cám dỗ luôn luôn thể hiện nơi các cường quốc, đó là sẵn sàng can thiệp vào những nơi không hẳn là thuộc lợi ích cốt lõi của mình. Hoa Kỳ đã dính dáng vào Việt Nam, Liên Xô vào Afghanistan và Trung Quốc đang muốn khống chế Biển Đông. Bằng một lý luận nào đó, tất cả những hành động ấy đều có lý nhưng không hẳn là chân lý tuyệt đối, và thời gian đem đến câu trả lời . Chính quyền Obama có thể thận trọng với những cám dỗ kiểu ấy bởi vì lúc này nước Mỹ chưa có đối thủ ngang sức. Hậu quả tất yếu của chính sách này là giúp cho một đại cường quốc tránh khỏi những vướng víu ngoài dự tính có thể rất tổn hại. Trung Quốc có thoát khỏi những lỗi lầm như thế mới có thể đạt mục tiêu siêu cường của mình.
Trung Quốc là nước duy nhất có đủ tài nguyên nhân lực và tài lực để chiếm một địa vị toàn cầu ngang bằng với Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ phải đương đầu với những thách đố khó khăn hơn những cường quốc xưa kia, ở chỗ trình độ kỹ thuật hãy còn thua kém xa, Xưa kia các cường quốc mới phát triển không trong tình thế ấy. Mặc dầu mọi người đều biết hàng xuất khẩu từ Trung Quốc tràn ngập trên thế giới kể cả các sản phẩm kỹ thuật cao, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, sự kiện ấy chưa phải đã có nhiều giá trị. Phân nửa hàng xuất khẩu của Trung Quốc thuộc vào loại mà các kinh tế gia gọi là “mậu dịch gia công”, với đồ phụ tùng và linh kiện được đưa vào Trung Quốc để lắp ráp, gia công ra thành phẩm.
Theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) Hoa Kỳ vượt xa mọi quốc gia về sáng kiến kỹ thuật, năm 2013 thu về tiền bản quyền $128 tỷ, gấp bốn lần nước đứng hàng thứ nhì là Nhật. Ngược lại Trung Quốc chỉ thu về tiền bản quyền kỹ thuật được khoảng $1 tỷ năm 2013.
Trình độ kỹ thuật còn kém bây giờ có nghĩa là Trung Quốc không dễ dàng theo kịp Hoa Kỳ về mặt quân sự để trở thành một cường quốc chiến lược đồng cấp. Nửa thế kỷ trước, mất khoảng 5 năm để phát triển một kiểu máy bay mới, tới cuối thế kỷ 20 thòi gian thiết kế và chế tạo mất khoảng từ 15 đến 20 năm, Những loại vũ khí hiện đại khác cũng đòi hỏi một thời gian càng ngày càng dài mới có thể hoàn chỉnh. Nếu Trung Quốc không đi theo một tiến trình như vậy thì cụ thể là khả năng quân sự của họ chỉ có giới hạn, bởi vì những kiểu vũ khí chế tạo ra dù mới nhưng đã lỗi thời. Đó là chưa kể tới các vấn đề khác như trang bị, sử dụng, huấn luyện và điều hành quân đội trong chiến tranh.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc thật ra hãy còn trong trình độ ấu trĩ. Chẳng hạn tàu ngầm nguyên tử đang chế tạo chỉ tương đương với các tàu ngầm Mỹ thập niên 1950-1960. Từ đó đến nay, qua 6 thập niên, chính phủ Mỹ đã đầu tư hàng trăm tỷ dollars và thế hệ tàu ngầm Virginia hiện đại có độ êm gần tuyệt đối. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã có dự án xuất cảng kỹ năng động cơ tàu ngầm nguyên tử chạy êm cho Trung Quốc và có thể hiểu rằng trình độ của Hoa Kỳ hiện nay đã phải tiến cao hơn nhiều so với những gì không còn được giữ là bí mật quân sự.
Tất cả các chuyên gia quân sự đều đồng ý rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc mới chỉ có thể là sự đe dọa cho những nước nhỏ quanh khu vực, chứ chưa đủ giá trị đương đầu với Hoa Kỳ và các cường quốc quân sự như Nga, Anh hay kể cả Nhật Bản. Nhiều yếu tố khác, cho thấy đoạn đương tiến từ cường quốc đến siêu cường của Trung Quốc, trước hết trên bình diện quân sự, nếu có thể được, sẽ không phải là chỉ trong thời gian ngắn mà còn dài nhiều chục năm nữa.
Theo đánh giá của một số phân tích gia, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục ở vị trí giữa cường quốc và siêu cường quốc trong nhiều năm, nói cách khác là quốc gia “có tiềm năng phát triển thành siêu cường quốc” hay cùng lắm là “siêu cường quốc hạng nhì”. Là đại cường quốc kinh tê chưa đủ để đạt mục tiêu mà còn cần khả năng kỹ thuật tương ứng.
Mặt khác, không phải con đường tiến luôn luôn là đi tới đỉnh cao, còn rất nhiều tồn tại và bất ngờ ngăn trở. Với Trung Qốc đó là guồng máy cai trị độc đoán của đảng Cộng Sản, tệ nạn tham nhũng, tình trạng môi trường và những phản ứng của tầng lớp trung lưu ngày một phát triển.
Để kết luận, có thể nói rằng mặc dầu sự thăng tiến của Trung Quốc, trái với nhiều lo lắng hoài nghi, vị trí siêu cường quốc của Hoa Kỳ vẫn còn vững bền hơn bao giờ hết. Có thể so với hai thập niên trước vị trí này có yều hơn chút ít, nhưng sự biết dừng bước để tồn tại là khôn ngoan hơn sự mạo hiểm đi vào chỗ bất trắc.
Theo hai tác giả, dù nhiều lời lẽ qua lại vốn là thường tình trong cuộc tranh cử, nước Mỹ không ở tình hình nguy hiểm toàn cầu và bị đe dọa bởi bất cứ quốc gia nào kể cả Trung Quốc. Nhưng tình hình tương lai ra sao sẽ tùy thuộc nhiều vào đường lối của vị tổng thống sau Obama. (HC)
No comments:
Post a Comment