HÀ NỘI (NV) - Kết quả khảo sát về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan cho thấy, vẫn còn 28% doanh nghiệp chi tiền cho nhân viên hải quan để mua thái độ và lối hành xử tử tế từ lực lượng này.
Đồ họa ghi các số liệu từ kết quả khảo sát về cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực hải quan do VCCI thực hiện. (Hình: Tuổi Trẻ)
trong lĩnh vực hải quan do VCCI thực hiện. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cuộc khảo sát vừa kể do Phòng Thương Mại - Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và cùng cơ quan Phát Triển Quốc Tế của Hoa Kỳ (USAID) cùng thực hiện và công bố. Tỉ lệ vừa kể chắc chắn là chưa chính xác vì vẫn còn tới 37% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát từ chối trả lời về việc họ có chi tiền cho nhân viên hải quan hay không.
Theo kết quả cuộc khảo sát, sở dĩ giới doanh nghiệp chủ động chi tiền cho nhân viên hải quan vì nếu không, họ sẽ bị “phân biệt đối xử,” bị đòi phải “bổ sung” nhiều thứ giấy tờ, phải thực hiện thêm nhiều thủ tục và thời gian hoàn thành các thủ tục liên quan đến hải quan sẽ rất dài!
Kết quả cuộc khảo sát còn cho thấy, tiền mua sự tử tế (mà VCCI gọi là “chi phí không chính thức”) sẽ rất cao nếu các doanh nghiệp phải liên lạc với nhân viên của các cục hải quan ở những tỉnh, thành phố lớn.
Nếu không xét tổng thể mà xét theo khu vực thì có đến 53.35% doanh nghiệp ở Sài Gòn phải chi tiền cho nhân viên của Cục Hải Quan Sài Gòn.
Tuy chính quyền Việt Nam tiến hành “cải cách hành chính” cách nay hai thập niên, nhưng đến giờ, vẫn có 30% doanh nghiệp than rằng, sáu nhóm thủ tục của hải quan như: Thông quan, xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại - tố cáo, đều rất khó tự hoàn tất để được hoàn thuế, miễn thuế.
Cục Hải Quan Kiên Giang dẫn đầu về chuyện gây khó khăn đối với thủ tục hoàn thuế (50% doanh nghiệp tham gia khảo sát xác nhận điều này). Cục Hải Quan Quảng Ngãi dẫn đầu về chuyện gây khó khăn đối với thủ tục miễn thuế (35% doanh nghiệp tham gia khảo sát xác nhận điều này).
Chưa kể, theo kết quả khảo sát, có tới 73% doanh nghiệp cho biết họ bị hành hạ vì có quá nhiều mẫu phải khai báo khi thực hiện thủ tục thông quan và những mẫu này thường xuyên thay đổi.
Chuyện nhân viên hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình, đòi phải cung cấp thêm thông tin và các loại giấy tờ nằm ngoài quy định vẫn phổ biến.
Giới doanh nghiệp tố thêm rằng ngoài hải quan, Bộ Tài Chính Việt Nam (quản lý hải quan) cũng tham gia gây khó cho họ khi ban hành quá nhiều “thông tư” hướng dẫn về thủ tục. Không ít “thông tư” vừa ban hành xong là bị một “thông tư” khác hủy bỏ. Thay vì cải cách hành chính là đơn gỉan hóa, các “thông tư” này bày ra thêm nhiều chuyện, chẳng hạn “kiểm tra sau thông quan”: Kiểm tra lại những tờ khai mà nhân viên hải quan đã kiểm tra xong trên thực tế.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Tài Chính Việt Nam, thừa nhận kết quả cuộc khảo sát vừa kể “phản ánh tương đối đúng tình hình ngành hải quan hiện nay.” Giống như những lần trước, viên ông Tuấn “động viên” doanh nghiệp cố gắng nhẫn nại vì luật thuế xuất nhập cảng mới sắp có hiệu lực và nó sẽ giúp giảm phiền nhiễu. (G.Đ.)
No comments:
Post a Comment