Thursday, April 23, 2015

30 Tháng Tư với nỗi lòng của một dân Tây có vợ Việt

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Đã 40 năm rồi, mỗi độ Tháng Tư về, tuy là người nước ngoài, Bá tước Đờ Ba-le luôn buồn trước cái buồn của Bá tước phu nhân dân Hải Phòng, mà theo nhà nghiên cứu Gia Cô Bê, một đồng hương với Bá tước Đờ Ba-le, nghe được rằng "sư tử gái" Hải Phòng thì dữ tợn còn hơn các "chị" Hà Đông (J'ai entendu que les lionnes de Hải Phòng sont plus féroces que celles de Hà Đông).

Mang trong mình dòng máu "anh hùng" hơn cả sư tử Hà Đông như vậy mà mỗi lần nghe ai nhắc tới Ngày 30 Tháng Tư 1975 là tức thì mặt bà Bá Tước tối sầm lại rồi nói với phu nhân bằng tiếng nước chồng cho đỡ ngượng, "Il est plus noir que ma feuille de La Đa" (Bá Chổi dịch sang tiếng Việt trong sáng là "Ngày đó nó đen còn hơn cái lá đa của chị em ta"). 

Nghe vợ so sánh mức độ đen tối của cái gọi là "Ngày Giải Phóng" với cái lá đa của chị em ta, Bá tước Đờ Ba-le thấy cực kỳ chí lý, vì theo ông, biến cố 30 Tháng Tư xảy đến trên quê vợ tuy có mang lại bao tang tóc đổ vở tan nát thương đau, nói chung đó cũng chỉ là "sự đời". Mà "sự đời" mang danh "sự nghiệp giải phóng" thuộc diện mặt "đen như mõm chó", ai lại chẳng muốn "chém cha..." cho rồi.

Nhưng sau khi so sánh - mặc dầu là chí lý - sự nghiệp cách mạng với "lá đa" của "sư tử gái" Hải Phòng tuy đen mà không đểu, lại vừa là nguồn mạch hạnh phúc, vừa có công lớn làm nên sự nghiệp vĩ đại giải tỏa "bức xúc" nơi "thầy trò" ông, Bá tước Đờ Ba-le cảm thấy vợ ông bị xúc phạm. "Sự đời" 30 Tháng Tư 1975 không phải là sự đời như muôn sự đời khác trong cõi nhân gian, mà là một "sự đời" không giống ai, chẳng giống con giáp nào, lại cực kỳ khốn nạn. "Ngày khốn nạn", bây giờ ai cũng thấy 30 Tháng Tư 1975 là quả thực là "Ngày khốn nạn", đúng y như người "ôn" nói với đứa cháu mười ba tuổi Vũ Đông Hà ngày cậu bé bị phỏng hai hòn trước khi cả Miền Nam bị phỏng. Đúng như bác Hồ dạy, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng hai hòn của đồng bào Miền Nam ruột thịt bị phỏng đã 40 năm nay là sự thật rõ ràng không thể chói cãi, Chân lý phỏng hai hòn ấy không bao giờ thay đổi.

Ông thấy người mình "lăn tăn" thế nào ấy. Ông đưa hai tay xuống, mằn mò, văn văn hai hòn. Không phải, đây chẳng phải là cảm giác do hậu quả bị phỏng, nhưng là cảm giác lạ; lạ thật, chứ không phải lạ mà quen như hiện tượng "tàu Tàu".

Bá tước buông hai hòn đưa tay lên bóp đầu động não. Cảm giác "lăn tăn" kia bỗng dưng nhanh như quân giải phóng thực hiện chính sách "nhà ngụy ta ở, vợ ngụy ta lấy, của ngụy ta vào vơ vét vồ về..." biến thành tiếng nói vọng về từ bên kia đại dương: tiếng "tổ quốc ăn năn"; không phải tổ quốc của ông Tây gốc Việt Nguyễn Gia Kiểng, nhưng là tổ quốc của ông Việt gốc Tây Đờ Ba-le.

Ăn năn rằng, giá như ngày đó mình để cho thằng Cu Côn vào học Trường Thuộc Địa như đơn nó xin để sau ra phục vụ nước Pháp, thì ngày nay dân Tây như Bá tước Đờ Ba-le đâu phải nhìn lá đa vàng đen của người vợ Việt Nam bị lôi ra ví von với Cộng Sản.


No comments:

Post a Comment