Chân Như, phóng viên RFA
2015-10-21
2015-10-21
Chân Như: Xin chào ba bạn, Trần Vi, Mạnh Hưng và Kim Tiến. Về
mặt luật pháp, Đỗ Đăng Dư bị bắt và tạm giam ở tuổi vị thành niên, đúng
hay sai?
Trần Vi: Em dùng nghiên cứu của các bạn sinh viên luật trong một bài viết trên Luật Khoa để nói về vấn đề pháp lý ở Việt Nam theo luật Việt Nam. Tất cả mọi người đều biết em Đỗ Đăng Dư sinh năm 1998, năm nay là 17 tuổi, theo khoản 2 điều 303 bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì hành vi mà em Dư bị bắt tức là vấn đề trộm cắp tài sản có trị giá theo như lời báo chí lề phải đăng tin là từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng là một tội phạm có thể nói là ít nghiêm trọng thì rõ ràng việc bắt giữ, tạm giam giữ hình sự và tạm giam em Dư là không đúng với luật pháp Việt Nam theo cái nhìn nhận của một người luật sư như em.
Chân Như: Dù chưa ngả ngũ ai là người gây ra cái chết cho Đỗ Đăng Dư, nhưng Dư đang ở trong trại tạm giam, vậy những ai phải đồng chịu trách nhiệm về cái chết này ngoài em Bình, người được cho là nhân vật thế thân? Vì sao?
Kim Tiến: Em xin trả lời câu hỏi của anh, em muốn nói vấn đề rộng hơn là vấn đề tình trạng dân chết trong đồn công an và trong trại tạm giam. Việc này là hiện trạng diễn ra thường xuyên và tái diễn nhiều lần. Trên thực tế, sau những sự việc xảy ra như vậy thì hầu như là không có bất cứ một ai phải chịu trách nhiệm và có những kết luận rất sơ sài và buộc gia đình của nạn nhân phải chấp nhận. Em nghĩ rằng là người chịu trách nhiệm cùng em Bình phải là cơ quan tạm giữ cũng như là cơ quan đã ra lệnh bắt tạm giam em Dư và nơi tạm giữ em Dư là trại giam Sala.
Khi cơ quan nhà nước làm việc và cụ thể là giam giữ tội phạm, giam giữ tù nhân như vậy thì họ phải có trách nhiệm với tính mạng cũng như là sức khỏe của tù nhân. Tuy bị tước mất quyền công dân nhưng họ vẫn là một con người và họ đang chịu sự quản thúc của cơ quan đó. Khi mà sự việc xảy ra những người đứng đầu họ không có thể phủi bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Hơn nữa, sư việc ban đầu là em Dư bi bắt vô trong trại tạm giam theo như câu hỏi đầu tiên anh hỏi chị Vi có trả lời họ làm là sai luật, và việc đó mới dẫn đến tình trạng em Dư bị xảy ra chuyện như vậy.
Không biết là sự việc có chắc chắn do em Bình gây ra hay không, nhưng rõ ràng là đẩy em Dư vào cái chết và đầy gia đình em Dư vào hoàn cảnh như hiện tại là trách nhiệm lớn nhất thuộc về những người có trách nhiệm tại nơi tạm giam em Dư vì họ không làm tròn trách nhiệm quản thúc trong trại giam.
Em nghĩ tình trạng này nó không chỉ là một hai người mà là rất nhiều người rồi. Có những kết luận như là tự tử, tử thương trong đồn công an. Kết luận như vậy có chính xác không tạo ra sự nghi ngờ trong dư luận, nhất là khi họ đưa ra cái kết luận về cái chết của em Dư có liên quan đến Bình, là người cùng trại giam. Như vậy, mọi thứ không được minh bạch vì trên thực tế, chỉ có những người trong trại giam, em Bình, cũng như là công an trại giam tại trại Sala biết rõ điều đó.
