Tuesday, February 16, 2016

Việt Nam chuẩn bị đa đảng phái?

Đầu giờ chiều ngày 15-2, các trang báo điện tử ở Việt Nam đồng loạt đang bài viết ký tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có tựa đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”.
Tổng thống Barack Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại khu điền trang Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, California, ngày 15 tháng 2, 2016. (Hình: VOA)
Trong bài viết khá dài này, ông Nguyễn Tấn Dũng nêu hai ý: 1. Không có dân chủ thì đừng mơ Việt Nam hùng mạnh. 2. Chỉ có dân chủ khi đảng CS chấm dứt độc tài.
Bàn luận quanh bài viết này tại bên lề buổi họp mặt của Luật sư Đoàn Sài Gòn sáng 16-2, luật sư Trần Hồng Phong nói rằng khi Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra, cá nhân ông rất lo là đảng sẽ bác việc Việt Nam ký kết tham gia TPP - vì nếu thực hiện đúng cam kết và luật chơi, thì Việt Nam sẽ phải đổi mới hệ thống chính trị hiện tại, mở cửa cho xã hội dân sự, không loại trừ tiến tới đa đảng phái - như ngày mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Điều này đồng nghĩa với việc tư duy về “mô hình” và “con đường” XHCN là lạc hậu, không phù hợp. Nhưng cuối cùng đảng đã “thông qua”, dù việc thực thi như thế nào còn phải chờ xem sao.
Có các ý sau đây trong bài viết của ông Nguyễn Tấn Dũng dường như cùng chia sẻ và giải quyết dứt điểm điều mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ưu tư suốt mấy mươi năm qua: “Thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?”. Ông Dũng đã góp câu trả lời trong bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta”, bằng các ý sau (trích):
1. Thị trường quyết định việc huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Doanh nghiệp được tự quyết định kinh doanh trên các lĩnh vực mà luật pháp không cấm đồng thời phải đề cao trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh. Xã hội – thông qua người dân và các Tổ chức, các Hội nghề nghiệp đại diện cho mình và các chuyên gia, các nhà nghiên cứu độc lập để đóng góp xây dựng, phản biện và giám sát thực thi chính sách, nhằm hạn chế các khiếm khuyết của thị trường và Nhà nước.
2. Tiếp tục cải cách bảo đảm sự tương thích, đồng bộ giữa luật pháp, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. Tổ chức trùng lắp, chồng chéo sẽ gây lãng phí nguồn lực và cản trở sự phát triển. Phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ để hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới.
3. Chỉ trên nền tảng đổi mới thể chế quản trị quốc gia phù hợp mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy nhanh áp dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Cũng chỉ trên cơ sở đổi mới thể chế phù hợp mới tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn và một nền nông nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao, ổn định nguồn cung để có thể tăng nhanh thị phần trên thị trường thế giới. Nếu không, sẽ không tận dụng được cơ hội thuận lợi do TPP, FTA với EU và các FTA mới mang lại.
Trong bài viết này, theo bàn luận của nhóm luật sư thuộc Luật sư Đoàn Sài Gòn, ý tiếp theo đây của ông Dũng là cú đá giò lái vào đảng Cộng sản: “Để bảo đảm thành công trong hội nhập quốc tế và thực hiện hiệu quả các FTA, đặc biệt là TPP và FTA Việt Nam - EU, trước hết phải có Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chương trình hành động cụ thể của Chính phủ, các cấp các ngành và của cộng đồng doanh nghiệp. Phải làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận trong nhận thức, thống nhất trong hành động, nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững”.
Ý của đoạn này, có thể tóm là: “Nếu Việt Nam tiếp tục nghèo nàn, đó là do sự độc tài của đảng CS”.
02/15/2016 - 21:37
Vũ Minh Ngọc / SBTN

No comments:

Post a Comment