Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại thủ đô Washington, ngày 2/10/2014
VOA-15.10.2014
Hồi tuần trước, chính phủ của Tổng Thống Obama đã quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong một sự thay đổi về chiến lược đã được áp dụng từ sau chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định đó đã không chấm dứt cuộc tranh luận về vấn đề này liên quan tới vấn đề nhân quyền.
VOA-15.10.2014
Hồi tuần trước, chính phủ của Tổng Thống Obama đã quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong một sự thay đổi về chiến lược đã được áp dụng từ sau chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định đó đã không chấm dứt cuộc tranh luận về vấn đề này liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Trong một bài báo đăng trên trang mạng National Interest.org ngày 14/10, chuyên gia Đông Nam Á của Hội đồng Chính sách Đối ngoại, ông Joshua Kurlantzick, nói ông đồng ý với quyết định đó, nhưng cho rằng Washington nên thẳng thắn thừa nhận rằng quyết định đó dược dựa trên quyền lợi quốc gia, thay vì chống chế bênh vực quyết định của mình với lý do là Việt Nam đã đạt tiến bộ trong nỗ lực cải thiện nhân quyền.
Lý do, theo nhà nghiên cứu lão thành này, là vì Hà Nội không cải thiện nhân quyền, mà ngược lại, tình hình nhân quyền tại Việt Nam còn tệ hại hơn trong mấy năm gần đây, như chính phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận định trong phúc trình mới nhất, mà kết luận nêu lên “những vấn đề nhân quyền đáng kể nhất tại Việt Nam là những hạn chế nghiêm ngặt của chính phủ đối với các quyền chính trị của các công dân, nhất là quyền được thay đổi chính phủ, và những biện pháp nhằm giới hạn các quyền công dân, cũng như nạn tham nhũng trong hệ thống tư pháp và ngành cảnh sát”.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng thay đổi chính sách của Washington chỉ áp dụng cho các thiết bị phòng vệ liên quan đến an ninh hàng hải, phản ánh những cải thiện khiêm tốn về nhân quyền.
Ông Kurlantzick nói không có chứng cớ nào cho thấy nhân quyền đã được cải thiện ở Việt Nam, mà đây chỉ là một cái cớ được viện ra để đáp ứng yêu cầu của các nhà lập pháp Mỹ, những người đòi Washington phải gắn liền những bước siết chặt các quan hệ với Việt Nam với những tiến bộ về nhân quyền.
Ông Kurlantzick nói mặc dù ông nghĩ rằng Washington đã làm ngơ nhân quyền và việc cổ vũ cho dân chủ trong chiến lược xoay trục sang Đông Nam Á, ông tin rằng quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và siết chặt hơn nữa các quan hệ với Hà Nội là quyết định đúng vì những lý do sau đây:
Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay trinh sát P-3 Orion.
Thứ nhất, bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ giúp phe thân Hoa Kỳ củng cố vị thế so với phe thân Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa lúc phe thân Trung Quốc đã vấp phải khó khăn sau vụ giàn khoan 981 và các hành động gây hấn khác trong Biển Đông.
Thứ hai, theo ông, Hoa Kỳ nên xây dựng thêm quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, hướng tới một hiệp định liên minh quân sự chính thức với Hà Nội, và thuyết phục Việt Nam tăng cơ hội cho tàu bè Mỹ tiếp cận cảng Cam Ranh, tăng cường các chương trình huấn luyện cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam, đồng thời nâng cấp cuộc đối thoại thường niên về quốc phòng lên các cấp bậc cao hơn.
Nhà nghiên cứu này nói môt hiệp định quân sự với Việt Nam là thiết yếu đối với sự hiện diện của Mỹ tại Đông Á, nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải trong Biển Đông, và tìm các bến cảng mới cũng như các căn cứ cho hoạt động tương lai của quân đội Hoa Kỳ, giữa lúc các quan tâm về chính trị nội bộ ở Thái Lan và Nhật Bản có thể đe doạ các quan hệ quân sự với các nước này trong tương lai.
Ông Kurlantzick lập luận rằng đối với Việt Nam, các quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ sẽ cho phép Việt Nam hiện đại hoá nhanh chóng các thiết bị quân sự, bảo đảm các quan hệ thương mại rộng rãi hơn với Washington, và đảm bảo an ninh cho Việt Nam trước một nước Trung Quốc hung hăng hơn, đang tìm cách thôn tính Biển Đông, là điều mà ASEAN không thể cung cấp.
Ông Kurlantzick cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ nên dồn nỗ lực để thiết lập một hiệp định quân sự chính thức, vì quan hệ đối tác chiến lược đó thiết yếu cho quyền lợi quốc gia của cả hai nước, thay vì viện cớ Việt Nam đã cải thiện nhân quyền.
Nhưng một nhà bình luận của trang mạng The New Conservative, Daniel Larison, đã nhah chóng phản bác đề nghị liên minh quốc phòng Việt-Mỹ, ông cho rằng đây sẽ là một sai lầm lớn.
Ông nói liên minh chỉ có hại cho Mỹ, và buộc Washington phải bảo vệ thêm một chế độ cai trị độc tài khác nữa, bằng cách này hay cách khác, để chính quyền tiếp tục đàn áp người dân của chính họ. Ông còn cho rằng liên minh với Việt Nam sẽ làm cho khu vực bất ổn hơn nữa, và khiến Trung Quốc tăng cường các hành động khiêu khích Việt Nam.
Ông John Sifton, thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, tuần trước nói rằng quyết định của chính phủ Tổng Thống Obama phát đi một thông điệp tới đảng cầm quyền ở Việt Nam rằng bất chấp có cải cách hay không, Hà Nội cũng sẽ được đối xử như vậy, và đây không phải là loại thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Hà Nội.
Ông John Sifton, thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, tuần trước nói rằng quyết định của chính phủ Tổng Thống Obama phát đi một thông điệp tới đảng cầm quyền ở Việt Nam rằng bất chấp có cải cách hay không, Hà Nội cũng sẽ được đối xử như vậy, và đây không phải là loại thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Hà Nội.
Ông Sifton cho rằng quyết định bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ đã gạt sang một bên công sức và lòng can đảm của các nhà hoạt động ở Việt Nam, những người trông chờ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác gây sức ép buộc Đảng Cộng sản phải chấm dứt chính sách đàn áp có hệ thống và nghiêm túc thực hiện cải cách.
Nguồn: National Interest, The American conservative, HRW
Nguồn: National Interest, The American conservative, HRW
No comments:
Post a Comment