Wednesday, January 21, 2015

Ngành tư pháp Việt Nam và những bức bách cần cải tổ

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2015-01-20
nguyen-van-chuong-2-622.jpg
Cháu Nguyễn Thị Thanh Hải con gái của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, khi bố bị bắt còn đang nằm trong bụng mẹ, lớn lên đi đi kêu oan cho bố.Courtesy photo
Tình trạng án oan khá nhiều với những vụ tử hình lâu nay được gia đình nạn nhân kêu oan đang là những bức bách đòi hỏi phải cải tổ ngành tư pháp Việt Nam. Thực tiễn thế nào? Và công cuộc cải cách tư pháp có dễ dàng thực hiện hay không?

Thực tế

Gia đình hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đang hằng ngày chờ đợi các cấp cao nhất có biện pháp giải oan cho người thân của họ. Tuy nhiên, theo trình bày của gia đình thì sau nhiều năm kêu oan đến nay họ vẫn chưa chính thức nhận được phúc đáp nào từ cơ quan chức năng.
Bà Nguyễn thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải vào ngày 20 tháng 1 cho biết:
Chưa, gia đình không biết gì hết, có nộp đơn xin gặp cháu nhưng ở trên không cho phép. Tòa án Long An có thông báo cho biết họ không có thẩm quyền giải quyết vấn đề đó.
Trường hợp của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng được người cha là ông Nguyễn Trường Chinh cho hay:
“Đến nay chưa có cơ quan nào trả lời bằng văn bản cả. Trên thông tin đại chúng, trên báo nói rà soát lại nhưng chính thức chưa có bằng chứng gì cho gia đình thấy rà soát lại cả. Gia đình không có văn bản nào là vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng được rà soát ra sao. Chưa có gì hết!”
Theo tôi nghĩ phải xét xử theo hướng căn cứ vào kết quả tranh tụng. Điều này người ta đã nói nhiều rồi, cả chục năm đến hai chục năm nay rồi, chứ không phải mới. Nhưng tôi thấy gần như  không có chuyển biến trong thực tiễn cũng như trong nhận thức của các cán bộ trong lĩnh vực tư pháp.
-Trần Hồng Phong
Luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia làm đơn kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải nói về tình trạng xét xử tại Việt Nam lâu nay:
“Theo tôi thấy, tư pháp của Việt nam về tòa án xét xử đều có vấn đề. Theo nghĩa không tốt về chất lượng. Nhưng tôi chỉ nói riêng trong lĩnh vực án hình sự thì các vụ án hình sự hiện nay đều xét xử theo phương pháp xét hỏi và có sự thống nhất bàn bạc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của Nhà nước. Cụ thể là từ Cơ quan Điều tra của Công an, cho đến cơ quan công tố Viện Kiểm sát, cho đến Tòa án thì trước khi đưa ra xét xử gần như cả ba cơ quan này đều có họp hành, trao đổi nghiệp vụ với nhau. Tôi không nói khía cạnh tiêu cực ở đây, nhưng việc mà ba bên trong đó có những động tác phối hợp, thống nhất với nhau trước như vậy thì rõ ràng đã loại trừ ra vai trò của luật sư. Khi ra tòa, theo nguyên tắc lẽ ra phải theo kết quả tranh tụng tại phiên tòa, căn cứ vào các ý kiến gỡ tội của luật sư; nhưng gần như ý kiến của luật sư không được coi trọng đúng mức; thậm chí còn bỏ qua không cần nghe tới. Trong khi đó do có sự thống nhất trước của các cơ quan bên tiến hành tố tụng cho nên có thể dẫn đến oan sai.
Theo tôi nghĩ phải xét xử theo hướng căn cứ vào kết quả tranh tụng. Điều này người ta đã nói nhiều rồi, cả chục năm đến hai chục năm nay rồi, chứ không phải mới. Nhưng tôi thấy gần như  không có chuyển biến trong thực tiễn cũng như trong nhận thức của các cán bộ trong lĩnh vực tư pháp.
Sẵn đây tôi muốn nói cải cách mạnh hơn nữa, Việt Nam phải nghiên cứu mô hình xét xử như các nước trên thế giới, tức là mô hình thông qua bồi thẩm đoàn; chủ tọa phiên tòa- thẩm phán- chỉ nên giữ quyền điều khiển phiên tòa thôi, còn các phiếu bỏ là kết tội hay không kết tội bị can bị cáo nên dành cho bồi thẩm đoàn với thành phần nhiều hơn, có thể 13, 11 người; thay vì có hai hội thẩm nhân dân như hiện nay và gần như được dẫn dắt bởi thẩm phán chỉ đạo phiên tòa.”