Theo em biết, trong trại giam họ có những quy tắc riêng và khi xảy ra việc thì họ có những cách xử lý riêng. Chính vì vậy là việc người đồng trách nhiệm trong cái chết của em Dư, trách nhiệm lớn nhất là cơ quan ra lệnh tạm giam tạm giữ em Dư và cơ quan công an nơi trại giam Sala.
Em Đỗ Đăng Dư được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai (danluan.org)
Mạnh Hưng: Dạ em cũng đồng ý một phần thôi thưa anh. Trong chuyện chịu trách nhiệm trực tiếp một phần trách nhiệm như Kim Tiến nói rồi, theo em, chịu trách nhiệm trực tiếp sẽ là cơ quan bên trại giam Sala và chịu trách nhiệm gián tiếp trong cái chết của em Dư sẽ là giám đốc công an thành phố Hà Nội. Hai cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trong cái chuyện chết của em Dư.
Chân Như: Luật sư bào chữa của gia đình đã không đồng ý ký tên vào bản kết luận của bên pháp y quân đội đưa ra nhưng lại khuyên gia đình đưa Dư về chôn. Theo bạn việc này nói lên điều gì?
Trần Vi: Em có biết thông tin là luật sư của gia đình đã không đống ý ký tên vào bản kết luận của bên pháp y quân đội đưa ra, nhưng mà vấn đề về việc có khuyên gia đình đưa Dư về chôn hay không thì em không được rõ, cho nên em không thể nói suy nghĩ của mình về vấn đề phần hai. Tuy nhiên, trong phần thứ nhất, theo em biết, bởi vì bản kết luận bên Pháp y Quân đội đưa ra chỉ nói đến những chấn thương bề ngoài mà không đi sâu vào những vết thương nội tạng, mà có thể những vết thương chí mạng của em Dư. Đó là những dư luận mà em biết được.
Thì nếu em làm luật sư của gia đình thì em cũng không đồng ý ký tên vào một cái bản kết luận mà thiếu sót như vậy. Đặc biệt em nghĩ là tuy em không rõ luật pháp của Việt Nam hiện hành, nhưng em nghĩ là gia đình hoàn toàn có quyền yêu cầu hoặc có quyền tìm một người giám định pháp y khác theo để có thêm một ý kiến thứ hai, theo như luật nước ngoài chẳng hạn; Và đó là việc nên làm.
Việc này thật ra chỉ đưa lên những mặt cần phải thay đổi cần phải làm cho tốt hơn trong cái bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Đặc biệt là phần gia đình của những nạn nhân họ nên được có những quy định pháp luật rõ ràng về những quyền lợi họ có thể làm, có thể dùng luật pháp để đi tìm kiếm sự công bằng, tìm kiếm công lý cho người thân của họ. Nếu luật pháp có những quy định rõ ràng như khi mà một người bị chết trong đồn công an bị tạm giam tạm giữ, thì có những quy tắc nào họ có thể đi theo. Chẳng hạn như có một bộ phận độc lập chuyên đi giám sát những sai phạm của công an và họ có thể dùng cơ quan đó để tiến hành điều tra về cái chết của người thân của họ. Còn bây giờ nếu mà nói tiến hành điều tra ở Việt Nam, thì ai sẽ là người trực tiếp điều tra một vụ án như thế? Việc này nói lên những mặt còn sơ sót và cần phải cải tổ về luật pháp và đặc biệt là luật tố tụng hình sự ở Việt Nam.
Chân Như: Báo chí lề phải chỉ đưa tin rập khuôn, không hề có sự sai lệch nhau và chủ yếu là đánh vào nhân thân của Dư để làm lu mờ những tình tiết khác. Và bộ trưởng công an Trần Đại Quang chỉ ra lệnh phải điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra vụ bắt bớ, tạm giam và rồi là cái chết của em Dư sau khi cộng đồng mạng lên tiếng mạnh mẽ và đoàn luật sư làm đơn kiến nghị. Các bạn thấy được điều gì qua sự kiện này?
