Theo BBC-5 giờ trước
Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị của Hoa Kỳ muốn Hà Nội ngưng dùng Cam Ranh là nơi hỗ trợ cho chiến đấu cơ của Nga, theo một chuyên gia Nga.
Bình luận được ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí, một viện nghiên cứu phi chính phủ nằm tại Moscow, đưa ra vào hôm 12/03 trongbài của hãng thông tấn Sputnik.
Sputnik là cơ quan truyền thông quốc tế do chính phủ Nga sở hữu và quản lý theo một nghị định từ năm 2013 của Tổng thống Putin.
Cơ quan truyền thông này khai trương hồi tháng 11/2014 và thay thế hãng thông tấn RIA Novosti và Đài phát thanh Quốc tế Nga.
Vào hôm 11/03 hãng tin Reuters có bài đặc biệt mô tả Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga.
Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ nói máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga đã có các chuyến bay nhằm biểu thị sức mạnh trước Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương.
Ông Igor Korotchenko nói: “Đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ là sự thô lỗ quá rõ.
"Việc ám chỉ phi cơ Nga có thể được tiếp nhiên liệu từ căn cứ ở Vịnh Cam Ranh và rằng các phi cơ này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là tuyên bố khiêu khích và vô căn cứ.
"Sứ mệnh của các máy bay ném bom của Nga tại vùng châu Á- Thái Bình Dương không gây ra sự đe dọa nào,” ông Korotchenko nói vào hôm thứ 11/03.
Ông cũng nói thêm rằng nhà chức trách Việt Nam sẽ không đép ứng yêu cầu của Washington vì hợp tác quân sự Nga Việt và hợp tác kỹ thuật quân sự vẫn là ưu tiên của Hà Nội.
Ông Korotchenko cũng nói rằng việc Hoa Kỳ đang triển khai các hệ thống phòng vệ chống hỏa tiễn tại châu Á- Thái Bình Dương có thể tạo mối đe dọa thực sự cho an ninh khu vực này.
“Hoa Kỳ và đồng minh của họ có thể khiêu khích tạo bất ổn trong vùng với hoạt động của hệ thống chống hỏa tiễn và động thái này chỉ khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang,” ông Igor Korotchenko nói.
Trong bài viết ‘Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"’ gửi BBC tiếng Việt hồi năm 2013, GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia viết:“Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.
“Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.”
No comments:
Post a Comment