Mai Hiên (Tổng hợp) - Thứ Tư, ngày 28/1/2015 - 16:38
(PLO)- Đó là quan điểm mới lạ của một vị Phó giáo sư-Tiến sĩ. Quan điểm ấy khiến nhiều người giật mình và tranh luận.
“Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết”.
Đây là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia trong bài trả lời phỏng vấn báo Đất Việt (đăng ngày 23-1 vừa qua).
Obama, Putin cũng chạy, sao ta lại phê phán?
Chia sẻ với Đất Việt về vấn nạn chạy công chức, chạy quyền hiện nay, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri thẳng thắn: Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. Ảnh: Bích Ngọc/Đất Việt.
Theo vị Phó Giáo sư này, ai cũng muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu.
“Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung”- ông Tri nói.
Phải xây dựng luật “để cho nó chạy”
Ông Tri lý giải, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, “vì chúng ta không thừa nhận (quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ - PV) nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền (?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy”- ông Tri nhấn mạnh.
Theo ông Tri, nếu thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. “Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết”- ông nói và tiếp tục khẳng định nếu công khai thì sẽ kiểm soát được.
“Chính những người tổ chức hiểu điều này, nhưng biết đâu để ngầm thì họ sẽ có lợi cho cá nhân hơn. Cũng như ở các trường, chuyện mua bán bằng cấp, phải có người bán mới có kẻ mua”- ông Tri nói thêm.
Ai có nhiều tiền thì sẽ được làm quan?
Trong khi chúng ta đang hô hào chống các loại chạy, trong đó nổi lên là nạn chạy chức, chạy quyền và dường như khá bế tắc trước thực trạng này, thì quan điểm nói trên của PGS-TS Nguyễn Hữu Tri thực sự đã gây ra nhiều luồng tranh luận.
Không ít ý kiến chỉ rõ tranh cử với chạy chức chạy quyền là khác nhau. Trong khi tranh cử là dùng chi phí để tiếp cận với cử tri để thuyết phục họ ủng hộ mà bầu cho mình, thì chạy chức chạy quyền mà Việt Nam đang phải chống là "chung tiền cho cấp trên để có được chức vụ như ý”. Và vì thế, càng không thể đánh đồng thủ đoạn mua bán chức quyền với cuộc đua bằng tài trí, tài lực và công khai thực sự ở nước ngoài được.
Chưa kể, những khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển giữa Việt Nam và Mỹ, Nga... cũng làm cho những so sánh ấy trở nên khập khiễng. Nói đâu xa, ngay Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Bầu cử đại biểu QH của chúng ta hiện nay cũng chỉ quy định hình thức “vận động bầu cử” chứ chưa có cơ chế “tranh cử” như ở nước người.
Thêm nữa, theo đề xuất trên, nghĩa là chức quyền trở thành hàng hóa - vậy ai sẽ định giá loại hàng hóa đặc biệt này? Chẳng lẽ những người có nhiều tiền thì sẽ được làm quan, còn người nghèo, không có tiền thì suốt đời làm dân thường? Lẽ dĩ nhiên là khi một người đã bỏ tiền bạc, quan hệ để chạy chức thì khi đạt được, họ sẽ tìm mọi cách bòn rút để bù lại số vốn đã bỏ ra, cộng thêm phần lãi để tiếp tục… chạy. Khi ấy, chuyện gì sẽ xảy ra?
Rõ ràng đề xuất của PGS.TS Nguyễn Hữu Tri với ý tốt là công khai việc chạy chức chạy quyền để tránh đi đêm, đồng thời tạo cơ chế đào thải cán bộ công chức không làm được việc, khắc phục tình trạng công chức suốt đời, chỉ có lên mà không có xuống hiện nay.
Tuy nhiên, đề xuất ấy cũng lại đặt ra một loạt câu hỏi cần kiến giải thêm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến thảo luận của bạn đọc xung quanh đề xuất mới lạ này để cùng góp phần giải đáp một bài toán khó: Làm sao chống nạn chạy chức, chạy quyền?
PV: - Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung - cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.
Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.
Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.
Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.
Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.
Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương.Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều.Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.
Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.
(Trích trả lời trên báo Đất Việt, ngày 23-1-2015)
Mai Hiên (Tổng hợp)
“Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết”.
PV: - Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung - cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.
Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.
Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.
Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.
Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.
Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương.Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều.Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.
Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.
(Trích trả lời trên báo Đất Việt, ngày 23-1-2015)
|
No comments:
Post a Comment