Kim Tiến: Trong những ngày em Dư nằm viện, trên mạng người ta gọi nhau về trường hợp của em thì báo chí chính thống lề phải đã không có một bài đăng nào cho đến khi em Dư mất đi. Trước những sự bức xúc của dư luận, báo chí lề phải buộc phải đăng tin về sự việc. Điều đó chứng tỏ rằng sức mạnh của dư luận trong việc đấu tranh về luật pháp; Song song đó là sự đấu tranh về công luận. Em nghĩ rằng khi mỗi sự việc xảy ra mà người dân bị oan khuất ngoài việc chúng ta dùng luật pháp để đấu tranh, thì còn cần phải làm tất cả để công luận có thể chú ý đến. Việc báo chí lề phải buộc phải đăng tin về việc em Dư và bên cơ quan công an buộc phải giải trình, đó là một chiến thắng của dư luận đem lại.
Em nghĩ rằng khi xảy ra sự việc đau lòng như vậy chúng ta có thể làm tất cả những điều mà pháp luật không cấm để có thể đòi lại công lý cũng như để dư luận có thể chú ý hơn đến sự việc. Việc những người trong thời gian qua đã đứng bên gia đình em Dư cùng nỗ lực đấu tranh để cho nhiều người biết đến trường hợp của con em họ, đã làm được một cái gì đó rất là có ích, hành động của họ đã giúp cho sự việc của em Dư không bị trôi vào quên lãng.
Mạnh Hưng: Dạ vâng thưa anh, trong thời gian vừa rồi em cũng tìm hiểu, thì em thấy có một điều mình nhận ra. Thật ra chính bản thân em khi đọc những thông tin trên mạng trên Facebook về chuyện của em Dư, em thấy nó giống như một chuyện đúng là sự thật công an có thể đánh chết em ấy trong đồn; Sau đó khi em đọc một tin từ báo An Ninh Nhân Dân là em Dư là do em Bình đánh chết ở trong tù, thì điều đó nó cũng không làm cho em xác thực được thông tin đó nó là thực; Tức là cả hai thông tin đối với em hiện tại chưa có chứng cứ để em xác định thật rõ.
Và nhờ trong vụ việc này em rút ra một điều đó là, ngoài việc mình cần phải tìm hiểu rõ các thông tin, thì mình cũng cần phải lên tiếng cho vụ việc này để sự thật nó nhanh chóng được đưa ra. Thứ nhất hãy để cho em Dư có thể yên nghỉ. Thứ hai dư luận xã hội sẽ bớt đi và sự thật được đưa thì ra có thể những người vi phạm trong vụ án này sẽ bị đưa ra đề xử trước pháp luật. Em rút ra một điều là mình cần phải có một cái chính kiến của mình để mình nhìn xem cái sự việc nó diễn ra theo chiều hướng như thế nào, mình không nên ngả về bên này hay bên kia, khi mà bằng chứng chưa xác thực thì mình không nên cảm tính về một điều nào.
Trần Vi: Dạ em có vài suy nghĩ. Thứ nhất khi các báo chí mà mình nói là báo chí của nhà nước đưa tin về vụ việc và như anh có nói là họ dùng nhân thân của em Dư là một điểm để họ tập trung nhắm vào. Điều đó cho một người như em thấy đây không phải là lần đầu mà các báo chí ở Việt Nam họ dùng nhân thân của bị can, bị cáo để “giựt tít” hay làm câu chuyện nó thành mảng tin cho họ có thể kéo dài và đưa tin.
Đối với em, nó rất là trái với tinh thần pháp luật, bởi vì pháp luật phải công bằng. Mình không vì một người đã từng có tiền án tiền sử mà xét xử không công bằng với họ. Họ phải có được cơ hội đồng như những người khác. Đó là vấn đề pháp luật Việt Nam đang vướng phải khi bản thân xã hội và người dân họ vẫn dùng những định kiến riêng để phán xét trước khi một người được tòa án công bố là có tội hay không.
