Monday, January 19, 2015

Nghệ An: Chuyện buồn ở xã 135: Dân tố lãnh đạo xã lập hồ sơ khống “ăn” tiền hỗ trợ?

Dân trí Trên thực tế đa phần các hộ dân vẫn chưa nhận được số tiền hỗ trợ thiệt hại do sản xuất giống lúa BC15. Tuy nhiên tại các văn bản, phiếu chi của UBND xã thì số tiền 280 triệu đồng đã được chi trả kèm theo danh sách từng hộ dân đã ký nhận.

Khi triển khai sản xuất giống lúa BC15 vụ đông xuân năm 2013, xã Đồng Văn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) - là một trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Cũng vì vụ lúa chính mất trắng này mà đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có những hộ gia đình rơi vào cảnh thiếu đói cả năm vì lúa trắng bông không cho hạt.
Dậy sóng… dân tố lãnh đạo xã thông đồng lập hồ sơ khống?
Thấy được khó khăn của người dân, Đảng và Nhà nước cũng như đơn vị cung ứng giống đã đồng ý hỗ trợ cho bà con một phần thiệt hại để ổn định đời sống có thể tái sản xuất. Tuy nhiên, sau khi trải qua một con “đường vòng” thì số tiền hỗ trợ ấy không đến được tay các hộ dân nghèo chịu thiệt hại. 
Đơn thư ông Hoàng Nghĩa Quý gửi PV tố lãnh đạo xã lập hồ sơ khống, ăn chặn tiền hỗ trợ của dân.
Đơn thư ông Hoàng Nghĩa Quý gửi PV tố lãnh đạo xã lập hồ sơ khống, ăn chặn tiền hỗ trợ của dân.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Trong khi đó đã xuất hiện hàng loạt những “dấu hiệu” nghi vấn cho thấy có sự “thông đồng” trong tập thể lãnh đạo chính quyền địa phương để “ăn” bớt số tiền hỗ trợ này. Đó chỉ là một trong số những chuyện buồn khiến dư luận tại xã miền núi đặc biệt khó thuộc vùng 135 ở tỉnh Nghệ An đang dậy sóng.
Trong đơn gửi PV Báo điện tử Dân trí của ông Hoàng Nghĩa Quý (trú tại xóm Tân Đông, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) tố cáo rất nhiều nội dung liên quan đến xã 135 Đồng Văn. Trong đó, có nội dung tố cáo lãnh đạo xã mà đứng đầu là ông Phạm Công Lý - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để tư lợi cá nhân trong quá trình chi trả tiền hỗ trợ thiệt hại do sản xuất giống lúa BC15 vụ đông xuân năm 2013.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Người đầu tiên mà PV Dân trí gặp để xác minh sự thật về ký nhận số tiền hỗ trợ, thì chị Nguyễn Thị Hà (gọi là Hà Thái) không biết gì về khoản hỗ trợ này.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Hai hộ gia đình là chị Nguyễn Thị Hà và Trần Thị Tường viết giấy cam đoan không hề hay biết có hỗ trợ về giống lúa PC15 cũng như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Trong đơn ông Hoàng Nghĩa Quý nêu rõ: “Tôi tố cáo ông Phạm Công Lý Chủ tịch UBND xã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống, giả mạo chữ ký của dân. Trong quá trình chi trả số tiền 280 triệu đồng Nhà nước hỗ trợ thiệt hại do sản xuất giống lúa BC15 trên địa bàn xã. Bao gồm tiền hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chia nhau tiêu xài?. Làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân, khiến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đi sai lệnh với thực tế”.
Trao đổi với chúng tôi ông Hoàng Nghĩa Quý tỏ ra vô cùng bức xúc: “Trong biên bản quyết toán chi ngân sách xã Đồng Văn năm 2014, trong các phiếu chi, duyệt chi thì tổng số tiền hỗ trợ cho 8 xóm trên địa bàn xã là 280 triệu đồng đã được chi đủ (trong danh sách ký nhận thì các chữ ký của người dân đã ký đầy đủ-PV). Theo đó, phần hỗ trợ được phát làm 2 đợt gồm: tiền hỗ trợ lúa giống PC15, 80 triệu đồng, tiền hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 200 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có bản danh sách hộ dân ký nhận của từng xóm. Tuy nhiên, trên thực tế thì đa phần các hộ dân vẫn chưa nhận được một đồng tiền nào”.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Khi PV chỉ cho chị Nguyễn Thị Hà về chữ ký nhận số tiền, chị Hà ngã ngửa vì không hay biết ai đã mạo danh.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Chị Nguyễn Thị Hà khẳng định, chưa từng biết đến danh sách ký nhận tiền cũng chưa nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ xóm, xã...
