Tuesday, November 4, 2014

Nhiếp ảnh gia ghi lại những điều nhỏ nhặt làm nên phong trào Chiếm Trung lớn lao

Một cô gái tình nguyện quét dọn sạch sẽ nền gạch trên con đường mà những người biểu tình đang chiếm đóng ở quận Trung Tâm của Hồng Kông vào ngày 09/10/2014. Cô cho biết không ai đề nghị cô làm vậy, cô chỉ nghĩ rằng mình nên quét dọn và một số người biểu tình cũng tình nguyện làm điều đó. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Benjamin Chasteen, Epoch Times 4 Tháng Mười Một , 2014
Nhiếp ảnh gia Ben Chasteen của Epoch Times chia sẻ một số hình ảnh và thông tin bên lề của Phong trào Chiếm Trung.
Ông già vui tính, cầm trên tay tác phẩm nghệ thuật màu nước vẽ cuộc biểu tình Hồng Kông ở quận trung tâm của Hồng Kông vào ngày 31 Tháng Mười , 2014. ( Benjamin Chasteen / Epoch Times)

Ông già vui tính

Tôi đi qua người đàn ông này người mà tôi nghĩ trông thực sự thú vị giữ tác phẩm nghệ thuật màu nước của mình. Ông đã tạo ra hơn 70 tác phẩm nghệ thuật kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu từ hơn một tháng trước đây.
Tôi: Bác tên gì ạ?
Người đàn ông: Ông già vui tính
Tôi: [Tôi ngạc nhiên hỏi lại] Ông già vui tính?
Người đàn ông: Đúng đấy, Ông già vui tính
Tôi: Bác bao nhiêu tuổi ?
Người đàn ông: Ồ, tôi là một thanh niên trẻ tuổi

Cô gái dọn vệ sinh

Một cô gái tình nguyện quét dọn sạch sẽ nền gạch trên con đường mà những người biểu tình đang chiếm đóng ở quận Trung Tâm của Hồng Kông vào ngày 09/10/2014. Cô cho biết không ai đề nghị cô làm vậy, cô chỉ nghĩ rằng mình nên quét dọn và một số người biểu tình cũng tình nguyện làm điều đó. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Sau vài tuần đến Hồng Kông, tôi thật sự ngạc nhiên khi được chứng kiến tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của rất nhiều người dân Hồng Kông.
Tôi đã nghe nhiều người nói về tình yêu bao la và sự quan tâm sâu sắc mà họ dành cho đất nước mình, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai thực hiện được “nói đi đôi với làm”.
Tôi chỉ biết điều đó cho đến khi tôi bắt gặp “cô gái quét dọn này”.
Cô đã tỉ mỉ nhặt lên và dọn dẹp từng mẩu thuốc lá cùng với những thứ rác bẩn khác bị mắc kẹt giữa các viên gạch trên một lối đi ở quận Trung Tâm của Hồng Kông.
Cô gái cho biết không ai yêu cầu cô làm vậy và cô chỉ nghĩ rằng ai đó nên nỗ lực để đảm bảo khu vực này luôn sạch sẽ.
Khi tôi hỏi tại sao cô lại quyết định tự nguyện gánh vác trách nhiệm này, cô nói: “Bởi vì tôi yêu đất nước mình và tôi muốn chắc chắn rằng đất nước mình được chăm sóc chu đáo”.
Tôi nhìn cô trong vài phút. Khóe mắt cảm thấy cay cay.

Những người biểu tình vào 3 giờ sáng

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đeo mặt nạ và mang theo tấm bảng trông giống như lá chắn ở Vượng Giác, Hồng Kông vào ngày 7/10. Các nhóm tin tặc trực tuyến ủng hộ những người biểu tình bằng cách thực hiện các cuộc tấn công vào hệ thống mạng của chính quyền Trung Quốc. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Sau khi báo cáo tin tức về tình hình biểu tình ở Hồng Kông vào lúc 3h sáng, Matt (nhà báo Matthew Robertson của Epoch Times) và tôi đi bộ về nhà qua một khu vực ánh sáng lờ mờ. Tại đây, chúng tôi nhìn thấy ba chàng trai đang đi về phía mình từ hướng ngược lại.
Họ đi ngang qua, và cả ba đều quay lại nhìn chúng tôi.
Lúc đầu, tôi thoáng có chút sợ hãi, sau đó tôi nghĩ “Ồ, tôi nên chụp ảnh họ”.
Matt có lẽ đã đọc được suy nghĩ của tôi nên anh đã hỏi họ bằng tiếng Trung xem họ có đồng ý cho chúng tôi chụp ảnh hay không. Họ trả lời rằng họ rất vui và sẵn lòng.
Chúng tôi hỏi họ đang làm gì và họ cho biết họ là tình nguyện viên tuần tra khu vực và bảo vệ những người biểu tình chống lại những tên côn đồ được thuê để gây sách nhiễu cho người biểu tình.
Thật bất ngờ đó là những gì được viết trên tấm bảng đeo trên người của họ bằng tiếng Trung.
Họ nói chuyện với chúng tôi một lát và sau đó chúng tôi lại tiếp tục đi.

Cảnh sát cười với người biểu tình

Người biểu tình ủng hộ dân chủ có một cuộc trò chuyện ôn hòa với cảnh sát Hồng Kông ở quận Trung Tâm vào ngày 05/10/2014. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Sau khi chứng kiến tình hình căng thẳng giữa sinh viên và cảnh sát chỉ một ngày trước đó, tôi tình cờ đi ngang qua một góc tối nơi có một vài người đang tụ tập.
Tôi quyết định đến nghe xem những gì đang diễn ra, và tôi thấy một số người biểu tình đang cười nói với một vài nhân viên cảnh sát.
Tôi không biết họ đang nói gì, nhưng xét toàn cảnh, dường như tất cả họ đã gạt sang một bên mọi sự khác biệt.
Tôi nghĩ họ có một điểm chung lớn: đó là tất cả những người Hồng Kông đều muốn tình hình được giải quyết trong hòa bình.

No comments:

Post a Comment