Đó là một vấn đề em nghĩ là cần rất nhiều sự thay đổi trong nhận thức của người dân để nó từ từ không còn như thế nữa. Đó cũng là vấn đề khi mình nói về xã hội pháp trị, tức là pháp luật mới là nơi để phán xét một người có tội hay không. Chứ mình không dùng dư luận, không dùng báo chí để phán là họ có tội trước khi tòa án công bố.
Thứ nhì đây không phải là lần đầu tiên có một vụ án xảy ra chết người trong đồn công an. Như em đã nói trước đó, em nghĩ Việt Nam cần có: thứ nhất là một cơ quan độc lập chuyên về việc điều tra các vụ án tương tự như vậy, tức là có những cái chết hoặc là có những cái khiếu nại về bị bạo hành trong đồn công an. Trường hợp này nên có một cơ quan độc lập để người dân họ có thể dùng đó như là phương tiện giúp họ điều tra; Bây giờ kêu người dẫn đi điều tra, họ dùng cái gì để điều tra một vụ án? Khi mà trong một xã hội này có cơ quan trách nhiệm khác nhau, thì một nhà nước, một chính quyền phải là nơi đi điều tra tất cả các vụ án. Nếu các điều tra viên hay công an họ làm ra một việc có lỗi hoặc họ phạm tội thì phải có một cơ quan độc lập và trong xã hội thì nên có những tổ chức độc lập. Bên nước ngoài họ gọi là những watchdog group, là những tổ chức họ đưa ra minh bạch hóa những vấn đề như vậy và họ giám sát những hành vi của các cơ quan công quyền. Em nghĩ đó là một điều cần. Đối với em thì xã hội Việt nam cần hai thứ, đó là phải cần đẩy mạnh vấn đề về xã hội pháp trị và thứ nhì là phải có những tổ chức giám sát độc lập và một cơ quan độc lập của nhà nước để điều tra và kết luận về những vụ án tương tự như vậy.
Trần Vi: Em dùng nghiên cứu của các bạn sinh viên luật trong một bài viết trên Luật Khoa để nói về vấn đề pháp lý ở Việt Nam theo luật Việt Nam. Tất cả mọi người đều biết em Đỗ Đăng Dư sinh năm 1998, năm nay là 17 tuổi, theo khoản 2 điều 303 bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì hành vi mà em Dư bị bắt tức là vấn đề trộm cắp tài sản có trị giá theo như lời báo chí lề phải đăng tin là từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng là một tội phạm có thể nói là ít nghiêm trọng thì rõ ràng việc bắt giữ, tạm giam giữ hình sự và tạm giam em Dư là không đúng với luật pháp Việt Nam theo cái nhìn nhận của một người luật sư như em.
Chân Như: Dù chưa ngả ngũ ai là người gây ra cái chết cho Đỗ Đăng Dư, nhưng Dư đang ở trong trại tạm giam, vậy những ai phải đồng chịu trách nhiệm về cái chết này ngoài em Bình, người được cho là nhân vật thế thân? Vì sao?
Kim Tiến: Em xin trả lời câu hỏi của anh, em muốn nói vấn đề rộng hơn là vấn đề tình trạng dân chết trong đồn công an và trong trại tạm giam. Việc này là hiện trạng diễn ra thường xuyên và tái diễn nhiều lần. Trên thực tế, sau những sự việc xảy ra như vậy thì hầu như là không có bất cứ một ai phải chịu trách nhiệm và có những kết luận rất sơ sài và buộc gia đình của nạn nhân phải chấp nhận. Em nghĩ rằng là người chịu trách nhiệm cùng em Bình phải là cơ quan tạm giữ cũng như là cơ quan đã ra lệnh bắt tạm giam em Dư và nơi tạm giữ em Dư là trại giam Sala.
