Theo Nguoiduatin- 16.01.2015 | 19:29 PM
Cứ 200 lít nước ngâm 100 kg măng chỉ cần pha một muỗng cà phê hóa chất. Măng ngâm trong dung dịch này khoảng 12 giờ có thể bảo quản trong 2 năm.
Ngày 16/1, Phòng 6 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Cơ quan phía Nam (C49B, Bộ Công an) và cơ quan Quản lý thị trường TP.HCM, đã ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh măng tươi đối với 3 cơ sở tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM, để tiếp tục làm rõ hành vi "đầu độc" người tiêu dùng.
Quá trình theo dõi trước đó nhiều ngày, cảnh sát phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh măng tươi bên Quốc lộ 1A, có dấu hiệu dùng hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm để ngâm tẩm măng. Hành vi này gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng, vi phạm pháp luật vệ an toàn thực phẩm.
Măng ngâm tẩm hóa chất ngập trong các cơ sở chế biến ở Sài Gòn.
Sáng 15/1, Cục C49B và Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra đột xuất cả 3 cơ sở.
Ở hộ kinh doanh của ông Ngô Xuân Thái, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở hoạt động không có giấy phép; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; Hàng hóa không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại đây cơ sở của ông Thái, nhà chức trách tạm giữ 20.740 kg măng ngâm hóa chất.
Làm việc tại cơ sở của bà Ngô Thị Đăng, cảnh sát cũng phát hiện các vi phạm như trên và tạm giữ 5.060 kg măng ngâm hóa chất. Tại hộ kinh doanh của ông Lê Văn Lâm, lực lượng chức năng thu 17.920 kg măng ngâm hóa chất.
Đại diện Cục C49B cho biết, quá trình kiểm tra 3 cơ sở này, cảnh sát phát hiện 15 kg hóa chất không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Trên nhãn phụ dán ngoài bao bì thùng hóa chất có hình ảnh cảnh báo nguy hiểm, cùng khuyến cáo "yêu cầu hỗ trợ y tế khi nuốt phải".
Hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm bị phát hiện tại cơ sở kinh doanh măng.
Theo lời khai của bà Ngô Thị Đăng, số hóa chất này được cơ sở dùng để tẩy trắng, giúp bảo quản măng lâu hơn, làm cho măng giòn, thơm. Đại diện hộ kinh doanh cho hay mua hóa chất trong chợ Kim Biên (TP.HCM) với giá 26.000 đồng/kg.
Về công thức ngâm tẩm, bà Đăng khai cứ 200 lít nước ngâm 100 kg măng, bà pha một muỗng cà phê hóa chất. Măng ngâm trong dung dịch này khoảng 12 giờ có thể bảo quản trong 2 năm.
Làm việc với cảnh sát, chủ các cơ sở khai thu mua măng từ Lâm Đồng giá 8.000 đồng/kg, đem về chế biến, ngâm tẩm hóa chất và bán ra thị trường giá 12.000 đồng/kg. Các cơ sở này được cho là kinh doanh măng tươi với quy mô lớn, chuyên cung cấp cho thị trường TP.HCM và một số tỉnh lân cận.
Hiện cảnh sát đã tạm giữ 43.720 kg măng ngâm hóa chất, tạm giữ 15 kg hóa chất không nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ.
Đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) đánh giá đây là vụ phát hiện măng ngâm tẩm hóa chất lần đầu tiên bị phát hiện, với số lượng lớn.
Trước đó, hiều vụ việc lạm dụng hóa chất để ngâm măng chống chua mốc trong thời gian qua cũng đã được cơ quan chức năng phát hiện.
Cuối năm 2013, cơ quan chức năng phát hiện hai kho lớn của cơ sở chế biến măng tươi ở khu phố 7, phường Hố Nai, TP. Biên Hòa do bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh làm chủ, đang lưu trữ hơn 30 tấn măng tươi ngâm, tẩm các loại hóa chất bảo quản để tăng độ giòn, nhiều bao đã bị ẩm mốc.
Liền sau đó là cơ sở của ông Nguyễn Văn Lâm tại ấp Suối Muồng, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh) cũng bị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện 70 tấn măng tươi được tẩy trắng bằng axit oxalic, một hóa chất công nghiệp dùng để nhả sét cho sắt, tẩy trắng gỗ.
Và những nguy hại không thể đo đếm
Theo đúng quy trình, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ qua nhiều lần nước, lửa phải đều và ngâm khoảng 2 ngày thì măng mớimềm, ngon, ngọt và hết đắng. Để giảm chi phí, nhiều người buôn măng đã sử dụng một loại hóa chất giúp măng ngon, giòn mềm, có thể để một thời gian rất dài mà không thối, để bán khi trái vụ. Loại hóa chất này còn có tính năng làm trắng,biến măng thâm đen, cũ mốc thành măng trắng mởn chỉ sau một giờ. Muốn măng càngtrắng và mềm thì bỏ nhiều hóa chất hơn.
Hiện nay măng tươi bán ở các chợ đa số người bán chỉ nói ngâm với nước muối, nhưng thực chất măng đã được ướp thuốc, tẩy trắng trước khi mang ra chợ tiêu thụ. Theo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm, sản phẩm măng khô và măng tươi trên phạm vi cả nước đã phát hiện nhiều mẫu măng khô tồn dư lưu huỳnh và sulfite, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa lưu huỳnh nồng độ cao, lâu dài, sẽ tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng timmạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch,ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Dấu hiệu để nhận biết măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng (màu vàng). Còn măngtươi tự nhiên thường có màu vàng tươi nhạt, có thể bẻ gãy được, măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng. Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giò nhơn măng tự nhiên.
An Nhiên (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment