Saturday, December 5, 2015

Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ trong bộ máy Đảng

Lã Yên
Ông bà xưa có câu, còn tiền, còn của thì chén chú chén anh, hết tiền, hết của thì chém chú, chém anh. Cho nên chuyện các cán bộ Thành ủy Bạc Liêu choảng nhau vì hết tiền cũng không có gì lạ. Lúc bình thường thì gọi nhau đồng chí, nghe rất thân mật, nhưng khi đụng đến chuyện tiền bạc, miếng cơm manh áo thì không còn là đồng chí nữa, sẳn sàng đối xử với nhau như dân chợ búa.

Như tiếng súng nổ giữa trời quang. Phen này thì nguy thật rồi, không những không còn tiền để hoạt động mà còn khoản nợ tiền bảo hiểm và tiền khám bệnh. Ngay cả tiền điện nước cũng có nguy cơ không trả nổi. Vậy sẽ ra sao đây? Chắc rồi lại lấy tiền ngân sách bù vào thôi. Lại mất toi một khoản thuế rồi. Giả sử nếu tất cả các cơ quan của Đảng điều hết tiền như ở Thành ủy Bạc Liêu thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đóng cửa? giải thể?

Về tổ chức. Không có một nước nào như mấy nước tự xưng là CNXH, lại song song tồn tại hai bộ máy điều nuôi bằng ngân sách quốc gia. Một là chính quyền, hai là Đảng. Bộ máy Đảng cũng được tổ chức theo 4 cấp như bộ máy chính quyền: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Lực lượng biên chế cũng không kém gì hành chính nhà nước. Ngoài ra còn các tổ chức chính trị, xã hội được xem là cánh tay của Đảng như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...

Về kinh phí. Lâu nay vấn đề kinh phí hoạt động của bộ máy Đảng luôn bí mật. Từ chuyện ở Thành ủy Bạc Liêu mới vỡ lỡ ra nhiều việc, nhiều người cho rằng khoản ngân sách chi để duy trì bộ máy của Đảng không hề nhỏ. Báo tuổi trẻ cho biết, báo cáo tài chính của Thành ủy Bạc Liêu, dự toán kinh phí được duyệt năm 2015 của đơn vị là hơn 7, 5 tỉ đồng, nhưng đến cuối tháng 7 - 2015 đã sử dụng 7, 671 tỉ đồng. Tổ chức đại hội chi tới 2 tỷ.... Một Thành ủy kinh phí hoạt động trên 7 tỷ đồng/năm. Vậy với 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 51 thị xã, 49 quận và 546 huyện và 64 tỉnh ủy số tiền là bao nhiêu?. Chưa kể cấp xã. Ngoài ra các tổ chức chính trị, xã hội để duy trì được hoạt động cũng lấy tiền từ ngân sách nhà nước. Điều này khác với các nước tư bản. Các đảng phái, tổ chức chính trị xã hội tự vận động kinh phí để hoạt động. Nhà nước không can thiệp.

Về chế độ đãi ngộ. Không trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng những người làm trong bộ máy Đảng được ưu ái hơn nhiều so với công chức, viên chức chính quyền. Điều kiện làm việc tốt, cơ sở hạ tầng hoành tráng, phòng làm việc có điều hòa. Lương bổng lại cao, lương cán bộ Đảng được phụ cấp tới 55%.

 Lại còn có chế độ chăm sóc sức khỏe định kỳ. Đưa ra con số để chúng ta thấy sự chênh lệch Ví dụ. lương một người tốt nghiệp đại học làm ở một đơn vị sự nghiệp sẽ là 2,34 x 1.150.000đ = 2.691.000đ. Còn một người làm công tác bên Đảng sẽ được cộng thêm 55% = 4.171.000đ. Tại sao lại có sự chênh lệch vậy?
Bộ máy hành chính nhà nước đã cồng kềnh, lại thêm bộ máy của Đảng. Thử hỏi ngân sách nào chịu cho thấu? Ngay cả mấy nước tư bản giàu có như Mỹ, Nhật chắc cũng chịu không nổi chứ đừng nói gì một nước nghèo như Việt Nam..

Lương cao, điều kiện làm việc tốt, lại không yêu cầu chuyên môn. Vậy nên người ngoài xin vào không dễ. Ngoài vấn đề lý lịch phải đỏ, nó cũng có luật bất thành văn là ưu tiên con em trong ngành, Bố mẹ nghĩ hưu thì con vào thế chổ. Hay quyen biết này nọ mới xin vào được.

Sách sử cứ viết, thời thuộc Pháp, dân Việt Nam sống trong cảnh "Một cổ hai tròng", là thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Cách mạng thành công, Đất nước độc lập. Độc lập rồi sao? Lại vẫn trong tình cảnh "Một cổ hai tròng" là đảng và nhà nước. Để có tiền nuôi được bộ máy đó, người ta đặt ra nhiều loại thuế, lệ phí nhiều. Tất cả chút lên đầu người dân. Thiết nghĩ, nếu làm như các nước tư bản thì vừa tinh giảm được bộ máy, lại dư ra một khoản ngân sách để đầu tư phát triển đất nước. Chứ cứ tình cảnh này dân sao chịu nổi.

Lã Yên

https://www.danluan.org/tin-tuc/20151203/che-do-dai-ngo-doi-voi-can-bo-trong-bo-may-dang#sthash.2Gf7ZmMm.dpuf

No comments:

Post a Comment