Khi cơ quan nhà nước làm việc và cụ thể là giam giữ tội phạm, giam giữ tù nhân như vậy thì họ phải có trách nhiệm với tính mạng cũng như là sức khỏe của tù nhân. Tuy bị tước mất quyền công dân nhưng họ vẫn là một con người và họ đang chịu sự quản thúc của cơ quan đó. Khi mà sự việc xảy ra những người đứng đầu họ không có thể phủi bỏ hoàn toàn trách nhiệm. Hơn nữa, sư việc ban đầu là em Dư bi bắt vô trong trại tạm giam theo như câu hỏi đầu tiên anh hỏi chị Vi có trả lời họ làm là sai luật, và việc đó mới dẫn đến tình trạng em Dư bị xảy ra chuyện như vậy.
Không biết là sự việc có chắc chắn do em Bình gây ra hay không, nhưng rõ ràng là đẩy em Dư vào cái chết và đầy gia đình em Dư vào hoàn cảnh như hiện tại là trách nhiệm lớn nhất thuộc về những người có trách nhiệm tại nơi tạm giam em Dư vì họ không làm tròn trách nhiệm quản thúc trong trại giam.
Em nghĩ tình trạng này nó không chỉ là một hai người mà là rất nhiều người rồi. Có những kết luận như là tự tử, tử thương trong đồn công an. Kết luận như vậy có chính xác không tạo ra sự nghi ngờ trong dư luận, nhất là khi họ đưa ra cái kết luận về cái chết của em Dư có liên quan đến Bình, là người cùng trại giam. Như vậy, mọi thứ không được minh bạch vì trên thực tế, chỉ có những người trong trại giam, em Bình, cũng như là công an trại giam tại trại Sala biết rõ điều đó.
Theo em biết, trong trại giam họ có những quy tắc riêng và khi xảy ra việc thì họ có những cách xử lý riêng. Chính vì vậy là việc người đồng trách nhiệm trong cái chết của em Dư, trách nhiệm lớn nhất là cơ quan ra lệnh tạm giam tạm giữ em Dư và cơ quan công an nơi trại giam Sala.
Em Đỗ Đăng Dư được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai (danluan.org)
Mạnh Hưng: Dạ em cũng đồng ý một phần thôi thưa anh. Trong chuyện chịu trách nhiệm trực tiếp một phần trách nhiệm như Kim Tiến nói rồi, theo em, chịu trách nhiệm trực tiếp sẽ là cơ quan bên trại giam Sala và chịu trách nhiệm gián tiếp trong cái chết của em Dư sẽ là giám đốc công an thành phố Hà Nội. Hai cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trong cái chuyện chết của em Dư.
Chân Như: Luật sư bào chữa của gia đình đã không đồng ý ký tên vào bản kết luận của bên pháp y quân đội đưa ra nhưng lại khuyên gia đình đưa Dư về chôn. Theo bạn việc này nói lên điều gì?
Trần Vi: Em có biết thông tin là luật sư của gia đình đã không đống ý ký tên vào bản kết luận của bên pháp y quân đội đưa ra, nhưng mà vấn đề về việc có khuyên gia đình đưa Dư về chôn hay không thì em không được rõ, cho nên em không thể nói suy nghĩ của mình về vấn đề phần hai. Tuy nhiên, trong phần thứ nhất, theo em biết, bởi vì bản kết luận bên Pháp y Quân đội đưa ra chỉ nói đến những chấn thương bề ngoài mà không đi sâu vào những vết thương nội tạng, mà có thể những vết thương chí mạng của em Dư. Đó là những dư luận mà em biết được.
Thì nếu em làm luật sư của gia đình thì em cũng không đồng ý ký tên vào một cái bản kết luận mà thiếu sót như vậy. Đặc biệt em nghĩ là tuy em không rõ luật pháp của Việt Nam hiện hành, nhưng em nghĩ là gia đình hoàn toàn có quyền yêu cầu hoặc có quyền tìm một người giám định pháp y khác theo để có thêm một ý kiến thứ hai, theo như luật nước ngoài chẳng hạn; Và đó là việc nên làm.
