Monday, March 7, 2016

Vì sao người dân Thanh Hóa biểu tình?

Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-03-07  
071_238-6344
Bãi biển buổi sáng sau chuyến đánh bắt của các ngư dân AFP photo
Trong những ngày vừa qua, người dân ven biển ở huyện Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã biểu tình để phản đối chính quyền đã giao đất cho Tập đoàn FLC xây dựng lại bờ biển khiến người dân bị ảnh hưởng kế sinh nhai.
Lý do phản đối
Theo như Báo Người Lao Động đã thông tin, trong 2 ngày 29-2 và 2-3, trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm người dân ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã kéo tới vây kín trụ sở UBND tỉnh để mong được gặp lãnh đạo tỉnh để phản đối việc thu hồi đất khu vực neo đậu bến thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương.
Theo nhiều người dân, những việc làm của tập đoàn FLC như chặn đường ra biển, xây các nhà hàng, cấm không cho người dân khai thác thủy sản gần bờ trước mặt của khu nghỉ dưỡng đã được người dân phản ánh nhiều lần lên chính quyền xã và thị xã nhưng vẫn không được giải quyết triệt để, khiến người dân bức xúc.
Đã có nhiều lần thuyền bè đậu trên bãi bị nhân viên của công ty FLC xua đuổi ra khỏi bãi đậu, người dân đã nhiều lần báo cáo sự việc với chính quyền nhưng đã không được chính quyền giải quyết.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Sinh một người dân địa phương, là người tham gia biểu tình trong mấy ngày qua cho biết, công dân biểu tình vì công ty FLC này xây dựng lại bờ biển, họ không cho thuyền bè đậu, cũng như không cho người dân đi đánh cả, anh cho biết giờ không cho người dân đi đánh cá nữa thì người dân sẽ làm gì để sống, trong khi nghề nghiệp họ không có, rồi chính quyền chỉ có hỗ trợ cho người dân trong 1 thời gian ngắn, rồi con cái họ sẽ ra sao.
Anh Sinh tiếp lời:
“Người dân đòi lại quyền lợi, giờ nó xây lại bờ biển Sầm Sơn mà không cho người dân đi biển, họ xây nhà hàng, ki ốt, họ xây lại bờ biển họ không cho thuyền bè đậu, bến bãi để người dân đi biển sinh nhai kiếm sống”
Một cựu chiến binh tên Đồng 75 tuổi một người dân địa phương, trong mấy ngày qua ông không đi biểu tình vì lớn tuổi cũng cho biết, đây là nghề truyền thống của người dân, giờ chính quyền không cho dân đánh cá nữa thì dân sẽ sống sao.
“Người dân rất bức xúc trước việc chính quyền bán đất cho công ty FLC, chính quyền không lường trước những sự việc cho người dân, nên người dân đòi lại công bằng, mà dân không đòi nhiều đâu chỉ 1km thôi”
Anh Sinh cũng cho biết, trong những ngày này tất cả người dân ở đây họ đều đi biểu tình, hiện nay chỉ còn một số ông bà già với trẻ em ở nhà, vì anh cho biết cuộc sống của người dân sống hay chết quyết định vào sự việc lần này.
Chính quyền giao đất cho công ty
Sầm Sơn có hơn 2.000 nhân khẩu, hơn 400 thuyền, và một số lượng lớn những bè và thủng nhỏ. Theo văn bản của chính quyền thông báo cho dân thì nếu những người dân ở đây đồng ý không phản đối và để cho công ty FLC thi công thì chính quyền sẽ hỗ trợ 50tr đối với thủng nhỏ, thuyền bè thì 70tr, nếu trong nhà có 5 người sẽ hỗ trợ 30kg gạo trong 6 tháng, và hết 6 tháng thì thôi. Anh Sinh cho chúng tôi biết:
