Friday, January 2, 2015

Các nguy cơ địa chính trị đe dọa ổn định Việt Nam và Châu Á


Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.
Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.
VOA-02.01.2015
Các căng thẳng về địa chính trị vẫn là mối quan tâm chính có thể ảnh hưởng kinh tế các nước Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, theo kết quả khảo sát của hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings.

Trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà đầu tư khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gần đây, cơ quan giám sát nợ quốc tế này kết luận rằng rủi ro về địa chính trị được xem là nguy cơ cao đối với các thị trường tín dụng.

4/5 những người tham gia khảo sát, tức gần 80%, cho rằng các căng thẳng về địa chính trị là đe dọa chính đối với sự ổn định khu vực. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với chỉ 15% số người được hỏi hồi tháng 8 năm 2013 có nhận xét tương tự.

Các căng thẳng địa chính trị chính tại Châu Á trong năm 2014 bao gồm tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, tranh cãi chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa Bắc Kinh với Nhật Bản, và bất hòa giữa Nam-Bắc Triều Tiên.

Ngoài ra còn phải kể đến các nguy cơ chính trị nội địa như tình hình bất ổn ở Thái Lan sau khi quân đội lên nắm chính quyền hồi tháng 5 và các cuộc biểu tình đòi dân chủ bùng phát ở Hong Kong vào tháng 9.

Bên cạnh các quan ngại về địa chính trị, sự phục hồi kinh tế suy yếu của Nhật cũng là một mối lo cho giới đầu tư.

Khoảng 70% các nhà đầu tư không cho rằng chính quyền của ông Shinzo Abe sẽ thành công trong nỗ lực đưa kinh tế Nhật Bản tới con đường tăng trưởng bền vững và cao hơn.

Các quan ngại vừa kể đề ra những thách thức lớn cho giới hoạch định chính sách của các nước trong khu vực và nhu cầu nhất thiết phải giữ bình tĩnh và tìm cách kiềm chế không để bùng nổ các xu hướng chủ nghĩa dân tộc.

Sau vụ giàn khoan Bắc Kinh đưa vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 năm 2014 dẫn tới các cuộc biểu tình bài Trung gây chết người, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tận dụng cơ hội dồn dập tố cáo môi trường kinh doanh tại Việt Nam thiếu an toàn, làm suy giảm lòng tin của giới đầu tư đối với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam giữa năm ngoái đã lên tiếng trấn an giới đầu tư ngoại quốc và cam đoan không để tái diễn các cuộc biểu tình bạo động nhắm vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Philippines đang kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế giữa bối cảnh Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông kể cả các vùng biển nằm gần các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Philippines.

Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Fitch Ratings.

No comments:

Post a Comment