Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản |
Trang mạng Đài phát thanh Trung Quốc ngày 10 tháng 6 đưa tin, tại Tokyo gần đây, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino tuyên bố, Philippines sẽ có khả năng cho phép máy bay và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sử dụng căn cứ hải, không quân của Philippines.
Báo Trung Quốc lo ngại, đặt câu hỏi: Philippines làm như vậy là có ý đồ chiến lược gì? Hành động này sẽ gây ảnh hưởng gì tới tình hình an ninh Biển Đông? Về vấn đề này, Đài phát thanh nhân dân Trung ương Trung Quốc đã phỏng vấn giáo sư Vương Bảo Phó, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Philippines tận dụng đồng minh đối phó Trung Quốc
Theo bài báo, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tiến hành thăm Nhật Bản từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 6 năm 2015.
Trong chuyến thăm, ông Aquino cho biết, Philippines đang chuẩn bị khởi động các cuộc đàm phán với Nhật Bản, thỏa thuận liên quan sẽ cho phép máy bay và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến căn cứ của Philippines tiếp dầu, tiếp tế để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động ở Biển Đông.
Nhật hoàng Nhật Bản tiếp Tổng thống Philippines Aquino |
Chuyên gia mang danh giáo sư của Đại học Quốc phòng Trung Quốc có tên là Vương Bảo Phó mở miệng ra đã sặc mùi đố kị và chia rẽ, cho rằng, Philippines “muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài để lấy thêm can đảm cho mình”.
Vương Bảo Phó khoét sâu vào mâu thuẫn giữa Mỹ-Philippines, Nhật Bản-Philippines trong quá khứ, cho rằng, khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Philippines từng xảy ra biểu tình quy mô lớn, phản đối Mỹ lập căn cứ quân sự ở Philippines. Sau đó Mỹ đã rút đi, nhưng về sau lại quay lại.
Bảo Phó tuyên truyền: Về lịch sử, Nhật Bản đã phạm một loạt tội ác ở Philippines. Hiện nay, chính quyền Benigno Aquino gác bỏ những điều này sang một bên, hơn nữa bản thân Nhật Bản không phải là bên đương sự ở Biển Đông.
Vương Bảo Phó tuyên truyền có chủ ý cho rằng, Nhật Bản-Philippines ký thỏa thuận như vậy, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sử dụng căn cứ hải-không quân của Philippines.
Với ý nghĩa nhất định, Chính phủ Philippines hiện nay đang “đổi chác” lợi ích quốc gia hoặc tôn nghiêm quốc gia của mình, bởi vì sử dụng căn cứ hải, không quân có liên quan đến chủ quyền quốc gia, bao gồm một số vấn đề về pháp lý.
Ngày 3 tháng 6 năm 2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu tại Thượng viện Nhật Bản |
Vương Bảo Phó nói lấy được như vậy cũng chẳng đánh lừa được ai, vì các nước nhỏ như Philippines không dựa vào sức mạnh quốc tế thì làm sao có thể bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia trước một nước Trung Quốc đang ngày càng ra sức bành trướng, quân sự hóa Biển Đông?! - PV.
Vương Bảo Phó cho rằng, trong tình hình này, Philippines khăng khăng làm như vậy chính là hy vọng tăng cường thực lực của bản thân Philippines. Philippines cho rằng, thực lực của họ không đủ, ngoài ra sức lôi kéo Mỹ, còn muốn dựa vào sức mạnh khác.
Trong khi đó, Nhật Bản chính là một nước lớn “không ngừng hung hăng thúc đẩy lực lượng quân sự vươn ra bên ngoài” của khu vực Đông Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vì vậy, hai bên phối hợp với nhau.
Vương Bảo Phó nói như vậy, nhưng chính Trung Quốc còn hung hăng hăm dọa hơn nhiều. Trung Quốc đang ra sức bành trướng quân sự ra khắp thế giới, chẳng hạn điều tàu chiến tới Địa Trung Hải tập trận, quân sự hóa các đảo đá của Việt Nam trên Biển Đông, gia tăng tập trận ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương v.v… - PV.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Lực lượng bảo vệ bờ biển (Cảnh sát biển) Nhật Bản và Philippines diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila |
Các trang bị chủ lực của Nhật Bản sẽ nhanh chóng đến Philippines
Hai bên Nhật Bản-Philippines còn ra tuyên bố chung cho biết, sẽ gia tăng hợp tác trên lĩnh vực quân sự-an ninh.
Đối với vấn đề này, Vương Bảo Phó cho rằng, hợp tác quân sự hai nước Nhật Bản-Philippines thể hiện ở nhiều phương diện như vũ khí trang bị, diễn tập quân sự liên hợp, đào tạo nhân viên quân sự. Trong tương lai, giao lưu và hợp tác hai nước sẽ tiếp tục mở rộng, các trang bị chủ lực của hải, lục, không quân Nhật Bản đến Philippines là khả thi.
Hiện nay, hợp tác quân sự giữa Nhật Bản-Philippines chủ yếu thể hiện ở vài phương diện. Một là trên phương diện vũ khí trang bị, chẳng hạn, Nhật Bản đồng ý bán 10 tàu tuần tra cho Philippines, trị giá 100 triệu USD.
Hai là trên phương diện diễn tập quân sự, hai bên đã tiến hành diễn tập quân sự liên hợp. Mặc dù diễn tập không nhằm vào đối tượng cụ thể hoặc tranh chấp đảo cụ thể, nhưng diễn tập đã là song phương, chứ không phải tiến hành dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản và Philippines vừa tiến hành tập trận ở Biển Đông |
Ba là giao lưu đào tạo quân sự giữa hai bên rất sôi động, Lực lượng Phòng vệ Biển và Trên không Nhật Bản tiến hành chỉ đạo về tác chiến đối với các cán bộ quân sự của Philippines, đặc biệt là về tình báo.
Nhật Bản nóng lòng thông qua phương thức này để nhúng tay vào Biển Đông. Ngoài ra, Nhật Bản còn có một mục đích - đó chính là muốn lực lượng quân sự của họ có thể vươn ra bên ngoài, trong khi đó, vươn ra bên ngoài phải áp dụng phương thức nhiều kênh, trong đó họ cho rằng, Biển Đông là một cơ hội.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào có thể bôi nhọ (lên án), ngăn chặn hoặc gây tổn thất cho Trung Quốc.
Đòi Philippines đàm phán song phương
Theo tuyên truyền của bài viết, trong thời gian thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Aquino đã có một loạt phát biểu "đánh lừa dư luận, đổi trắng thay đen" về vấn đề Biển Đông.
Có lẽ là bài viết nói đến các phát biểu chỉ mặt đặt tên nhằm vào Trung Quốc của Tổng thống Philippines, chẳng hạn, ông Aquino chỉ ra, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông chẳng khác nào hành vi của phát xít, cảnh báo về khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới - PV.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản và Philippines vừa tiến hành tập trận ở Biển Đông |
Đối với vấn đề này, Vương Bảo Phó cho rằng, một số người Philippines cần vứt bỏ “ảo tưởng”, chấm dứt chia rẽ khiêu khích, trở lại quỹ đạo đúng đắn - đó là thông qua “con đường song phương” để đàm phán, hiệp thương giải quyết tranh chấp.
Con đường giải quyết thực sự của vấn đề Biển Đông là các bên đương sự có thể ngồi xuống đối mặt với hiện thực, tiến hành đối thoại, thông qua con đường chính trị để giải quyết vấn đề - Vương Bảo Phó dụ dỗ thêm và tuyên truyền cho quan điểm “bẻ từng chiếc đũa” của Chính phủ Trung Quốc.
Theo họ Vương, nhưng, hiện nay, Philippines áp dụng biện pháp ngược lại, hơn nữa cấu kết với nước lớn ngoài khu vực, thậm chí không tiếc tổn hại “lợi ích chủ quyền” của mình, cách làm này không có lợi gì cho việc tăng cường thực lực của Philippines và tăng cường vị thế của Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc sẽ không vì Philippines kéo đến vài thằng đầu to tham gia đánh nhau ở Biển Đông mà lùi bước và thỏa hiệp trong vấn đề này. Đây là điều không thể.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Nhật Bản cũng như vậy, muốn thông qua vấn đề Biển Đông để bôi nhọ hoặc ngăn chặn (hành vi bành trướng, xâm lược, gây bất ổn an ninh, ổn định khu vực của) Trung Quốc, đồng thời “trục lợi” trong vấn đề Biển Đông, thu lấy lợi ích cụ thể nào đó.
Thực ra, vấn đề quan tâm nhất của Nhật Bản là kiềm chế Trung Quốc, giảm áp lực ở biển Hoa Đông, bảo vệ an toàn hàng hải ở Biển Đông, tức là bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, không cho Trung Quốc cắt đứt tuyến đường thương mại - năng lượng của Nhật Bản đi qua Biển Đông. Đồng thời, đương nhiên, Nhật Bản muốn phát huy vai trò nước lớn ở khu vực và quốc tế - PV.
Trung Quốc cũng chẳng phải đang tìm cách “gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế nước lớn” đó sao? Nhưng, bành trướng, xâm lược thì làm sao mà gánh vác được trách nhiệm “nước lớn”? Bành trướng, xâm lược thì chắc chắn sẽ nuốt quả đắng! - PV.
No comments:
Post a Comment