Saturday, August 1, 2015

TPP gặp bế tắc tại Hawaii

Thái Thịnh (VNTB)-07-31-2015

TPP gặp bế tắc tại Hawaii
Bộ trưởng từ 12 quốc gia đàm phán TPP tạimột cuộc họp báo ở Lahaina

Bộ trưởng thương mại từ hàng chục quốc gia đã chưa đạt được sự thống nhất về một thỏa thuận thương mại mới mang tên TPP (chiếm 40% kinh tế toàn cầu) tại cuộc đàm phán Hawaii, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cho NYT biết.

Froman, trong một tuyên bố thay mặt tất cả các Bộ trưởng, cho biết các bên đạt được tiến bộ đáng kể và nhất trí tiếp tục thảo luận.

Các nước vẫn chưa định ngày nào cho các cuộc đàm phán kế tiếp. Froman cho biết một số vấn đề liên quan đến song phương, và một số khác sẽ liên quan đến các nhóm.

“Tôi cảm thấy rất hài lòng về sự tiến bộ đã làm được và tôi tin tưởng rằng thông qua sự tham gia tích cực tiếp tục của chúng tôi sẽ giải quyết thành công các vấn đề còn lại,” Froman trả lời trước câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thất vọng về thiếu một thỏa thuận.

Bộ trưởng Chính sách kinh tế và tài chính của Nhật Bản, Akira Amari, cho biết, một thỏa thuận có thể đạt được với hơn một cuộc gặp.

Các Bộ trưởng, những người đã gặp nhau tại khách sạn Kaanapali (Hawaii) từ hôm thứ Ba, cho biết trong một tuyên bố chung rằng,họ tự tin về một thỏa thuận trong tầm tay, bởi nó sẽ hỗ trợ việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Các cuộc đàm phán TPP nhằm mục đích xóa bỏ hàng rào thuế quan và các rào cản khác đối với thương mại và đầu tư giữa các thành viên với nhau. Nó cũng sẽ làm rõ và chuẩn hóa các quy tắc thương mại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty hàng hóa và dịch vụ trong Thái Bình Dương.

Các cuộc thảo luận rộng rãi đã đề cập thuế quan đối với ô tô, gạo và các sản phẩm sữa, cũng như bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với mặt hàng dược phẩm.

Các cuộc đàm phán cũng đã đề cập đến công tác bảo vệ môi trường đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hay với các cường quốc công nghiệp như Nhật Bản.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng, hiệp định này (TPP) sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng việc làm trong nước thông qua tăng cường xuất khẩu.

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser cho biết để đạt được một thỏa thuận thương mại phức tạp này, phải từ bước giải quyết vấn đề một. Ông cho biết sữa – trong New Zealand là một nước xuất khẩu lớn – là một trong những vấn đề khó khăn.

Groser đã không cung cấp chi tiết những nỗ lực nhằm hạn chế sự khó khan đối với đối tác đàm phán của mình, nhưng cho biết, các nước đã đồng ý với những gì ông đề xuất, là “tiếp cận có ý nghĩa về mặt thương mại.”

Các thỏa thuận được đề xuất là nằm trong nỗ lực của Tổng thống Obama thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á và phục vụ như là một đối trọng kinh tế với Trung Quốc.

Mỹ đã đến vòng đàm phán Maui bởi thành công cuộc chiến pháp lý của chính quyền Obama khi giành quyền đàm phán nhanh. Điều này cho phép Quốc hội chấp thuận hoặc từ chối hiệp định thương mại, nhưng không thay đổi hoặc trì hoãn chúng.

Thỏa thuận TPP được đề xuất bởi Chile, New Zealand và Singapore vào năm 2002, nhưng Washington đã dẫn đầu trong việc thúc đẩy nó từ khi tham gia các cuộc đàm phán trong năm 2008.

Đến nay, những nước tham gia bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), không phải là một phần của các cuộc đàm phán. Nhưng có khả năng, nó có thể tham gia hiệp ước TPP về sau này.

Bắc Kinh đã đàm phán một thỏa thuận riêng biệt với nhiều quốc gia, được gọi là các Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp ước này sẽ bao gồm 16 quốc gia, trong đó có 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand

No comments:

Post a Comment