Tuesday, November 4, 2014

Nông dân Lâm Đồng điêu đứng vì cà chua, rau quả

Một quầy bán rau quả ế ẩm ở Lâm Đồng
Một quầy bán rau quả ế ẩm ở Lâm Đồng-RFA

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
RFA-2014-11-03

Rau, củ, quả Lâm Đồng, Đà Lạt từ lâu đã thành một thương hiệu lớn ở Việt Nam, hầu như cả ba miền đất nước đều có mặt hàng rau củ quả của Đà Lạt. Và hầu như ở bất kì đâu, rau củ quả Đà Lạt cũng chiếm ưu thế về uy tín, chất lượng, cũng nhờ vậy mà người nông dân Lâm Đồng yên tâm với nghề trồng rau của họ. Thế nhưng vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong mùa rau năm nay, cà chua, cà rốt và rau xanh Đà lạt rơi vào ế ẩm, người nông dân thua lỗ nặng nề. Điều này do đâu?
Ông Huệ, nông dân lâu năm ở Đức Trọng, Lâm Đồng, chia sẻ: "Hiện nay thì đang trồng, cà chua, cà rốt, khoai tây, xà lách, búp su... Vừa rồi thì cà chua lỗ lắm, ở Sài Gòn mà có 4000 - 5000 đống mỗi lý lô thì... Ở đây thì có nơi không có công hái đổ luôn. Ở đây thì có hai dạng, hoặc là trồng tự nhiên hoặc là trồng rau sạch bán cho các siêu thị... Nhưng dùng từ vậy thôi chứ chưa chắc đã sạch, khổ lắm, như cà chua cũng không sạch đâu nghe, có nơi họ hái trái xanh rồi xịt thuốc gì đó vào rồi nó chín láng e trái cà chua à."
Hiện nay thì đang trồng, cà chua, cà rốt, khoai tây, xà lách, búp su... Vừa rồi thì cà chua lỗ lắm, ở Sài Gòn mà có 4000 - 5000 đống mỗi ký lô thì... Ở đây thì có nơi không có công hái đổ luôn
Ông Huệ
Theo ông Huệ, vấn đề rau củ quả Đà Lạt đánh mất tên tuổi và người nông dân Đà Lạt trở nên khó khăn với nghề trồng rau là do hai nguyên nhân chính: Sự quản lý không hợp lý của nhà nước trong nông nghiệp ở Lâm Đồng và; Người dân đã đánh mất tính hồn nhiên.
Ở nguyên nhân thứ nhất, nhà nước quản lý không hợp lý, có thể nói rằng nhờ vào quản lý nhà nước khéo léo và khoa học, ngành nông nghiệp Lâm Đồng sẽ phát triển tốt và có tên tuổi trên thương trường, tuy nhiên, hiện tại, sau nhiều dự án quản lý, nhiều năm rút kinh nghiệm, vấn đề quản lý nông nghiệp ở Đà Lạt lại rơi vào tính cục bộ địa phương và cục bộ hội đoàn, làm suy giảm tính năng động của người nông dân và có nguy cơ bóp chết một số nông dân tự do.
Lần khủng hoảng giá cà chua, cà rốt của hơn 80% nông dân ở Đức Trọng, Đơn Dương là một bài học chứa máu và nước mắt của người nông dân mặc dù nguyên nhân không phải do họ gây ra. Nếu công tâm mà nói, nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý thị trường của nhà nước, họ đã thả lòng thị trường, mặc nhiên để thị trường rơi vào tay nhà buôn và một số con buôn đã dùng thủ đoạn tinh xảo với người nông dân.
Điển hình là những hiệp hội hoa rau quả do nhà nước khởi xướng và các nhà buôn đứng ra đầu tư, các hiệp hội này làm việc với một số nông dân, cụ thể là chưa tới 20% nông dân ở Lâm Đồng đã liên kết trong các hiệp hội, hoa, rau quả của nông dân trong hiệp hội được tiêu thụ đi khắp đất nước và luôn trong tư thế an toàn về mặt giá cả. Trong khi đó, hơn 80% nông dân tự do phải chật vật với việc tiêu thụ sản phẩm.
Sở dĩ hơn 80% nông dân không tham gia hiệp hội là vì khi tham gia hiệp hội của các nhà buôn, giá rau, củ, quả luôn bị ép xuống rất thấp so với thị trường tự do. Nhưng một khi các hiệp hội này chơi trò độc quyền, chỉ mua sản phẩm của các thành viên và tung một số sản phẩm rau, củ, quả ra các chợ Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với giá rẻ bèo, sau đó xuất hàng đi các tỉnh khác với giá cao ngất.