“Có những hộ được nhận nhưng “lệch” quá xa so với con số trong danh sách. Danh sách có người ký nhận từ 400.000 - 2.100.000 đồng, nhưng chỉ nhận được 300.000 đồng. Thậm chí có những hộ có tên trong danh sách thì không nhận được tiền, nhưng có hộ không có tên lại được nhận tiền. Điều đáng nói, danh sách do xã lập nhưng dân 8 xóm nói trên không ai biết. Nhưng trên thực tế, thì bản danh sách nhận tiền hỗ trợ thì đã được ký hết. Vậy, số tiền đó đã đi đâu?” ông Hoàng Nghĩa Qúy đặt câu hỏi.
Vụ đông xuân 2013 và 2014, Đồng Văn hầu hết cả xã đều thiệt hại, mất trắng về giống lúa PC15, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trong bản danh sách cấp kinh phí hỗ trợ này chỉ có 8/15 xóm được “hưởng lợi”. Các xóm được hưởng trở cấp gồm: Xóm Bục, Vĩnh Thành, Tân Diên, Khe Chiềng, Vịnh Đồng, Tân Đông, Tân Lập và Văn Sơn với tổng cộng 151 hộ được nhận tiền. 
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Bản danh sách 8 xóm của xã Đồng Văn tất cả đều đã có chữ ký của các hộ dân, nhưng khi PV hỏi rất nhiều hộ thì họ vẫn không biết và chưa nhận được tiền.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Danh sách 8 hộ dân được hỗ trợ về giống lúa PC15 của xóm Tân Đông, nhưng khi đi rà soát thì các hộ không hề hay biết có chính sách này.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Bản danh sách cấp tiền hỗ trợ về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 8 hộ dân ở xóm Tân Đông nhưng trên thực tế họ không nhận được.
Theo bản danh sách lập nên, thì đây là những hộ chịu nhiều thiệt hại nặng nề trong vụ đông xuân năm 2013 bởi giống lúa BC15. Và trong bản danh sách của 8 xóm đều có chữ ký của 8 ông xóm trưởng xác thực đã nhận tiền hỗ trợ về để phát cho dân.
Như vậy, theo những bản danh sách này thì toàn bộ số tiền 280 triệu đồng đã được chi trả trực tiếp đến từng hộ dân vào hai thời điểm. Cụ thể, tiền hỗ trợ giống lúa BC15 đã được cấp vào ngày 1/7/2014, số tiền hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng đã được chi trả vào ngày 20/9/2014.
Giật mình… bỗng dưng có chữ ký trong bản ký nhận mà không có tiền
Cầm bản danh sách trong tay, PV Dân trí đã đến từng xóm trưởng, vào từng hộ dân để kiểm tra và “thẩm vấn” thực hư về chuyện đang dậy sóng ở xã nghèo 135 này ra sao.
Và thật quá bất ngờ, khi chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hà (SN 1972, trú tại xóm Tân Đông) không tin đó là sự thật. Khi đưa bản danh sách có chữ ký nhận của chị và hỏi về số tiền hỗ trợ thiệt hại do sản xuất giống BC15 mà gia đình mình được hưởng chị như giật mình. “Các chú nói kiểu chi rứa. Nhà tui có biết về khoản hỗ trợ này đâu. Ai lập danh sách? Có thấy ai nói chi mô…”, chị Hà bỡ ngỡ.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Bà Tường đang nấu ăn trong bếp, khi nghe PV nói về khoản hỗ trợ bà như giật mình chẳng biết khoản gì.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Bà Tường cũng khẳng định, từ ngày lúa PC15 bị thiệt hại cho đến nay không hề hay biết có chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Còn việc ký nhận trong bản danh sách kia bà chưa từng thấy, nay mới được PV cho xem thì không tin ai đó đã giả mạo chữ ký của mình.
Trong bản danh sách hỗ trợ thì gia đình chị Hà là một trong số 8 hộ dân của xóm Tân Đông “may mắn” được xã ưu ái vào diện được chi trả số tiền hỗ trợ do thiệt hại giống lúa BC15 vụ đông xuân năm 2013, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 2014.
Tại hai bản danh sách chi tiết cấp tiền cho những hộ thiệt hại được lập, gia đình chị Nguyễn Thị Hà có tổng diện tích bị thiệt hại là 3.000m2. Số diện tích này được kê khai với mức thiệt hại là trên 70%. Với số điện tích đó gia đình chị Hà được hỗ trợ 600.000 đồng tiền giống lúa PC15 và 1.500.000 đồng tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong hai bản danh sách này đã có chữ ký của chị Hà.