Việc này thật ra chỉ đưa lên những mặt cần phải thay đổi cần phải làm cho tốt hơn trong cái bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Đặc biệt là phần gia đình của những nạn nhân họ nên được có những quy định pháp luật rõ ràng về những quyền lợi họ có thể làm, có thể dùng luật pháp để đi tìm kiếm sự công bằng, tìm kiếm công lý cho người thân của họ. Nếu luật pháp có những quy định rõ ràng như khi mà một người bị chết trong đồn công an bị tạm giam tạm giữ, thì có những quy tắc nào họ có thể đi theo. Chẳng hạn như có một bộ phận độc lập chuyên đi giám sát những sai phạm của công an và họ có thể dùng cơ quan đó để tiến hành điều tra về cái chết của người thân của họ. Còn bây giờ nếu mà nói tiến hành điều tra ở Việt Nam, thì ai sẽ là người trực tiếp điều tra một vụ án như thế? Việc này nói lên những mặt còn sơ sót và cần phải cải tổ về luật pháp và đặc biệt là luật tố tụng hình sự ở Việt Nam.
Chân Như: Báo chí lề phải chỉ đưa tin rập khuôn, không hề có sự sai lệch nhau và chủ yếu là đánh vào nhân thân của Dư để làm lu mờ những tình tiết khác. Và bộ trưởng công an Trần Đại Quang chỉ ra lệnh phải điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra vụ bắt bớ, tạm giam và rồi là cái chết của em Dư sau khi cộng đồng mạng lên tiếng mạnh mẽ và đoàn luật sư làm đơn kiến nghị. Các bạn thấy được điều gì qua sự kiện này?
Kim Tiến: Trong những ngày em Dư nằm viện, trên mạng người ta gọi nhau về trường hợp của em thì báo chí chính thống lề phải đã không có một bài đăng nào cho đến khi em Dư mất đi. Trước những sự bức xúc của dư luận, báo chí lề phải buộc phải đăng tin về sự việc. Điều đó chứng tỏ rằng sức mạnh của dư luận trong việc đấu tranh về luật pháp; Song song đó là sự đấu tranh về công luận. Em nghĩ rằng khi mỗi sự việc xảy ra mà người dân bị oan khuất ngoài việc chúng ta dùng luật pháp để đấu tranh, thì còn cần phải làm tất cả để công luận có thể chú ý đến. Việc báo chí lề phải buộc phải đăng tin về việc em Dư và bên cơ quan công an buộc phải giải trình, đó là một chiến thắng của dư luận đem lại.
Em nghĩ rằng khi xảy ra sự việc đau lòng như vậy chúng ta có thể làm tất cả những điều mà pháp luật không cấm để có thể đòi lại công lý cũng như để dư luận có thể chú ý hơn đến sự việc. Việc những người trong thời gian qua đã đứng bên gia đình em Dư cùng nỗ lực đấu tranh để cho nhiều người biết đến trường hợp của con em họ, đã làm được một cái gì đó rất là có ích, hành động của họ đã giúp cho sự việc của em Dư không bị trôi vào quên lãng.
Mạnh Hưng: Dạ vâng thưa anh, trong thời gian vừa rồi em cũng tìm hiểu, thì em thấy có một điều mình nhận ra. Thật ra chính bản thân em khi đọc những thông tin trên mạng trên Facebook về chuyện của em Dư, em thấy nó giống như một chuyện đúng là sự thật công an có thể đánh chết em ấy trong đồn; Sau đó khi em đọc một tin từ báo An Ninh Nhân Dân là em Dư là do em Bình đánh chết ở trong tù, thì điều đó nó cũng không làm cho em xác thực được thông tin đó nó là thực; Tức là cả hai thông tin đối với em hiện tại chưa có chứng cứ để em xác định thật rõ.