Làm như vậy, nhà buôn không mất gì cả, lấy vốn ở chợ nhà và lấy lãi ở chợ tỉnh khác. Trong khi đó, giá rau củ quả ở ngay tỉnh nhà đã bị ấn định mức rẻ bèo, người nông dân chỉ còn biết kêu trời và mang sản phẩm về đổ cho bò, cho heo ăn để đỡ tiếc. Lẽ ra, trong trường hợp này, ngành thị trường phải can thiệp, ổn định giá cho người nông dân nhưng rất tiếc là không thấy ông thị trường nào xuất hiện, nông dân ôm thua lỗ mà chịu đắng cay!
Cà chua Lâm Đồng rẻ như bèo
Cà chua Lâm Đồng rẻ như bèo
Lần khủng hoảng giá cà chua, cà rốt của hơn 80% nông dân ở Đức Trọng, Đơn Dương là một bài học chứa máu và nước mắt của người nông dân...nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý thị trường của nhà nước, họ đã thả lòng thị trường, mặc nhiên để thị trường rơi vào tay nhà buôn và một số con buôn
Chất hóa học và hạt giống Trung Quốc
Một nông dân khác tên Hải, có thâm niên trồng rau hơn hai mươi năm nay ở Đà Lạt, đã chuyển sang nghề dịch vụ cho thuê phòng trọ sinh viên, chia sẻ: "Cà chua bây giờ rẻ lắm, họ phải đổ hàng tấn về Sài Gòn rồi, cà chua rất là ế, mọi thứ nó rất là bi quan trong đất nước này. Đất nước này là một đất nước thiếu vitamin..."
Theo ông Hải, sở dĩ nhiều năm trở lại đây, hoa rau quả Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung bị mất tên tuổi trên thị trường và đời sống người nông dân trở nên chật vật, khó khăn hơn là do sử dụng chất hóa học quá nhiều và có không ít nông dân dùng nguồn hạt giống xuất xứ từ Trung Quốc. Chính hai yếu tố này đã làm chất lượng sản phẩm nhà nông Đà Lạt, Lâm Đồng giảm hẳn hương vị đặc trưng.
Nhìn chung, hầu như không có loại rau nào là không dùng đến chất hóa học, bởi chất hóa học đã giúp người nông dân xoay vòng mùa vụ rất nhanh. Thậm chí có những loại rau dùng chất hóa học chỉ tốn chưa đầy một tuần kể từ ngày gieo trồng cho đến thu hoạch. Và một khi cây phát triển quá nhanh như vậy, chưa kể đến yếu tố độc hại, chỉ tìm hương vị đặc trưng của cây rau không thôi cũng đã kém đi rất nhiều so với trồng thủ công.
Hơn nữa, một số hạt giống Trung Quốc cũng đã có mặt ở Đà Lạt, Lâm Đồng, với ưu thế củ to, quả to, lá xanh, chu kì thu hoạch ngắn và dễ trồng, một số giống rau củ quả Trung Quốc đã đâm cây kết trái trên đất Đà Lạt. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc thành trì cuối cùng của ngành nông nghiệp Việt Nam đã lọt vào tay Trung Quốc. Bởi vì từ rất lâu, người Đà Lạt, Lâm Đồng luôn tự hào về các loại hạt giống do chính họ gìn giữ, lai tạo cộng với kĩ thuật trồng rau truyền thống chỉ có ở xứ sương mù này. Và rau Đà Lạt có tên tuổi cũng nhờ vào tinh thần này.
Hoa rau quả Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung bị mất tên tuổi trên thị trường và đời sống người nông dân trở nên chật vật, khó khăn hơn là do sử dụng chất hóa học quá nhiều và có không ít nông dân dùng nguồn hạt giống xuất xứ từ Trung Quốc
Nhưng hiện tại, có vẻ như cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường rau củ quả mà trong đó đối thủ Trung Quốc đã nhiều lần gây khó cho thương hiệu rau Đà Lạt đã khiến người nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng chạy mãi miết theo vòng quay thị trường và ít nhiều đánh mất lòng kiêu hãnh về truyền thồng trồng rau sạch, rau ngon vào diện nhất nhì xứ Đông Dương một thuở của mình.
Mùa rau năm nay, cà chua, cà rốt của những nông dân tự do, không nằm trong các hiệp hội tại Đà Lạt, Lâm Đồng chỉ bán được với giá từ 500 đồng đến 1000 đồng trên mỗi kí lô. Có thể nói rằng đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nông nghiệp Đà Lạt, Lâm Đồng. Bởi vì đồng thời với tình trạng cà chua, cà rốt rớt giá thê thảm tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ở những tỉnh khác, giá cà chua, cà rốt Trung Quốc vẫn cao gấp năm, gấp sáu lần so với giá rau củ quả Đà Lạt.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

No comments:

Post a Comment