Saturday, April 30, 2016

Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc

Theo VietNamDaily.News-04-28-2016
1

Bản tin của VOA ngày 27-4-2016 :
Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.
“Không có thỏa thuận công khai” thì cũng có thể hiểu là “đã có ngầm thỏa thuận”
Dĩ nhiên vào tháng 1 năm 1974 không có một văn bản nào của Mỹ về vấn đề Hoàng Sa, bởi vì nếu có thì phải thông qua Quốc Hội.  Còn nếu không thông qua QH thì Nixon và Kissinger phải ra tòa vì tội lén thỏa thuận với đối phương.
Tuy nhiên vấn đề không phải là vào tháng 1 năm 1974, mà là vào tháng 4 năm 1972.  Hồi ký The White House Years của Kissinger trang 1.114 ghi rằng :
“I informed the Chinese that : Without prejudice to our legal position on territorial waters, our Navy would be instructed to stay at a distance of twelve miles from the islands”.  ( Tôi thông báo cho phía TC rằng :  Không có gì trở ngại về phía chúng tôi.  Hải quân Mỹ sẽ nhận được lệnh cách xa các đảo đó 12 dặm ).
“Các đảo đó” là quần đảo Hoàng Sa.  Cách 12 dặm tương đương 12 hải lý, hay 20 cây số; là quy định của quốc tế về lãnh hải của một lãnh thổ.  Có nghĩa là Kissinger công nhận 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa là lãnh hải của Trung Cọng.
Hồi ký The White House Year của Kissinger ra đời là vào năm 1979.  Tháng 1 năm đó Đặng Tiểu Bình sang Mỹ.  Ba ngày sau ông ta trở về ra lệnh tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam.  Sau này Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhân viên sứ quán CSVN tại Bắc Kinh, nói trên BBC rằng : “Trung Quốc đánh biên giới là để lấy lòng Mỹ” .
Chính vì vậy mà thời đó Kissiger nhơn nhơn ghi vào hồi ký thừa nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền của TC mà không sợ CSVN hay giới quan sát quốc tế phản đối.
Nhưng đến năm 2001 thì Mỹ và Trung Cọng bắt đầu trở mặt chống đối nhau, Kissinger vội cho ra đời hồi ký The End of Vietnam War.  Trong đó ở trang 246 ông ta sửa lại rằng ngày 4-4 -1972 ông ta đã cho người phụ tá của mình là Willson Lord đến nói với đại sứ Hoàng Hoa của TC tại LHQ rằng sẽ cho lệnh các tàu của Mỹ phải cách xa Hoàng Sa 12 dặm.
Như vậy có nghĩa là trước sau Mỹ không có một văn bản nào hết, chỉ là thông báo miệng…Đúng là miệng lưỡi của một tay điếm chính trị… Tuy nhiên dầu sao giấy trắng mực đen còn có đó.  Những gì ông ta thú nhận trong 2 quyền hồi ký đủ làm bằng chứng rằng ông ta và Nixon đã ngầm thỏa thuận công nhận Hoàng Sa là của Trung Cọng.
Dĩ nhiên thỏa thuận này không thông qua đàm phán và không có văn bản, cho nên ngày hôm nay Kissinger mạnh dạn chối bay chối biến rằng : “Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.
Tại sao không lên tiếng phản đối?
Giới quan sát quốc tế không đòi hỏi Kissinger phải trưng ra văn bản bán Hoàng Sa, nhưng người ta chỉ yêu cầu Kissinger giải thích vì sao sau khi hạm đội TC chiếm Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 thì Pháp,Thụy Điển, Canada, Ấn Độ, Liên Xô… lên tiếng phản đối TC xâm lăng lãnh thổ của VNCH thì tại sao Mỹ không lên tiếng ?  Chỉ cần trả lời được câu hỏi đó thì Kissinger không cần phải chối quanh làm gì.
Bản tin của VOA ngày 27-4-2016 cho biết tiếp :
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người ( Mỹ ? Kissinger ? ) đã đồng ý về mặt chiến thuật để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa…”.  Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Nghĩa là từ trước tới nay Mỹ không hề biết quần đảo Hoàng Sa là của ai ?!  Có lẽ vin vào đó mà năm 1974 Ngoại trưởng Kissinger không lên tiếng phản đối TC xâm lăng Hoàng Sa ?  Nhưng như vậy thì năm 1972 Kissinger căn cứ vào đâu để ra lệnh cho các tàu thuyền Mỹ không được xâm nhập khu vực lãnh hải của Hoàng Sa ?  Ra lệnh như vậy thì có phải là chối bỏ chủ quyền của VNCH tại Hoàng Sa hay không?
Nếu năm 1972 Kissinger không biết HS là của ai thì tại sao ngày đó ông ta không hỏi ý kiến chính phủ VNCH?  Ông ta thừa sức làm được điều đó kia mà ?  Hơn nữa, tại sao ông ta không cho chính phủ VNCH được biết về việc ông ta đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ tránh xa Hoàng Sa 12 dặm?
Và năm 1976 China ( TC ) nộp đơn xin gia nhập Liên Hiếp Quốc, trong đơn xin gia nhập China kèm theo bản đồ lãnh thổ của China gồm có Hoàng Sa, Trường Sa, …Tại sao lúc đó Mỹ là đồng chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ lại không phản đối trong khi Mỹ chưa biết hai đảo đó là của ai.  Cần ghi nhớ là lúc đó Kissinger đang là Ngoại trưởng Mỹ.
Có phải là vấn đề đang còn gây nhức nhối?
Giờ đây VOA cho rằng vấn đề này vẫn còn gây nhức nhối ?!  Nhưng thực ra chỉ nhức nhối đối với Kissinger mà thôi.   Năm 1976 ông ta đã thỏa thuận được với Quốc hội Hoa Kỳ một đạo luật là chỉ sau khi ông ta chết 5 năm thì những gì ông ta thương lượng với Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội vào năm 1972 mới được giải mật.
Tại sao phải đợi tới sau khi ông ta chết ?  Là bởi vì nếu còn sống thì ông ta phải ra tòa ( Người chủ mưu ).  Và tại sao phải đợi tới 5 năm sau khi ông ta chết ?  Là để cho những người có liên can trong vụ đó được miễn truy tố ( Nội vụ được miễn truy cứu sau khi người chủ mưu đã chết 5 năm ).
Vậy thì đối với giới quan sát quốc tế không có gì phải nhức nhối, người ta chỉ cần chờ 5 năm sau khi Kissinger chết mà thôi.  Thực ra thì những gì bí ẩn của Kissinger trong năm 1972 đã được giới quan sát quốc tế đoán ra gần hết rồi.
Bùi Anh Trinh

No comments:

Post a Comment