Và nhờ trong vụ việc này em rút ra một điều đó là, ngoài việc mình cần phải tìm hiểu rõ các thông tin, thì mình cũng cần phải lên tiếng cho vụ việc này để sự thật nó nhanh chóng được đưa ra. Thứ nhất hãy để cho em Dư có thể yên nghỉ. Thứ hai dư luận xã hội sẽ bớt đi và sự thật được đưa thì ra có thể những người vi phạm trong vụ án này sẽ bị đưa ra đề xử trước pháp luật. Em rút ra một điều là mình cần phải có một cái chính kiến của mình để mình nhìn xem cái sự việc nó diễn ra theo chiều hướng như thế nào, mình không nên ngả về bên này hay bên kia, khi mà bằng chứng chưa xác thực thì mình không nên cảm tính về một điều nào.
Trần Vi: Dạ em có vài suy nghĩ. Thứ nhất khi các báo chí mà mình nói là báo chí của nhà nước đưa tin về vụ việc và như anh có nói là họ dùng nhân thân của em Dư là một điểm để họ tập trung nhắm vào. Điều đó cho một người như em thấy đây không phải là lần đầu mà các báo chí ở Việt Nam họ dùng nhân thân của bị can, bị cáo để “giựt tít” hay làm câu chuyện nó thành mảng tin cho họ có thể kéo dài và đưa tin.
Đối với em, nó rất là trái với tinh thần pháp luật, bởi vì pháp luật phải công bằng. Mình không vì một người đã từng có tiền án tiền sử mà xét xử không công bằng với họ. Họ phải có được cơ hội đồng như những người khác. Đó là vấn đề pháp luật Việt Nam đang vướng phải khi bản thân xã hội và người dân họ vẫn dùng những định kiến riêng để phán xét trước khi một người được tòa án công bố là có tội hay không.
Đó là một vấn đề em nghĩ là cần rất nhiều sự thay đổi trong nhận thức của người dân để nó từ từ không còn như thế nữa. Đó cũng là vấn đề khi mình nói về xã hội pháp trị, tức là pháp luật mới là nơi để phán xét một người có tội hay không. Chứ mình không dùng dư luận, không dùng báo chí để phán là họ có tội trước khi tòa án công bố.
Thứ nhì đây không phải là lần đầu tiên có một vụ án xảy ra chết người trong đồn công an. Như em đã nói trước đó, em nghĩ Việt Nam cần có: thứ nhất là một cơ quan độc lập chuyên về việc điều tra các vụ án tương tự như vậy, tức là có những cái chết hoặc là có những cái khiếu nại về bị bạo hành trong đồn công an. Trường hợp này nên có một cơ quan độc lập để người dân họ có thể dùng đó như là phương tiện giúp họ điều tra; Bây giờ kêu người dẫn đi điều tra, họ dùng cái gì để điều tra một vụ án? Khi mà trong một xã hội này có cơ quan trách nhiệm khác nhau, thì một nhà nước, một chính quyền phải là nơi đi điều tra tất cả các vụ án. Nếu các điều tra viên hay công an họ làm ra một việc có lỗi hoặc họ phạm tội thì phải có một cơ quan độc lập và trong xã hội thì nên có những tổ chức độc lập. Bên nước ngoài họ gọi là những watchdog group, là những tổ chức họ đưa ra minh bạch hóa những vấn đề như vậy và họ giám sát những hành vi của các cơ quan công quyền. Em nghĩ đó là một điều cần. Đối với em thì xã hội Việt nam cần hai thứ, đó là phải cần đẩy mạnh vấn đề về xã hội pháp trị và thứ nhì là phải có những tổ chức giám sát độc lập và một cơ quan độc lập của nhà nước để điều tra và kết luận về những vụ án tương tự như vậy.
No comments:
Post a Comment