Monday, August 17, 2015

Ai đầy tớ, ai chủ nhân?

Trần Nam Khoa (Danlambao) - Lôi dậy mùa thu chết đã 70 năm, các loa phường của đảng bắt đầu mở công suất để ca tụng và ăn mày cái quá khứ không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ (thơ Trần Dần). Một trong những loa phường ấy là ông "giáo sư, nhà giáo nhân dân" Lê Mậu Hãn của đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài phỏng vấn được Dân Trí giật tít “Đầy tớ sai thì phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của dân” dựa vào phát biểu của Lê Mậu Hãn: “...Làm thế nào cũng phải vì lợi ích cao cả của dân. Cụ Hồ học kinh nghiệm của Mỹ, nên mới nói rằng nhà nước là đầy tớ của dân, nếu đầy tớ sai thì phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của dân”.

Nhan đề bài báo tạo ấn tượng về sự khiêm tốn, những gì cần phải làm của một thể chế chính trị tốt đẹp trong đó những người cầm quyền là đầy tớ của dân.

Nhân vật chính của bài bào là Lê Mậu Hãn đã khéo léo mị dân bằng định đềđảng và nhà nước cộng sản là đầy tớ của dân; để từ đó dẫn đến hệ luậnnếu đầy tớ sai thì phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của dân.

Lý luận này được xây dựng trên 2 nền tảng:

1. Hồ Chí Minh đúng, sáng suốt, vĩ đại khi lập ra một cơ chế chính trị "bắt chước" Mỹ - chính quyền là đầy tớ của nhân dân. Thể chế bắt chước này lại được Lê Mậu Hãn nổ vang trời xanh là: "Một dân tộc đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ thành lập được Nhà nước độc lập tự do theo thể chế dân chủ cộng hòa".

2. Cơ chế chính trị của cộng sản theo mô hình chủ-tớ là tốt. Nếu có sai là do cá nhân lãnh-đạo-đầy-tớ nào đó không biết lắng nghe những chủ nhân ông đang bị trị là nhân dân.

Toàn bộ cái định đề Đảng nhà nước là đầy tớ, nhân dân làm chủ là một láo khoét trắng trợn, là một kiểu mị dân khốn nạn. 

Không có một tên nào nắm giữ vị trí lãnh đạo độc tôn, được bảo kê bởi Điều 4 trong hiến pháp do chúng lập ra mà có thể hành xử trong vai trò một đầy tớ.

Với vị trí lãnh đạo độc tôn đó, một thể chế phong kiến mới đã thành hình với những ông vua cộng sản. Không đời nào có một triều đình phong kiến được cấu thành bởi những đầy tớ đúng nghĩa.

Không bao giờ danh từ "lãnh đạo" có thể đứng chung với "đầy tớ" để làm nên một chủ thể "đầy tớ lãnh đạo".

Chẳng đời nào 2 thành phần "bị trị" và "chủ nhân" có thể nhập chung để trở nên một thành phần gọi là "nhân dân làm chủ".

Chuyện không-bao-giờ và chẳng-đời-nào đó chỉ có ở trong xã hội của loài sản mang hình dáng của những con lừa.

Những ngày tháng 8 mùa Thu, đám "đầy tớ lãnh đạo" sẽ tiếp tục gia tắng công suất, cho ra lò thêm nhiều cái loa rè mang tước hiệu giáo sư, tiến sĩ. Mục tiêu vẫn không bao giờ thay đổi: ăn mày quá khứ láo khoét, mị dân; dựa hơi một tên gian hùng đầu xỏ, kẻ lập nên và đứng đầu đảng cướp chính quyền từ dạo mùa thu không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ năm ấy.

18.08.2015

No comments:

Post a Comment