Saturday, November 14, 2015

Trung Cộng hủy diệt sinh thái tại biển Đông

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) -  Xây lấp đảo nhân tạo tại biển Đông của Trung Cộng đang đe dọa nặng nề đến an toàn sinh thái tại nơi này.

Kể từ cuối năm 2013, Trung Cộng đã mở rộng diện tích các đảo san hô tại khu vực biển Trường Sa với tổng số diện tích được mở rộng xấp xỉ khoảng 1200 hecta. Cát đá từ dưới lòng biển được các máy bơm cực mạnh hút liên tục không ngừng nghĩ để phun lên trên phủ lấp các ghềnh đá có sẳn tại Trường Sa tạo ra các đảo cát nhân tạo với hình thù theo ý muốn.

Theo nhận định của nhiều nhà hải dương học lừng danh như Greg Mitchell, giáo sư hải dương học thuộc Institution of Oceanography ở La Jolla, California hay John McManus của đại học Florida ở Hoa Kỳ, hành động ngu xuẩn này của Trung Công làm toàn bộ sinh vật cực quí cực hiếm nằm sâu trong lòng biển mà chỉ có ở tại vùng biển Trường Sa hoàn toàn bị tiêu diệt. Hàng loạt các sinh vật lạ trên bề mặt của lòng biển bị hủy diệt không có cơ hội phục hồi, đó là chưa kể hệ thống sinh thái san hô quí hiếm, đá ngầm vốn là nguồn thức ăn giúp ích cho nhiều loài cá bị phá nát hoàn toàn.

Riêng John McManus, ông đã phải thốt lên rằng: "Đây là một sự kiện quá thê thảm xảy ra cho hệ thống sinh thái san hô trong thời đại chúng ta." Bộ Ngoại Giao Phi luật Tân thừa nhận một khoảng diện tích sinh thái san hô lên đến 300 mẫu Anh bị hủy diệt trong một thời gian rất ngắn gần đây. 

Vùng biển Trường Sa rộng khoảng 390 ngàn cây số vuông, với hơn 300 loài thủy sản khác nhau mà trong đó có trên 66 loài thủy sản hàng năm đem về lợi nhuận cho nghề đánh cá trên cả trăm triệu Mỹ kim mỗi năm. Bình quân, cứ mỗi một cây số vuông tại vùng này cung cấp khoảng 7 tấn cá cho nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn vùng Đông Nam Á và cho cả thế giới. Hành động ngu xuẩn của Trung Cộng khi tiến hành cho xây đảo nhân tạo làm suy sụp sinh thái hải dương nghiêm trọng khiến nguồn cá ở vùng này bị suy kiệt nghiêm trọng là một điều tất yếu phải xảy ra. 

Tạm thời chưa đủ thời gian và điều kiện để nghiên cứu mức độ tàn phá môi trường của việc Trung Cộng cho xây dung đảo nhân tạo vì nơi này đang căng thẳng với những hoạt động quân sự khiến mọi nỗ lực thám hiểm lòng biển Trường sa để nghiên cứu sự tàn phá môi sinh không thể thực hiện được.

Điều này chỉ khiến giới hải dương học trên thế giới càng thêm lo lắng. Biến đổi khí hậu và môi trường đã và đang làm cho vùng biển này bị xáo trộn và tàn phá, dẫn đến nhiều loài hải sản đã bị tuyệt chủng. Nay, Trung Cộng lại tăng tốc phá hủy sinh thái hải dương của vùng này nhanh hơn cả trăm lần trong một thời gian ngắn chỉ khiến toàn bộ sinh thái vùng biển này không còn hy vọng có thể phục hồi được nữa.

Giới hải dương học khắp nơi trên thế giới hiện đang tố cáo mạnh mẽ Trung Cộng vị phạm công ước thế giới về an toàn sinh thái gọi tắt là CBD tức Convention on Biological Diversity, cũng như công ước về bảo vệ sinh vật quí hiếm gọi tắt là CITES tức Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora khi cho xúc tiến hút cát đá liên tục ngày đêm từ lòng biển để tạo mưa cát phủ lên các bải đá thành đảo nhân tạo như ý muốn.

Cho nên, giới hải dương học ủng hộ nổ lực của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ép buộc Trung cộng phải dừng ngay hành động xây đảo này. Tuy nhiên, Trung Cộng đang lờn mặt và coi áp lực cộng cộng đồng thế giới chẳng ra gì dẫn đến những hành động quân sự từ phía Hoa Kỳ trong tháng qua mà cụ thể là Hải quân Hoa Kỳ cho tàu USS Lassen tuần tra quanh khu vực này.

What done is done! Giới khoa học gia hải dương học trên thế giới nay chỉ đành thở dài với hy vọng cuối cùng là Hoa Kỳ đủ sức chấm dứt vĩnh viễn hành động tàn phá sinh thái hải dương của Trung Cộng ở biển Đông trong tương lai gần.



___________________________________

Nguồn tham khảo:

China and the Deep Blue Sea
China Land Reclamation Threatens Marine Life In South China Sea
https://www.cbd.int/doc/legal/cbd-en.pdfhttps://www.fws.gov/le/pdf/CITESTreaty.pdf
China To Finish South China Sea's Artificial Island Building Soon
http://www.valuewalk.com/2015/05/china-u-s-confront-south-china-sea/
http://news.discovery.com/earth/oceans/how-to-build-an-island-photos-140915.htm
Satellites and seafood: China keeps fishing fleet connected in disputed waters
http://www.stimson.org/images/uploads/research-pdfs/cbmapspratly.pdfhttp://www.pbs.org/newshour/updates/5-things-didnt-know-south-china-sea-conflict/
http://english.vietnamnet.vn/fms/business/122924/vietnamese-seafood-exports-off-to-a-rocky-start-for-2015.html

No comments:

Post a Comment