Mặc dù Trung Quốc vẫn là chiến trường chính mà các chuyên viên chống tham nhũng và các quan chức tham nhũng đấu đá nhau, cuộc chiến này đã dần lan rộng đến trung tâm tài chính Hồng Kông – nơi khối lượng công việc của cảnh sát địa phương hiện gồm cả việc hỗ trợ chính quyền Trung Quốc trong việc khôi phục lại khối tài sản bất hợp pháp.
Một câu chuyện có liên quan đến một phụ nữ Trung Quốc tên Triệu Đan Nặc – 22 tuổi đã được truyền thông Hồng Kông đưa tin rộng rãi vào năm ngoái. Vào tháng 3 năm 2014, cô đã chạy trốn sau khi trả 30 triệu đô Hồng Kông (3,68 triệu USD) tiền bảo lãnh về lời buộc tội rửa tiền khoảng 8 triệu đô Hồng Kông (khoảng 1 triệu USD) được tiến hành thông qua Ngân hàng Trung Quốc trong 2 tuần vào tháng 12 năm 2012.
Thêm vào đó, cô Triệu còn bị buộc tội về hành động mở thêm 8 tài khoản để rửa tiền hơn 10 tỷ đô Hồng Kông (khoảng 1,23 tỷ USD).
Con cái, họ hàng thân thuộc và thậm chí là nhân tình đều có thể hoạt động với tư cách là những người đại diện.
Đồng thời vào tháng 3 năm ngoái, một cuộc điều tra chính thức đã được tổ chức nhắm vào nguyên Phó Chủ tịch Quân đội Trung Quốc Từ Tài Hậu. Theo tờ Nhật báo Phương Đông của Hồng Kông đưa tin ngày 15 tháng 2, vợ và con gái của ông Từ cũng bị đưa đi bởi các điều tra viên thuộc Đội thanh tra chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc – Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI).
Vợ của ông Từ cũng lấy họ Triệu – cùng họ với Triệu Đan Nặc. Có cùng họ không hẳn là Triệu Đan Nặc là họ hàng cùng dòng máu với vợ của ông Từ. Tuy nhiên, dựa vào tội danh bị phanh phui của cô Triệu, nhiều người suy đoán rằng cô đã đại diện cho Từ chuyển 10 tỷ đô Hồng Kông, theo Nhật báo Phương Đông .
Từ Tài Hậu cuối cùng đã bị thanh trừng vào tháng 6 năm ngoái, và vụ việc của ông đã được chuyển cho hệ thống cơ quan tư pháp để tiến hành truy tố.
Nơi ẩn náu an toàn
Theo một bài báo khác của Nhật báo Phương Đông được đăng vào ngày 15 tháng 2, các quan chức tham nhũng, ngay cả các cán bộ xã ở các tỉnh giàu có ven biển, đều đang tìm kiếm nhiều người khác nhau để làm “những người đại diện” cho mình ở Hồng Kông nhằm mục đích bảo vệ khối tài sản mà mình đã chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Con cái, họ hàng thân thuộc và thậm chí là nhân tình đều có thể hoạt động với tư cách là những người đại diện.
Ông Thành Khắc Kiệt, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, từ lúc bị xử tử vì tội tham nhũng đã có lần chuyển hơn 40 triệu NDT (khoảng 6,4 triệu USD) cho cô tình nhân Lí Bình của ông ở Hồng Kông, theo Nhật báo Phương Đông.
Ông Âu Lâm Cao, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân thành phố Đông Quan thuộc tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc, đã đưa vợ của ông đến Hồng Kông vào những năm 90.
Con gái của ông Âu cuối cùng cũng đã tiếp tục học tập tại Hồng Kông. Số tiền 70 triệu đô Hồng Kông (khoảng 11 triệu USD) mà ông bị cáo buộc bỏ túi bất hợp pháp vẫn được giữ trong tài khoản cá nhân của vợ ông ở Hồng Kông.
Ông Âu đã mua một căn nhà thuộc sở hữu của ông ở Cửu Long – một khu vực đô thị ở Hồng Kông, trong khi đó vợ ông đã mua hơn 10 căn hộ và 3 bãi đậu xe khác nhau.
Theo People’s Net – một ấn phẩm trực tuyến của cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, Đảng đã tước bỏ tư cách Đảng viên của ông Âu vào tháng 1 năm 2013.
Ông Tào Giám Liệu, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Châu – thành phố lớn nhất tỉnh Quảng Đông, đã bị cáo buộc về tội nhận hối lộ hơn 300 triệu NDT (khoảng 48 triệu USD) khi vợ và con trai của ông đã chuyển đến Hồng Kông vào những năm 90.
Khi ông Tào bị bắt vào tháng 12 năm 2013, ông bị phát hiện sở hữu một chứng minh nhân dân của Hồng Kông với biệt hiệu Tào Tiếu Hoa và một hộ chiếu Đặc khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông.
No comments:
Post a Comment