Clip người dân phát hoảng không biết ai đã giả mạo chữ ký để nhận số tiền hỗ trợ chính sách của Nhà nước.
Khi PV cho xem bản danh sách có số tiền, diện tích và chữ ký của gia chủ, thì chị Hà giật mình: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy những bản danh sách này. Tiền tôi có được nhận đồng nào đâu nên làm sao tôi ký. Đây không phải là chữ ký của tôi”.
Chị Hà cũng một mực khẳng định mình chưa hề biết hoặc ký nhận vào bất kỳ bản danh sách nào như vậy. Bản thân chị cũng không hề nghe ai nói hay được chính quyền cán bộ địa phương tuyên truyền về quá trình chi trả hỗ trợ cho bà con. Mặc dù gia đình chị chịu thiệt hại do giống BC15 vào năm 2013 là có thực. Cũng vì năm đó lúa “trổ hoa trắng” mà nhà chị phải chật vật chạy ăn trong nhiều tháng liền.
Ông Hoàng Nghĩa Quý - người phát hiện và dám đứng ra tố cáo hành vi của lãnh đạo xã Đồng Văn.
Ông Trần Văn Thái - xóm Tân Đông cũng một mực khẳng định như đi đóng cột: "Gia đình tôi chưa biết đồng tiền hỗ trợ đó ra sao, nhưng lại có kẻ đã giả mạo chữ ký để nhận... Việc này cần được làm rõ".
Chia tay gia đình chị Hà, chúng tôi tìm đến gia đình vợ chồng bà Trần Thị Tường và ông Nguyễn Văn Thái (ở xóm Tân Đông, xã Đồng Văn). Cũng như gia đình chị Hà, hộ bà Tường trong bản sanh sách ghi số tiền hỗ trợ là 2.100.000 đồng cho số diện tích 3.000m2 chịu thiệt hại trên 70%.
Tại đây chúng tôi gặp rất đông bà con nhân dân, anh em hàng xóm đang đến giúp gia đình thu hoạch mía. Gia đình cũng đang nấu bữa cơm trưa để mời mọi người đã tới giúp nhà mình thu hoạch. Khi biết thông tin gia đình bà Tường, ông Thái “may mắn” thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ mà số tiền lên đến hơn 2 triệu đồng ai cũng lấy làm mừng cho ông bà. Bởi năm trước chính vì lúa mất mùa mà ông Thái, bà Tường phải cơ cực chạy ăn từng bữa.
“Có tiền hỗ trợ rồi. Nhà bà được nhận hơn 2 triệu cơ đấy”. Một người hàng xóm vừa nói vừa chạy vào phía sau bếp gọi bà Tường ra để thông báo “tin mừng”. Cũng tưởng rằng chúng tôi đến phát tiền hỗ trợ nên bà Tường hớt ha, hớt hải chạy ra để “nhận tiền”. Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi trình bày về công việc của mình và trong bản danh có đề cập đến gia đình bà được xã hỗ trợ nhưng số tiền ấy bà Tường “đã lấy” và có chữ ký rõ ràng.
Không kịp để chúng tôi nói tiếp, bà Tường chen ngang: “Tôi chưa nhận được đồng tiền nào. Đây là ai ký chứ không phải tôi. Có khi nào gia đình tôi được hỗ trợ một lúc hơn 2 triệu như thế này đâu. Tại sao lại có tên của tôi ở đây”. 
PV cùng ông Hoàng Nghĩa Quý đi đến từng hộ gia đình chỉ rõ những khuất tất ở xã Đồng Văn.
PV cùng ông Hoàng Nghĩa Quý đi đến từng hộ gia đình chỉ rõ những khuất tất ở xã Đồng Văn.
PV cùng ông Hoàng Nghĩa Quý đi đến từng hộ gia đình chỉ rõ những khuất tất ở xã Đồng Văn.
Hầu hết các hộ dân xóm Tân Đông đều bất ngờ khi được hỏi về số tiền hỗ trợ của xã Đồng Văn trong bản kê danh sách có chữ ký nhưng lại không có tiền.
Cũng theo bà Tường, thì toàn bộ diện tích mà gia đình bà chịu thiệt hại do sản xuất giống lúa BC15 vào vụ đông xuân năm 2013 là có thực. Nhưng từ đó đến nay gia đình bà cũng chưa từng được nghe cán bộ, chính quyền thông báo gì về việc gia đình mình hay các hộ dân khác được nhận tiền hỗ trợ.
