Monday, January 19, 2015

Áo quần bành Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
RFA-2015-01-19
Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông
Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông-RFA
Hằng năm, khi mùa Đông tới, những người bán áo quần bành lại mang hàng hóa ra các ngã ba đường, vỉa hè, khu chợ… để bán. Mặt hàng của họ chủ yếu là áo quần đã qua sử dụng, bán với giá rẻ bèo cho người lao động, người nghèo, người có thu nhập thấp. Chủng loại hàng hóa của họ cũng khá phong phú, từ đôi vớ đeo chân cho đến chiếc nịt, chiếc áo khoác, áo ấm, áo len, áo pull, quần jean, quần Kaki… Có thể nói, đồ bánh có gốc từ kho hàng Sida của Campuchia một thuở dù sao cũng giúp cho người nghèo có quần áo mặc mà không phải bận tâm lắm về giá cả. Thế nhưng thời gian gần đây, đồ bành trá hình có nguồn Trung Quốc đã khiến không ít người hoảng hồn.
Trứng côn trùng và những thứ độc hại
Một người từng là đại lý áo quần bành cho khu vực miền Trung, hiện sống tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, tên Tri, chia sẻ: “Hồi trước nó bán từng kiện bên Campuchia chở về. Bây giờ nguồn đó không còn nữa. Trước đây hồi PolPot bị thua, người Campuchia được viện trợ áo quần cũ theo từng kiện, rồi họ lấy họ bán cho mình, giờ người Campuchia họ cũng không cần đồ cũ nữa, đồ Sida cũng không còn nữa, nếu có chỉ là hàng tồn trước đây thôi. Giờ thì toàn đồ bị lỗi của Việt Nam, đồ Trung Quốc xấu, bị lỗi mang sang Việt Nam bán, giờ thứ gì họ cũng gọi là đồ Sida hết trơn.”
Trước đây, áo quần bành trên thị trường Việt Nam còn có tên là áo quần Sida, do tổ chức Sida tài trợ cho chính phủ Campuchia để phát cho dân nghèo
Ông Tri cho biết thêm là hiện tại, khái niệm áo quần bành cũng đã bị đánh tráo, nếu như trước đây, áo quần bành trên thị trường Việt Nam còn có tên là áo quần Sida, do tổ chức Sida tài trợ cho chính phủ Campuchia để phát cho dân nghèo, thay vì phân phát cho dân nghèo sau chiến tranh, chính quyền Campuchia đã ém số đồ này bán cho tư thương Việt Nam. Tư thương người Việt lại mang về bán cho người Việt Nam trên ba miền với giá vừa phải. Đương nhiên là khi mua, với một bành áo quần vài trăm chiếc chỉ tốn vài trăm ngàn đồng, mang về bán với giá vài chục ngàn một chiếc, tỉ lệ lãi có thể gấp ba bốn chục lần so với giá gốc.
Và càng về sau, kinh tế Campuchia phát triển hơn, người dân quê cũng không muốn mặc những thứ áo quần của phương Tây bỏ đi, các kho hàng từ thiện của Campuchia xả hàng loạt, tư thương mua về bán cho người dân ồ ạt. Đến những năm 2010 thì nguồn hàng này cạn kiệt, người buôn áo quần bành chuyển sang buôn bán áo quần lỗi mốt, lỗi kĩ thuật được xả bỏ ở các hãng may. Những bộ áo quần có chi tiết lỗi không lớn lắm nhưng không thể xuất hàng được tuồn ra thị trường đồ bành.
Đồ bành Sida
Đồ bành Sida
Nhưng chuyện này diễn ra không được bao lâu, kéo dài chưa đầy nửa năm thì hàng Trung Quốc ồ ạt tấn công Việt Nam, áo quần Trung Quốc có giá rẻ mạt, mẫu mã bắt mắt được trưng bán khắp các hang cùng ngõ hẻm Việt Nam. Đã có nhiều người mua loại áo quần này, sau khi ngâm nước để giặt, các loại côn trùng nở ra chi chit trong thau nước, phải mang cả thau đồ đi đổ, hôm sau, ngay vị trí đổ thau đồ này, hàng ngàn con đỉa con và những côn trùng loi nhoi hiện ra.
Không biết áo quần này người Trung Quốc đã sản xuất theo cách nào, bảo quản ra sao mà lại có nhiều trứng đỉa, trứng côn trùng ẩn náu trong đó. Điều này có phải là sự vô tình do sản xuất cẩu thả hay là một chủ trương gây hại cho quốc dân một nước láng giềng
Chuyện áo quần Trung Quốc thì thiên hình vạn trạng cái để nói. Nhưng cái điều đáng nói nhất mà theo ông Tri là hầu như thị trường áo quần hiện nay chỉ toàn đồ Trung Quốc, có nhãn mác Trung Quốc thì bán giá đắt, không có nhãn mác thì bán giá rẻ bèo và rất có thể đó là một ổ trứng đỉa, có nhiều bộ áo quần không có nhãn mác đã được dân buôn Việt Nam gắn nhãn mác sản xuất tại Việt Nam để lừa người mua. Mọi thứ hoàn toàn bị đánh tráo, ngay cả khái niệm áo quần bành cũng đã bị đánh tráo, người ta đâu có mua từng bành về bán như trước đây mà mua từng lô hàng của Trung Quốc, có số lượng và giá cả hẳn hoi nhưng lại bán với danh nghĩa đồ bành để qua mặt người tiêu dùng.