Chính quyền nói 50tr là thúng nhỏ, thuyền, bè là 70tr, còn lao động trong nhà mình 5 người là 1 tháng nhận được 30kg gạo, trong 6 tháng, Sầm Sơn chưa có ai nhận tiền hết, nhận tiền là chỉ chết, học sinh đi học không có tiền đóng vì bố mẹ không đi làm lấy tiền đâu mà đóng”
Nhiều người dân cũng nói họ sẽ không mắc mưu chính quyền vì nhiều nơi giải tỏa mặt bằng, chính quyền cũng hứa rất nhiều, nhưng khi người dân đồng ý thì chính quyền lại không giúp đỡ cho người dân như những gì mà họ thông báo.
Trưa ngày 5 tháng 3 khi người dân tập trung tại UBND tỉnh đòi quyền lợi, thì ba thanh niên đến nhà của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền thuộc khu đền Độc Cước yêu cầu ông Hải ký vào văn bản đồng ý di dời. Ông Hải không có nhà vợ ông là bà Văn Thị Thắng ra tiếp và không  chịu ký và bà đã bị ba người này đánh đập dã man thương tích trầm trọng phải chở đi bệnh viện cấp cứu.
Người nhà bà Thắng cho biết vụ việc trong lúc bắt bà Thắng ký vào biên bản di dời, nhưng bà không chịu, thế là 2 bên xô xát nhau, và 1 người trong nhóm 3 người đó đã rút súng bắn bà Thắng. Hiện tại tình trạng của bà rất nặng và đang nằm ở bệnh viện. Gia đình cứ nghĩ bà Thắng mất hôm qua, nhưng chưa mất.
“Trở đi trở lại đánh, bà đang nằm ở bệnh viện 103, bà bị nặng, tưởng là chết hôm qua mà chưa chết”
Vụ giải tòa bờ biển Sằm Sơn ngày càng lún sâu vào đối kháng với dân và chính quyền cho thấy không muốn giải quyết êm thấm cho họ mau trở về sinh hoạt với đời sống bình thường. Nhiều hộ dân khẳng định với báo chí trong nước họ sẵn sàng tranh đấu cho đén khi dành được yêu cầu chính đáng của họ mới thôi.
Sự giải quyết của chính quyền
Sau hơn 10 ngày, vào sáng ngày 07/03 bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa ông Trịnh Văn Chiến đã gặp gỡ và đối thoại với người dân Sầm Sơn để tìm hướng giải quyết giúp cho người dân. Tuy nhiên nguyện vọng của người dân vẫn mong muốn duy trì 1.000m bờ biển để cho người dân có chỗ neo đậu thuyền bè để đi đánh cá.
Theo ghi nhận của 1 phóng viên xin được giấu tên cho biết, cuộc đối thoại kết thúc lúc 11h và với sự tham gia của khoảng hơn 2.000 người.
Phóng viên này chia sẻ:
“Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chấp nhận trả lại 1 phần cảng biển cho bà con hơn 1km cho bà con, với cách giải quyết sẽ quy tụ bà con ngư dân 4 xã, thành một chỗ neo đậu. Lãnh đạo tỉnh cũng đọc cho bà con 3 quyết định giao cảng biển cho tập đoàn FLC, nhưng có 1 quyết định không có ngày tháng, phía lãnh đạo cũng nhận trách nhiệm về những bất cập trong mấy ngày qua đã gây bà con, bà con ngư dân cũng chia sẻ, trong những ngày tới sẽ không biểu tình, và đa phần bà con cũng đồng ý với cách giải quyết của lãnh đạo, nhưng một số bà con cũng lo ngại nếu đậu bãi chung vậy sẽ có nhiều bất cập xảy ra, và liệu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa có thực hiện như quyết định đã đưa ra cho bà con không”
Ông cựu chiến binh Đồng cũng chia sẻ với chúng tôi, đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân, nên chính quyền dù có đầu tư xây dựng gì cũng nên hài hòa và đặt lợi ích của người dân lên trên, đảm bảo cho cuộc sống của người dân, chứ không thể vì 1 ít quyền lợi của một vài cá nhân mà đánh đổi cả một tập thể lớn của người dân.

No comments:

Post a Comment