Bởi thế khi nhìn thấy hai bản kê khai thiệt hại và số tiền hỗ trợ của 8 hộ dân ở xóm Tân Đông, thì bà Tường và ông Thái cũng như một số hộ dân tại đây “chạm trán” với cái bản thống kê này. “Chúng tôi chỉ biết mua giống về rồi sản xuất. Đến khi thiệt hại mất trắng thì cũng một mình gánh chịu. Chứ có bao giờ nghe đến tiền hỗ trợ nào đâu mà biết. Tôi khẳng định rằng tại thời điểm này gia đình tôi chưa nhận được bất kỳ một đồng hỗ trợ nào từ chính quyền. Chúng tôi có thế nào thì nói như vậy chứ không giấu diếm gì cả”, ông Nguyễn Văn Thái - chồng bà Tường khẳng định với PV.
Gần chục người thu hoạch mía cho gia đình ông Thái, thấy PV đưa bản danh sách thống kê tiền hỗ trợ thì họ đều tỏ ra vô cùng bức xúc. Họ đặt hàng loạt những câu hỏi nghi vấn liên quan đến quá trình chi trả số tiền trên. Ông bà không nhận tiền, thì ai đã ký thay ông bà để lấy tiền? Tiền của gia đình ông Thái bây giờ nằm trong túi của ai? Tại sao khi có chính sách hỗ trợ mà tất cả người dân như chúng tôi những hộ đã trực tiếp sản xuất giống BC15 cũng bị thiệt hại lại không hề hay biết. Ai đã làm nên những bản kê khai thiệt hại này, với mục đích gì? Tiền của nhân dân bây giờ đi đâu?.
PV cùng ông Hoàng Nghĩa Quý đi đến từng hộ gia đình chỉ rõ những khuất tất ở xã Đồng Văn.
PV Dân trí làm việc với ông Hoàng Nghĩa Quý - người đứng đơn thư chịu trách nhiệm về vụ việc ông tố giác lãnh đạo xã Đồng Văn dám lập hồ sơ khống để ăn chặn tiền hỗ trợ.
Nghe bà con thắc mắc chúng tôi cũng chỉ biết nhìn vào hai bản danh sách chỉ trả tiền hỗ trợ của xóm Tân Đông với tổng số 17.850.000 đồng mà lặng im. Vậy thì số tiền đó đã đi đâu khi bà con trong xóm, những hộ đã phải chịu đói khổ, chật vật vì giống lúa BC15 không cho hạt vào vụ đông xuân năm 2013. Những con người thực, những người có tên trong bản danh sách đã “ký” nhận tiền hỗ trợ lại chưa hề được hưởng một đồng. Vậy thì đã có một “phép thuật” nào đó thay các hộ dân nghèo cùng cực này ký nhận tiền.
Trong các bản kê khai, ký nhận tiền của các hộ dân tại đây đều ghi rõ người phê duyệt chủ tài khoản là ông Phạm Công Lý - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn. Người cấp tiền là ông Nguyễn Như Phúc - Chủ tịch hội nông dân xã. Vậy thì vị “phù thủy” nào đã cao tay giả danh các hộ dân để ký nhận tiền và có thể “qua mặt” được hai đồng chí cán bộ cốt cán của xã để họ ký xác nhận vào các văn bản nói trên.
Đồng Văn là một trong số những địa phương có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Đời sống nhân dân tại đây còn nhiều thiếu thốn. Bởi vậy Đồng Văn là một trong số những xã được UBND huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung đặc biệt quan tâm. Đây cũng là một trong số ít những xã được hưởng chế độ xã 135 để được hưởng những chính sách xã hội nhằm khắc phục phần nào những khó khăn của bà con nhân dân. 
PV cùng ông Hoàng Nghĩa Quý đi đến từng hộ gia đình chỉ rõ những khuất tất ở xã Đồng Văn.
Người dân xóm Tân Đông quá ngỡ ngàng với bản danh sách hỗ trợ trong xóm có đến hàng trăm hộ nhưng xã chỉ ưu ái cho 8 hộ, trong đó có xóm trưởng 1 suất.Và điều đáng buồn hơn, trong bản danh sách này các hộ đều đã có chữ ký nhận nhưng trên thực tế tiền không về nhà như bản kê.
Vậy mà khi có các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì bộ máy lãnh đạo của địa phương lại “triển khai” một các “kỳ quặc” khiến chủ trương của đảng đi sai lệch với thực tế. Phải chăng đang tồn tại một nhóm “lợi ích” liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình “cấp phát” số tiền hỗ trợ của nhà nước dành cho các hộ dân chịu thiệt hại do sản xuất giống lúa BC15.
Tiếp tục tìm hiểu tại địa bàn các xóm khác chúng tôi càng “bàng hoàng” hơn trước những sự thực đau lòng. Hành vi của nhóm “lợi ích” càng lộ rõ hơn.

Thứ Hai, 19/01/2015 - 07:54
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình

No comments:

Post a Comment