Thursday, March 12, 2015

Thảo luận nhân 27 năm sự kiện Gạc Ma

Theo BBC-3 giờ trước
Tưởng niệm Hoàng Sa, Trường Sa

Một cuộc tưởng niệm các Liệt sỹ Việt Nam ngã xuống ở Hoàng Sa - Trường Sa và Gạc Ma tại Hà Nội từ trước.


BBC và các khách mời của Bàn tròn trực tuyến hôm thứ Năm thảo luận nhân sự kiện đánh dấu tròn 27 năm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, bị hải quân Trung Quốc chiếm từ tay quân đội Việt Nam. Theo tin chính thức, sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam có 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh.
Cuộc tọa đàm bàn tròn được phát trực tuyến trên các kênh Youtube và Google Hangout của BBC Việt ngữ và trang nhà của chúng tôi vào lúc 19h30 tới 20h00 giờ Việt Nam, hôm 12/3/2015.
Một số câu hỏi được các khách mời của Tòa đàm trao đổi xoay quanh các vấn đề:
- Bài học gì rút ra cho Việt Nam về sự kiện 'trận hải chiến' được cho là không cân sức gần ba chục năm về trước ở Gạc Ma ngày 14/3/1988?
- Tại sao hải quân Việt Nam theo một số nguồn khảo cứu và nhân chứng nói đã không được phép nổ súng, kháng cự trong khi bên tấn công là hải quân Trung Quốc có hỏa lực và tàu chiến được trang bị để tấn công và chiếm đảo dễ dàng?
- Nếu Việt Nam nổ súng liệu có thể giữ được đảo Gạc Ma hay sẽ gặp kết cục tương tự như khi Việt Nam Cộng hòa nổ súng để bảo vệ Hoàng Sa nhưng vẫn mất phần mà họ chiếm giữ ở quần đảo này?
- Vì sao cho tới nay, quân đội và chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho tiến hành tìm kiếm, thu gom hài cốt sáu chục binh sỹ bị đắm cùng 3 chiếc tàu hải quân? Việt Nam đợi tới bao giờ mới tiến hành công việc thu gom này?
Gần đây, một nhà sử học quân sự, Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam, ông Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự đưa ra chi tiết tại một cuộc hội thảo trong nước, được công bố trên mạng Internet, rằng một 'cán bộ lãnh đạo' cấp cao của quân đội Việt Nam khi đó đã ra lệnh 'không được nổ súng' nếu và khi xảy ra cuộc tấn công của Trung Quốc tại Trường Sa vào thời điểm đó.
Tướng Lương cũng nói thêm cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam khi đó, ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, đã 'đập bàn' và chất vấn Bộ Chính trị Việt Nam sau khi mất Gạc Ma rằng "ai đã ra lệnh" để hải quân không thể tự vệ.
Nhìn lại sự kiện của Gạc Ma sau 27 năm, Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì và cần có những động thái gì, nếu như không muốn lặp lại sự kiện đã diễn ra hôm 14/3/1988?

No comments:

Post a Comment