Kêu gọi

Vào ngày 19 tháng giêng vừa qua, chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, khi đến dự Hội nghị Triển khai Công tác năm 2015 của Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội, lại lên tiếng kêu gọi thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Ông Trương Tấn Sang nói rõ trong quá trình xét xử, yêu cầu cao nhất là bảo đảm ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Điều mà ông Trương Tấn Sang nhắc nhở không có gì mới vì theo những người trong ngành thì tất cả đều được qui định trong Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam.
ntk-250
Một trong năm người công an đánh chết người vẫn cười trước tòa (ảnh bên trái) và gia đình nạn nhân khóc tức tưởi cũng tại tòa hôm 27/3/2014 (ảnh bên phải).
Luật sư Võ An Đôn, người tham gia bào chữa miễn phí cho vụ án công an dùng nhục hình giết chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại đồn Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên, nói về điều này:
“Từ lâu nay Luật Tố tụng Hình sự cũng như những bộ luật khác liên quan qui định về hội đồng xét xử đã có qui định rõ ràng thẩm phán và hội thẩm nhân dân xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Qui định này đã có từ lâu trong luật pháp rồi nhưng thực tế áp dụng không đúng như vậy. Bởi vì các cơ quan tư pháp chưa thực sự độc lập nên trên mặt giấy tờ thì nói độc lập, nhưng khi xử án thì ông này chỉ đạo, ông kia chỉ đạo. Ví dụ có nhiều vụ án, đặc biệt là những vụ án liên quan đến an ninh an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc hoặc vụ án dư luận quan tâm đều có sự chỉ đạo của bên Đảng. Cho nên nói thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là lời nói suông thôi, chứ thực tế rất khó!”
Điều mà luật sư Võ An Đôn nhắc lại cũng được luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội đồng ý:
“Điều này cũng chẳng có gì mới, trong các qui định của Luật Tố tụng cũng đều qui định như thế và trong Điều 4 của Hiến pháp người ta cũng ghi là ‘tổ chức đảng tuy lãnh đạo xã hội nhưng phải thực hiện theo pháp luật’. Cho nên cũng chẳng có gì mới.”

Mong muốn của người dân

Những người dân đang có người thân bị án oan như hai gia đình của các tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đều mong muốn pháp luật được thi hành chứ không phải như bấy lâu nay những người ‘cầm cân, nảy mực’ lại chính là người không tuân thủ các qui định của Hiến pháp và pháp luật.
Ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng bày tỏ mong muốn:
Theo tôi nó cũng theo nguyên tắc phổ quát của các nước mà có nhà nước pháp quyền thôi; tức các bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập với nhau. Và muốn như vậy phải có đối trọng về mặt chính trị.
-LS Hà Huy Sơn
"Tất nhiên tôi cũng muốn thay đổi luật pháp công bằng, dân chủ; tức mọi người dân từ những cán bộ cao cấp đến người dân đen như chúng tôi đều phải bình đẳng như nhau."
Cũng như mong ước mà bà Nguyễn Thị Rưỡi, một người dân bình thường tại Long An, bày tỏ về cải cách tư pháp tại Việt Nam, luật sư Hà Huy Sơn nêu ra tiêu chí ‘thượng tôn pháp luật’ và ‘tam quyền phân lập’ mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng.
“Tôi là người dân ‘thấp cổ, bé họng’ và đó cũng chỉ là mong ước thôi, cũng cầu mong cho đất nươc Việt Nam cũng như các nước bạn có nền tư pháp cải cách.”
Luật sư Hà Huy Sơn nêu ra tiêu chí ‘thượng tôn pháp luật’ và ‘tam quyền phân lập’ mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng:
“Theo tôi nó cũng theo nguyên tắc phổ quát của các nước mà có nhà nước pháp quyền thôi; tức các bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập với nhau. Và muốn như vậy phải có đối trọng về mặt chính trị.”
Luật sư Võ An Đôn cũng nêu lại nguyên tắc này:
“Để làm được chuyện đó thì các cơ quan tư pháp phải độc lập. Có nghĩa là các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải độc lập với nhau. Chứ nếu không độc lập thì không làm được chuyện đó. Mà muốn độc lập thì phải áp dụng mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu người Pháp mới làm được. Còn không làm được điều đó thì không bao giờ độc lập được!”
Chính quyền Hà Nội cũng đề cập đến cải cách tư pháp, tuy nhiên tiến trình cải cách; tuy nhiên tiến trình cải cách vẫn còn rất chậm. Trong khi yêu cầu của người dân trong xã hội rất cấp bách. Họ yêu cầu phải thực thi chứ không chỉ hô hào và nói suông như bấy lâu nay.

No comments:

Post a Comment