Monday, November 17, 2014

CÁCH LÀM LUẬT CÒN THỦ CÔNG, NGHIỆP DƯ

Báo điện tử Tầm nhìn- Để có một nhà nước pháp quyền,trước tiên cần một hệ thống pháp luật thống nhất, không triệt tiêu, chồng chéo lẫn nhau làm trung tâm quyền lực. Quá trình đó ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và gian khổ, cần rất nhiều quyết tâm để hoàn thiện.



Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2013 Bộ đã kiểm tra, rà soát 251002 văn bản, phát hiện 3.960 văn bản có dấu hiệu chưa đảm bảo tính hợp pháp trong đó có 528 văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung và thẩm quyền. Các văn bản pháp luật đó hoặc trái với hiến pháp ( chẳng hạn Bộ Xây dựng ban hành văn bản “ không xây dựng các công trình  nhại kiến trúc cổ điển Pháp và châu Âu” đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách), trái với các văn bản Luật khác ( chẳng hạn Bộ GD-ĐT phát hành văn bản qui định “ Người có bằng chứng về vi phạm qui chế trong thi cử phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo qui định kể từ khi kết thúc kỳ thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào- vi phạm Luật Khiếu nại và Tố cáo); hoặc những qui định không sát với thực tế, không thể áp dụng được ( Bộ GD-ĐT phát hành văn bản cộng 2 điểm cho bà mẹ VNAH và người có công với cách mạng nếu họ thi đại học. Bộ NN-PTNT phát hàng văn bản chỉ được bán thịt chưa qua chế biến trong vòng 8 giờ và thịt sống được bảo quản lạnh trong vòng 72 giờ từ khi giết mổ) vv… Các văn bản qui phạm pháp luật này có thể do QH, CP, các cơ quan, Bộ, Ngành  thuộc chính phủ  ở Trung ương hoặc tương đương, Liên cơ quan của Chính phủ ở Trung ương (  Nghị định 105-2012 /NĐ-CP qui định tang lễ của cán bộ, công nhân, viên chức chỉ có 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài, không rắc hoặc đốt vàng mã trong  đám tang…) hoặc của HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ ban hành.

Nguyên nhân của những sai phạm, chồng chéo này chủ yếu là do trình độ của những cán bộ làm luật còn hạn chế, thiếu thông tin, thiếu thực tế , nặng dầu óc cục bộ, thiếu trách nhiệm trong công việc. Thứ hai, chúng ta qui trình làm luật khoa học, chuyên nghiệp, thiếu kiểm tra,  đôn đốc, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Thứ ba, do tư tưởng cục bộ, địa phương, tư duy nhiệm kỳ, thậm chí là tư lợi, cả nể. Vì những lý do đó, luật ta nhiều nhưng vẫn thiếu, rất cụ thể chi tiết nhưng khả năng thực thi kém,chồng chéo, vô hiệu hóa lẫn nhau . Hậu quả của nó là rất nhiều tồn đọng nhưng luật ban hành rất chậm, xử lý cũng chậm, nhiều khi không giải quyết được, hiệu lực pháp luật không cao, nhiều trường hợp rất khó vận dụng hoặc ngược lại có  nhiều sơ hở,vận dụng cách nào cũng được.

Đổi mới ban hành văn bản  Luật và văn bản  qui phạm pháp luật là  một khâu quan trọng hàng đầu, đồng thời là khâu quyết định trong cải cách hành chính. Muốn cải cách hành chính thành công, phải xây dựng hệ thống qui phạm không chồng chéo, triệt tiêu nhau, thống nhất từ trên xuống dưới, tránh rườm rà, khó hiểu, nhiều cách vận dụng và ngày càng gần với qui phạm pháp luật và tập quán pháp luật quốc tế.. Muốn như thế cần xử lý nghiêm những người có trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu về những sai sót của văn bản (cho đến nay chưa xử lý được ai). Cũng cần chuyên nghiệp hóa quá trình làm luật, dành nhiều trí tuệ và thời gian để nghiên cứu, thu thập thông tin, bàn thảo, chuẩn bị văn bản luật trong đó những cuộc cho ý kiến, thảo luật trên hội trường QH như trong những ngày này  chỉ là một khâu quan trọng. Nếu không, ta khó thoát khỏi cách làm Luật thủ công, nghiệp dư hiện nay.
14:13 | 16/11/2014
 Vũ Duy Thông

No comments:

Post a Comment