Và ông Tri cũng lấy làm khó hiểu vì không biết áo quần này người Trung Quốc đã sản xuất theo cách nào, bảo quản ra sao mà lại có nhiều trứng đỉa, trứng côn trùng ẩn náu trong đó. Điều này có phải là sự vô tình do sản xuất cẩu thả hay là một chủ trương gây hại cho quốc dân một nước láng giềng nằm trong tầm ngắm? Và ông Tri cũng lấy làm lạ khi mọi chuyện có nguy cơ cho sức khỏe người dân vẫn diễn ra hằng ngày mà nhà cầm quyền chẳng có động thái nào để ngăn chặn, mặc cho nó bùng phát!
Đồ bành hàng xả và hàng Trung quốc
Đồ bành hàng xả và hàng Trung quốc
Dở khóc dở cười vì đồ bành
Một người buôn đồ bành tên Vi, hiện đang sống ở Buôn Hồ, Đắc Lắck chia sẻ: “Giờ khó lắm, ví dụ như mình ra mình chọn mấy hàng họ để đống, mua năm ngàn, bảy ngàn về mình hô hai mươi, hai lăm ngàn đồng thì họa ra mới có lời. Giờ đâu như hồi xưa nữa, hồi xưa người ta nghèo người ta mua đại cái đồ bành về mặc cho ấm, chứ giờ hàng công ty xả đầy, cái áo sơ mi mới có hai lăm ngàn đồng. Ít ai mua đồ bành này nữa, phải đồ xịn kia họ mới mua!”
Giờ đâu như hồi xưa nữa, hồi xưa người ta nghèo người ta mua đại cái đồ bành về mặc cho ấm, chứ giờ hàng công ty xả đầy, cái áo sơ mi mới có hai lăm ngàn đồng. Ít ai mua đồ bành này nữa, phải đồ xịn kia họ mới mua!
Một người buôn đồ bành
Theo bà Vi, nghề buôn đồ bành ở Việt Nam hiện tại đã qua thời vàng son, không phải bởi người dân hết nghèo, không thèm xài đồ bành nữa, cũng không phải đời sống xã hội đã khấm khá hơn khiến cho thẩm mỹ con người phát triển, không ai mặc áo quần lỗi mốt nữa mà trên thực tế, đồ bành đã hoàn toàn mất uy tín, người ta đã bỏ nghề buôn đồ bành rất nhiều, những người bán áo quần bành khắp nơi hiện tại có đời sống rất khó khăn, họ cố vớt vát, bán nốt những lô hàng tồn kho từ mùa Đông năm trước, thậm chí nhiều năm trước.
Cũng có nhiều trường hợp vẫn tiếp tục mua đồ bành Trung Quốc về các chợ quê, vùng nghèo khó để bán, những trường hợp này thu lãi rất cao nhưng nếu tính tổng thể thì mức lãi ròng cũng chẳng là bao vì chi phí xăng cộ, đi lại, ăn uống, thuê chỗ ở trọ. Chính vì nhịp sống quay cuồng, vội vã như vậy nên những người buôn đồ bành ít ổn định, rày đây mai đó, sống cẩu thả, được chăng hay chớ và ít nghĩ đến đường dài. Một khi đầu óc con người bị thui chột bởi nhịp sống, cái lợi trước mắt sẽ che khuất mọi thứ và người ta không còn đủ thời gian để phản tĩnh, suy tư về lương tri, đạo đức nữa.
Theo bà Vi, một khi những người dân Việt Nam trở thành nạn nhân của các thứ hàng hóa độc hại của Trung Quốc, điều đáng nói không phải ở chỗ Trung Quốc thâm hiểm mà chính là phông kiến thức của người dân quá thấp, từ người buôn bán cho đến người tiêu dùng, không hề ý thức được là mình đang tiếp tay cho giặc để giết hại chính đồng bào của mình và cũng không hề ý thức được là mua hàng hóa Trung Quốc là giết chính mình, giết cả tương lai của con cái mình.
Sở dĩ xãy ra chuyện này là vì nền giáo dục, nền truyền thông Việt Nam đã hỏng từ gốc đến ngọn, điều này chỉ dẫn đến một kết cục đáng sợ là một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ xoa đầu Việt Nam như xoa đầu một con vật nuôi trung thành và không được thông minh cho mấy!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment